Huawei sắp phóng vệ tinh thử mạng 6G
Huawei và đối tác dự kiến phóng hai vệ tinh lên quỹ đạo vào tháng 7 nhằm thử nghiệm công nghệ mạng 6G, theo nguồn tin thân cận.
Đợt phóng vệ tinh là dự án hợp tác giữa Huawei, nhà mạng China Mobile và một công ty không gian nhà nước Trung Quốc, nhưng chưa có nhiều thông tin được hé lộ. Đây được coi là bước tiến lớn trong công nghệ lõi của Trung Quốc, theo bài viết của blogger Changan Shumajun, người được cho là có quan hệ chặt chẽ với Huawei.
Đại diện Huawei cho biết chưa nhận được thông tin nào như trên, trong khi China Mobile không bình luận.
Video đang HOT
Tên lửa mang vệ tinh 6G thử nghiệm của Trung Quốc trước đợt phóng năm 2019.
Ma Jihua, nhà phân tích công nghệ ở Bắc Kinh, cho rằng phóng vệ tinh là bước đi hợp lý trong bối cảnh Huawei đang thúc đẩy phát triển mạng 6G với tốc độ nhanh gấp 50 lần mạng 5G hiện nay. Các mạng 5G dựa vào trạm phát trên mặt đất, trong khi mạng 6G có tần sóng và băng thông lớn hơn, đòi hỏi sử dụng vệ tinh để kết nối.
Chủ tịch Huawei, Xu Zhijun, hồi đầu tháng 4 cho biết người khổng lồ công nghệ Trung Quốc sẽ triển khai mạng 6G từ năm 2030 và dự kiến sớm công bố sách trắng 6G để giải thích về nó. Huawei hồi năm 2019 từng đề xuất dự án phóng hơn 10.000 vệ tinh cỡ nhỏ để phủ sóng 6G toàn cầu.
Ma cho rằng tiềm năng của công nghệ 6G là điều mà không chính phủ hay doanh nghiệp nào có thể phớt lờ, dù nó mới trong giai đoạn phát triển sơ khai. Trung Quốc năm ngoái phóng vệ tinh thử nghiệm 6G đầu tiên trên thế giới, đánh dấu bước tiến mới trong nghiên cứu công nghệ liên lạc không gian tần số terahertz.
Huawei triển khai mạng 6G từ 2030
Eric Xu, Chủ tịch luân phiên của Huawei, tiết lộ hãng dự kiến triển khai công nghệ 6G trong 10 năm tới, với tốc độ gấp 50 lần 5G.
Huawei đang hứng chịu các lệnh trừng phạt và hạn chế từ phía Mỹ trong hai năm qua. Tuy nhiên, hãng công nghệ Trung Quốc vẫn đang trụ vững và tiếp tục duy trì tốc độ phát triển cũng như đầu tư mạnh cho R&D, nhất là trong lĩnh vực công nghệ mạng viễn thông.
Dù 5G vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm ở nhiều nơi trên thế giới, ông Eric Xu cho biết Huawei đã khởi động dự án 6G. Hãng cũng sẽ sớm xuất bản sách trắng 6G, cung cấp các chi tiết cần thiết về công nghệ cho các nhà quản lý và các đơn vị trong ngành.
Huawei hiện giữ vị thế dẫn đầu không thể phủ nhận về 5G. Hãng đang tiếp tục mở rộng thông qua nhiều đổi mới và ước tính 6G mang đến tốc độ kết nối nhanh gấp 50 lần 5G, đồng thời vượt trội so với 5G trong các chỉ số như tốc độ, độ trễ, mật độ lưu lượng, mật độ kết nối, tính di động và hiệu quả phổ tần.
Nhiều bên đã bắt đầu nghiên cứu 6G để không bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua kết nối.
Cuối năm 2020, Liu Lihong, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc cho biết nước này đang dần hoàn tất việc xây dựng hệ thống mạng 5G lớn nhất thế giới và bắt đầu lên kế hoạch cho mạng 6G vào năm 2029.
Trung Quốc đã tính đến việc xây dựng mạng 6G từ vài năm trước và thành lập nhóm Thúc đẩy Nghiên cứu và Phát triển Quốc gia về 6G năm 2019. Theo kỳ vọng, 6G ước đạt tốc độ 1 terabyte/giây, gấp 100 lần 5G và có thể tải hơn 142 giờ nội dung Netflix ở độ phân giải cao nhất trong một giây.
Với tốc độ kết nối cao chưa từng thấy, 5G và 6G sẽ làm thay đổi hoàn toàn cách con người và thế giới kết nối, nhất là trong lĩnh vực y tế, ôtô tự lái và nhà máy thông minh, trong khi AI và robot trở thành một phần thiết yếu của cuộc sống.
Trong khi đó, giữa tháng 2, Apple cũng đăng quảng cáo tuyển dụng kỹ sư phát triển 6G nhằm tự chủ công nghệ, tránh bị phụ thuộc vào các đối tác. Theo mô tả, các kỹ sư được tuyển dụng sẽ "nghiên cứu và thiết kế hệ thống truyền thông không dây thế hệ tiếp theo (6G) cho mạng vô tuyến" và "tham gia vào các diễn đàn công nghiệp, học thuật đam mê công nghệ 6G". Cuối năm 2020, Apple đã tham gia liên minh các công ty làm việc trên các tiêu chuẩn cho 6G và các công nghệ di động thế hệ tiếp theo.
Một năm 'đại nạn' của giới công nghệ Trung Quốc Không những trực tiếp hứng chịu "đại nạn" Covid-19, mà các đại gia công nghệ Trung Quốc trong năm 2020 còn phải liên tiếp trở thành nạn nhân của các cuộc chiến thương mại cũng như chính trị giữa các quốc gia như Ấn Độ hoặc Mỹ. Giới công nghệ Trung Quốc đã có một năm đáng quên với nhiều "đại nạn" Vào...