Huawei thất bại cay đắng ngay tại chính quê nhà Trung Quốc
Huawei không còn nằm trong top 5 nhà sản xuất smartphone hàng đầu tại Trung Quốc.
Ngay trước khi P50 series được chính thức ra mắt, dữ liệu thị trường mới nhất tại Trung Quốc cho thấy rằng nhu cầu đối với smartphone Huawei đã sụt giảm rất mạnh. Huawei đã không còn nằm trong top 5 nhà sản xuất smartphone hàng đầu tại Trung Quốc.
Theo báo cáo của IDC, số lượng smartphone xuất xưởng tại thị trường Trung Quốc đạt 78,1 triệu chiếc trong Q2/2021, giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Huawei là nhà sản xuất sụt giảm mạnh nhất, do chịu ảnh hưởng từ các đòn trừng phạt của Mỹ.
Video đang HOT
Điều bất ngờ là thương hiệu con của Huawei, Honor đã lần đầu tiên vượt mặt công ty mẹ của mình và lọt vào top 5. Lưu ý rằng Honor đã tách ra khỏi Huawei và hoạt động độc lập. Trong Q2/2021, Honor đã xuất xưởng 6,9 triệu chiếc smartphone, chiếm 8,9% thị phần.
Người giành được chiến thắng lớn nhất chính là Xiaomi, với thị phần 17,2% và tăng trưởng 47% so với cùng kỳ năm ngoái. IDC cho biết Xiaomi đã xuất xưởng 13,4 triệu chiếc smartphone tại thị trường Trung Quốc trong Q2/2021. Xiaomi đã tiếp tục đẩy mạnh các kênh bán lẻ và hấp thụ thị phần mà Huawei bỏ lại.
Dẫn đầu thị trường Trung Quốc vẫn là Vivo và OPPO, với lần lượt 18,6 triệu và 16,5 triệu smartphone xuất xưởng. Vivo tăng trưởng 23,6%, còn OPPO tăng trưởng 17,3% so với năm ngoái.
Khao khát gỡ bỏ lệnh cấm của Mỹ, Huawei chi hơn 1 triệu USD để vận động hành lang
Con số này cao gấp nhiều lần so với quý trước, khi Huawei chỉ chi 180.000 USD.
Theo thông tin từ SCMP, Huawei đã tăng chi tiêu cho các nhà vận động hành lang ở Washington trong quý vừa qua, khi lệnh cấm của Mỹ khiến công ty bị loại khỏi các dự án hàng tỷ USD mà Quốc hội có kế hoạch chi cho cơ sở hạ tầng viễn thông.
Huawei đã chi 1,06 triệu USD trong quý 2 năm 2021, tăng từ chỉ 180.000 USD trong quý 1 năm nay, theo tiết lộ được công bố hôm thứ Ba. Huawei chưa đưa ra phản hồi về việc này.
Huawei gần đây đã thuê ba công ty vận động hành lang mới, theo báo cáo được đệ trình lên Quốc hội.
Theo các hồ sơ vận động hành lang gần đây, Huawei đã thuê cựu Hạ nghị sĩ Lee Terry; Glenn LeMunyon, một cựu trợ lý của cựu thủ lĩnh phe đa số Tom DeLay; và Stephen Binhak, một cựu công tố viên trong cuộc điều tra của Whitewater đối với cựu Tổng thống Clinton. Cả ba đều điều hành công ty riêng của họ.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gia hạn lệnh hành pháp năm 2019 từ người tiền nhiệm Donald Trump, cấm các công ty Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông của những công ty bị coi là có nguy cơ gây ra rủi ro an ninh quốc gia, bao gồm cả Huawei.
Điều đó có nghĩa là nhà sản xuất thiết bị Trung Quốc sẽ không thể tham gia vào dự án 65 tỷ USD mà Quốc hội có kế hoạch chi cho việc mở rộng truy cập băng thông rộng như một phần kế hoạch cơ sở hạ tầng viễn thông của cả hai đảng trị giá 579 tỷ USD.
Năm ngoái, Quốc hội Mỹ cũng đã trích 1,8 tỷ USD để loại bỏ và thay thế bất kỳ thiết bị Huawei nào hiện đang được sử dụng. Ủy ban Truyền thông Liên bang đã phê duyệt chương trình vào đầu tháng này.
Huawei đe dọa 'ngôi vương' điện toán đám mây của Alibaba Hoạt động kinh doanh phần cứng gặp khó, Huawei tái tập trung vào thị trường điện toán đám mây Trung Quốc, đe dọa thị phần của "gã khổng lồ" Alibaba. Alibaba đã nhiều năm đứng đầu thị trường điện toán đám mây Trung Quốc, chiếm thị phần lớn gấp nhiều lần so với đối thủ đứng thứ hai - Tencent. Nhưng cả hai...