Huawei ‘lôi kéo’ các công ty bán dẫn về Trung Quốc
Huawei đang thu hút các chuỗi cung ứng bán dẫn đặt nhà máy tại Trung Quốc do ngày càng bị chính phủ Mỹ siết chặt.
Huawei muốn các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng liên quan đến mình phải thử nghiệm và đóng gói chip – công đoạn cuối cùng trong sản xuất linh kiện bán dẫn – tại Trung Quốc, sớm nhất cho đến cuối năm nay. Yêu cầu tương tự cũng áp dụng với các công ty sản xuất bảng mạch in dùng để gắn chip.
Huawei đang đẩy nhanh tiến trình nội địa hóa mảng bán dẫn sau lệnh cấm của Tổng thống Trump.
Bên cạnh đó, hãng cũng đang từng bước đưa thêm các nhà sản xuất nội địa vào chuỗi cung ứng của mình. Công đoạn này đã được hãng điện tử Trung Quốc thực hiện năm ngoái, nhằm đẩy mạnh sản xuất và tiến tới “nội địa hóa” hoàn toàn linh kiện bán dẫn trong nước. Hiện hãng chỉ sẵn sàng chấp nhận các nhà cung cấp mới làm đối tác nếu họ có sẵn nhà máy tại Trung Quốc.
Việc sản xuất chip bán dẫn hầu hết được thực hiện ở các khu vực như châu Âu, Nhật Bản, Đài Loan hoặc Hàn Quốc. Theo Nikkei, nhiều nhà cung cấp ở Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc đã nhận được yêu cầu từ Huawei.
Tuy nhiên, nỗ lực của Huawei đang gặp phải nhiều thách thức vì bất ổn kinh tế do Covid-19 gây ra, cũng như “vòng kim cô” ngày càng siết chặt của chính quyền Tổng thống Donald Trump. Nhiều công ty đang e ngại khi bắt tay với hãng điện tử Trung Quốc.
“Nhiều nhà cung cấp muốn đứng ở nơi an toàn thay vì chọn phương án táo bạo. Điều đó là dễ hiểu, nhất là khi nhu cầu hiện tại và tương lai đều không cao do dịch bệnh”, một giám đốc trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn tiết lộ. “Một số nhà cung cấp chuyên về thử nghiệm, đóng gói chip và sản xuất bảng mạch in đã giúp Huawei mở rộng công suất trong thời gian qua. Tuy nhiên, không phải ai cũng hưởng ứng lời kêu gọi của họ”.
Video đang HOT
Giám đốc một công ty khác trong chuỗi cung ứng cũng có ý kiến tương tự. “Có những nhà cung cấp muốn thực hiện các yêu cầu của khách hàng Mỹ, trong đó có việc sản xuất linh kiện bán dẫn bên ngoài Trung Quốc vì lý do an ninh. Những công ty này sẽ không chọn mở rộng công suất tại Trung Quốc”, người này nói.
Một nguồn tin thứ ba cũng nhận định, các chuỗi cung ứng sẽ không chọn cách mang nhà máy của mình tới Trung Quốc: “Chuỗi cung ứng rất phức tạp và đan xen nhau, như một củ hành tây khổng lồ. Huawei có thể bóc vỏ và tách một số lớp bên ngoài, tức có thể kêu gọi một số về Trung Quốc. Nhưng càng vào sâu bên trong, mọi thứ trở nên thử thách hơn rất nhiều”.
Ngoài ra, các nguồn tin khác trong ngành công nghiệp bán dẫn cũng nhận định tác động của chính quyền Trump là vấn đề không thể bàn cãi. Do đó, những doanh nghiệp muốn hợp tác với Huawei cần phải cân nhắc đến các yếu tố về bất ổn chính trị và cả suy thoái kinh tế.
Huawei bắt đầu nỗ lực nội địa hóa chuỗi cung ứng của mình từ 2018 sau khi ZTE bị Mỹ cấm vận. Quá trình được tăng tốc sau khi Giám đốc tài chính Mạnh Vãn Chu bị bắt tại Canada cuối năm đó.
Bên cạnh nội địa hóa, công ty cũng điều động hàng trăm kỹ sư thuộc các nhà máy, đồng thời thúc đẩy nghiên cứu nhằm giảm phụ thuộc doanh nghiệp nước ngoài. Hiện các nhà cung cấp ủng hộ Huawei có Jiangsu Changjiang Electronics Technology (JCET) và Xiamen Sanan Integrated Circuit – hai công ty sản xuất linh kiện bán dẫn và bảng mạch in hàng đầu Trung Quốc, được hỗ trợ bởi Quỹ đầu tư công nghiệp mạch tích hợp do Bắc Kinh chủ trì. Đây là dự án nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn – lĩnh vực được coi là “tối quan trọng” với Trung Quốc.
Quá trình nội địa hóa mảng bán dẫn của Huawei sẽ gặp phải thách thức ở nước ngoài. Một số bí quyết và nguyên liệu trong lĩnh vực này được nắm bởi các công ty Nhật Bản, chẳng hạn Ajinomoto Build Film (ABF) – chất nền quan trọng cho bộ xử lý cao cấp trên smartphone và máy trạm – đang thuộc sở hữu của Ajinomoto Fine-Techno. “Các nhà cung cấp và sản xuất của Nhật Bản sẽ không lập tức chuyển nhà máy sản xuất sang Trung Quốc, bởi cơ bản họ chưa có động lực nào để làm điều này”, một chuyên gia nhận định.
Chiu Shih-fang, nhà phân tích chuỗi cung ứng của Viện nghiên cứu kinh tế Đài Loan, nói rằng tham vọng của Huawei là khá rõ ràng, khi hãng muốn “kiểm soát và đảm bảo” nguồn cung chip để tránh bị bên ngoài tác động trong tương lai. “Tuy vậy, tình hình địa chính trị và đại dịch hiện tại khiến các doanh nghiệp đa dạng hóa cơ sở sản xuất. Đây có thể coi là thách thức cho các công ty nước ngoài nếu muốn chuyển đến Trung Quốc vì Huawei, nhất là khi họ chỉ tập trung đáp ứng cho một khách hàng”, Shih-fang nói.
Công ty Mỹ 'hoảng loạn' trước luật chống Huawei
Các nhà thầu của chính phủ Mỹ đang lo lắng khi luật Ủy quyền quốc phòng, trong đó buộc không dùng công nghệ từ Trung Quốc, sắp thành hiện thực.
Theo SCMP, đang có một sự "hoảng loạn thầm lặng" lan rộng ở Mỹ, khi các công ty nhà thầu cho chính phủ thuộc nhiều lĩnh vực trọng yếu, như hàng không vũ trụ, công nghệ, sản xuất xe hơi... đang sắp phải tuân thủ Phần B, Mục 889 của Luật Ủy quyền quốc phòng (NDAA).
Huawei đang bị Mỹ siết chặt, nhưng các công ty Mỹ cũng bị tác động lớn.
NDAA đã được chính phủ Mỹ thông qua đầu 2019, riêng Mục 889 có hai phần. Phần A đã áp dụng từ 13/8/2019, riêng Phần B dự kiến có hiệu lực từ 13/8 năm nay.
Đạo luật này quy định không cho phép bất kỳ nhà thầu nào thuộc các cơ quan liên bang Mỹ mua thiết bị công nghệ, viễn thông từ các công ty Trung Quốc, gồm Huawei, ZTE, Hytera, Hikvision và Dahua. Lệnh miễn trừ sẽ do một cơ quan chính phủ Mỹ xem xét "theo từng trường hợp cụ thể" trong thời gian hai năm, hoặc do giám đốc tình báo quốc gia duyệt.
Theo NDAA, các công ty sẽ không thể sử dụng công nghệ của doanh nghiệp từ Trung Quốc nếu muốn bán sản phẩm của mình cho chính phủ. Theo Bloomberg, hiện 100.000 nhà thầu Trung Quốc đang cung cấp hơn 598 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ trực tiếp cho chính phủ Mỹ vào năm ngoái, chưa kể các doanh nghiệp gián tiếp.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tiếp tục có những hành động mạnh tay nhằm "cắt đứt" các mối liên hệ giữa các công ty Mỹ với Huawei thời gian qua. Trong đó, mới nhất là quyết định cấm các doanh nghiệp sản xuất chip sử dụng công nghệ có nguồn gốc từ Mỹ làm ăn với Huawei.
David Hanke, người từng làm việc trong Quốc hội Mỹ và hiện là đối tác tại công ty luật Arent Fox, cho rằng các điều khoản trong Phần B, Mục 889, không có sự linh hoạt cho doanh nghiệp Mỹ. Đến tháng 8 tới, nếu muốn tiếp tục làm việc với các doanh nghiệp Trung Quốc như Huawei hay ZTE, họ cần được chính phủ cho phép. Tuy nhiên, điều này không hề dễ dàng.
Huawei và ZTE gần như không còn hiện diện nhiều tại Mỹ. Tuy nhiên, cả hai vẫn chiếm ưu thế rất lớn ở nhiều quốc gia khác trên thế giới. "Khó có thể tìm ra hệ thống nào không có công nghệ Huawei tại Trung Quốc, châu Âu và châu Phi. Thậm chí, một số nhà thầu cho chính phủ Mỹ đã mua sản phẩm nhưng không hề biết rằng chúng có sự tham gia của Huawei", Samantha Clark, cố vấn đặc biệt tại công ty luật Covington & Burling, cho biết.
Những tháng gần đây, hàng loạt các công ty lớn của Mỹ, như Lockheed Martin Corp, Amazon.com, Apple, 3M Corp và Ford Motor cố gắng thúc đẩy các nhà lập pháp và chính quyền Mỹ phải thay đổi hoặc sửa chữa một số điều khoản của NDAA, đồng thời muốn trì hoãn thời gian áp dụng luật nhằm đảm bảo các chuỗi cung ứng có thêm thời gian thích ứng. Tuy vậy, đây là nhiệm vụ cực kỳ khó khăn.
Các chuyên gia nhận định, nếu Phần B của NDAA được triển khai, rất nhiều doanh nghiệp có liên quan đến cung cấp dịch vụ cho chính phủ Mỹ và các cơ quan của nước này trên toàn cầu buộc phải tạm dừng công việc. Thực tế, công nghệ của Huawei hay ZTE đang tồn tại trên rất nhiều sản phẩm, từ nhà cung cấp dịch vụ Internet, trạm viễn thông, bộ định tuyến, thiết bị chuyển mạch... Nếu áp dụng luật, chúng sẽ bị loại bỏ. Tất nhiên, việc thay thế cần có thời gian, không phải một sớm một chiều.
Ví dụ, một công ty Mỹ có văn phòng ở London sử dụng dịch vụ của Royal Mail để vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, công ty chuyển phát này có thể sử dụng thiết bị mạng của Huawei. Điều này cũng sẽ vi phạm NDAA.
Điều khoản của phần B cũng có thể áp dụng với lĩnh vực khác. Chẳng hạn, một công ty dược phẩm có nhà máy ở Ấn Độ, chuyên cung cấp thuốc cho Bộ Cựu chiến binh Mỹ. Nhưng nếu công ty này sử dụng điện thoại của nhà mạng Bharti Airtel để liên lạc, họ có thể phạm luật, do hạ tầng của Bharti Airtel đang vận hành bằng thiết bị viễn thông do Huawei cung cấp.
Clark, người từng tham gia Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Thượng viện Mỹ, nói rằng, Quốc hội Mỹ bắt đầu có động thái bỏ qua định nghĩa về các mối quan hệ giữa các công ty nhằm linh động hơn trong việc áp dụng luật sau này. Tuy vậy, việc thảo luận đang "thực sự phức tạp".
Theo các nguồn tin, một số quan chức của chính quyền Mỹ nhận thức được những hậu quả tiềm tàng xảy ra với doanh nghiệp và chính phủ Mỹ nếu NDAA được áp dụng. Tuy vậy, họ đang không biết phải làm thế nào để ngăn chặn.
Trước khi luật chính thức có hiệu lực, chính quyền Trump sẽ phải ban hành các quy định để thực thi. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp có thêm thời gian để giải quyết vấn đề. Ngoài ra, Luật Quốc phòng Mỹ cũng cho phép các cơ quan thuộc chính phủ có thể cung cấp cho các doanh nghiệp tư nhân một lần miễn trừ để có thể làm việc với doanh nghiệp Trung Quốc trong danh sách cấm. Tuy vậy, một số luật sư cho rằng khả năng được thông qua không cao.
Cuối cùng, một số chuyên gia kỳ vọng chính quyền Trump hoặc Quốc hội có thể bị doanh nghiệp thuyết phục để sửa luật. Dù vậy, khả năng này đang bị bỏ ngỏ.
"Nếu mọi thứ quá phức tạp, có lẽ các nhà thầu Mỹ không nên tiếp tục làm việc với chính phủ", Clack nói.
Huawei đặt công ty trong 'tình trạng thời chiến' Nhà sáng lập Huawei, ông Nhậm Chính Phi, tuyên bố công ty trong "tình trạng thời chiến" từ đầu năm 2020 đến nay. Theo Wall Street Journal, hai Giám đốc điều hành cấp cao của Huawei mới đây đã tiết lộ hai thông tin quan trọng. Đầu tiên là việc sáng lập công ty Nhậm Chính Phi đã có một số cuộc họp...