Huawei ký kết hợp tác đào tạo nhân tài số cùng 2 trường đại học tại Việt Nam
Công ty TNHH Công nghệ Huawei Việt Nam (Huawei) chính thức ký kết ghi nhớ hợp tác (MOU) với Đại học Giao thông Vận tải (UTC) và Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (UNETI) về phát triển nhân lực ICT cho Việt Nam.
Sự kiện này nằm trong khuôn khổ các hoạt động của học viện ICT Academy của Huawei với mục tiêu xây dựng cầu nối cung – cầu cho các nhân tài, thúc đẩy sự chuyển đổi và nâng cấp nhân lực của ngành, nâng cao hiệu quả làm việc và cải thiện tỷ lệ việc làm trong ngành ICT tại các quốc gia trên thế giới và tại Việt Nam.
Lễ ký kết giữa Huawei Việt Nam và Đại học Giao thông Vận tải
Hiện nay, ICT đang có tốc độ phát triển nhanh chóng, trở thành nền tảng phát triển cho nền kinh tế, đồng thời cũng đem đến rất nhiều cơ hội việc làm. Tuy nhiên, nguồn nhân lực ICT đang được dự đoán có sự thiếu hụt mạnh mẽ tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) nói chung và Việt Nam nói riêng. Ước tính đến năm 2030, thị trường lao động của APAC cần 47 triệu lao động ICT lành nghề, trong đó nhu cầu của Việt Nam đạt 1,5 triệu. Sự thiếu hụt này xuất phát từ sự chênh lệch giữa yêu cầu về năng lực của doanh nghiệp với trình độ đáp ứng của nhân lực ICT sẵn có. Sự phát triển của các công nghệ mới nổi như 5G, IoT và AI cũng yêu cầu cao không chỉ về kiến thức, kỹ năng ICT mà còn là sự sẵn sàng cho xu hướng mới của các chính sách và công nghệ trong tương lai.
Trong bối cảnh đó, ngày 7/9 vừa qua, Huawei và Đại học Giao thông Vận tải (UTC) đã cùng ký kết ghi nhớ hợp tác (MOU) trong việc mang đến chương trình đào tạo các lĩnh vực Kết nối mạng, Điện toán đám mây và Bảo mật cho giảng viên tại các cơ sở. Thông qua chương trình hợp tác, trường Đại học UTC và Huawei cũng mang đến các khóa đào tạo ICT cấp ngành cho sinh viên của trường nhằm trang bị kỹ năng cho thế hệ lao động trẻ tương lai trước khi làm việc thực chiến.
Cũng trong khuôn khổ đầu tư phát triển nhân tài của Học viện Huawei ICT Academy tại Việt Nam, ngày 8/9, Huawei đã cùng đại học Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (UNETI) ký kết ghi nhớ hợp tác (MOU) với mục tiêu phát triển năng lực giảng viên của trường, cung cấp Chứng nhận Đào tạo ICT trong các lĩnh vực như Trí tuệ nhân tạo, Dữ liệu lớn, Internet vạn vật, Kết nối mạng, Điện toán đám mây và Bảo mật, Bộ định tuyến và Bộ chuyển mạch, Lưu trữ… và nâng cao kỹ năng cho sinh viên tại các cơ sở của UNETI.
Video đang HOT
Huawei còn trao cơ hội cho hàng ngàn sinh viên tại hai trường tham gia Ngày hội Việc làm Huawei, Cuộc thi Huawei ICT Competition, Chương trình Hạt giống cho Tương lai, nhằm mang lại những cơ hội việc làm và kinh nghiệm thực tiễn cho sinh viên Việt Nam.
Tại lễ ký kết MOU giữa Huawei với Đại học Giao thông Vận tải, ông David Wei, Tổng Giám đốc Huawei Việt Nam cho hay: “Những năm gần đây, giao thông vận tải thuộc nhóm tham gia tích cực vào quá trình chuyển đổi số. Huawei đã hợp tác với các đối tác hệ sinh thái để đưa ra giải pháp vận tải toàn diện và tích hợp sâu sắc công nghệ ICT như 5G, Điện toán đám mây, Dữ liệu lớn và Trí tuệ nhân tạo phù hợp với các kịch bản kinh doanh mới, nhằm nâng cao độ an toàn, xanh, hiệu quả và trải nghiệm của ngành vận tải. Hợp tác với UTC – đại học hàng đầu ngành giao thông vận tải – là bước quan trọng tiếp theo để đào tạo nên lực lượng nòng cốt tương lai dẫn dắt đà phát triển nhanh chóng của ngành này. Là nhà cung cấp cơ sở hạ tầng ICT và thiết bị thông minh hàng đầu thế giới, chúng tôi nhận thức được trách nhiệm đang gánh vác trong việc phát triển nhân lực ICT chất lượng cao cho các quốc gia”.
PGS.TS Nguyễn Thanh Chương, Phó Hiệu trưởng Đại học Giao thông Vận tải bày tỏ vui mừng với sự hợp tác cùng Huawei: “Trường luôn chú trọng quan hệ hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm triển khai các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là ICT. Cùng với Huawei, hai bên sẽ triển khai nhiều chương trình đào tạo về ICT hơn, một lĩnh vực đang được rất nhiều sinh viên quan tâm và mong muốn theo học”.
Lễ ký kết giữa Huawei Việt Nam và Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Tại lễ ký kết với trường Đại học UNETI, Tổng Giám đốc David Wei cũng chia sẻ: “Sự hợp tác này thể hiện tinh thần coi trọng và cởi mở đối với giáo dục ICT của ban giám hiệu nhà trường. Chúng tôi nhận thấy rằng ngoài ICT, trường còn cung ứng lượng lớn nhân tài trong lĩnh vực điện, tự động hóa… Những gì cần thiết cho ngành sản xuất hiện đại không còn đơn giản là lực lượng lao động phổ thông, mà là nhiều nhân tài chất lượng cao được tự động hóa, số hóa và thông minh hơn. Huawei, với bề dày kinh nghiệm chuyển đổi số trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau sẽ chia sẻ với các giảng viên, giúp sinh viên sớm tiếp cận với kinh nghiệm thực tiễn trong ngành để hội nhập nhanh nhất sau tốt nghiệp, đóng góp vào nền công nghiệp Việt Nam”.
TS. Phạm Thị Thu Hoài – Chủ tịch Hội đồng nhà trường UNETI chia sẻ đã rất ấn tượng với quá trình phát triển và cống hiến chung của Huawei trong suốt 35 năm qua trên toàn thế giới, đặc biệt là các đóng góp của Huawei trong việc phát triển hạ tầng viễn thông tại Việt Nam. Bà hy vọng nhà trường và Huawei sẽ cùng hợp tác để đào tạo nguồn nhân lực nhân tài ICT chất lượng cao vốn có vai trò rất lớn góp phần vào tăng trưởng kinh tế quốc gia.
Với vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp và các trường cao đẳng đại học trong việc hỗ trợ xây dựng hệ sinh thái nhân tài ICT, Học viện Huawei ICT Academy đã hợp tác cùng 1.971 trường đại học trên 110 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới. Hàng năm, Huawei ghi nhận được 150.000 học sinh sinh viên được đào tạo, trong đó có 17.000 chứng nhận chuyên gia ICT được cấp từ Huawei (HCIE). Tính đến năm 2021, chương trình đào tạo của Huawei đã thu hút 1,65 triệu người tham gia qua 397 khoá học trực tuyến về 20 lĩnh vực kỹ thuật của website Huawei Talent.
Bước tiếp theo trong chiến lược phát triển tài năng kỹ thuật số, Huawei đặt mục tiêu sẽ tiếp tục đầu tư 50 triệu USD vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhằm nuôi dưỡng hệ sinh thái 500.000 nhân tài trực tiếp hoặc gián tiếp cho tới năm 2026 thông qua các sáng kiến như Học viện Huawei ICT, Học viện Huawei ASEAN, sách trắng Digital Talent Insight, chương trình Hạt giống cho Tương lai…
Đà Nẵng sẽ dùng thử các giải pháp chuyển đổi số do Bkav phát triển
Theo biên bản ghi nhớ hợp tác mới ký kết, thời gian tới Bkav sẽ hỗ trợ Đà Nẵng triển khai dùng thử các giải pháp, ứng dụng chuyển đổi số, nền tảng Big Data xử lý và phân tích dữ liệu lớn.
Sở TT&TT thành phố Đà Nẵng vừa phối hợp với Bkav tổ chức hội thảo phương pháp luận về chuyển đổi số.
Đà Nẵng xác định chuyển đổi số là một trong những đột phá chiến lược để phát triển kinh tế xã hội. Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số - DTI do Bộ TT&TT thực hiện cho thấy, trong 2 năm 2020 và 2021, Đà Nẵng đều dẫn đầu cả nước.
Tuy nhiên, chuyển đổi số là nhiệm vụ lớn, là việc khó và phức tạp, nên cần nhiều hơn nữa các thảo luận để thống nhất phương pháp luận. Bởi vậy, Đà Nẵng tìm kiếm những đơn vị công nghệ uy tín, có kinh nghiệm để hỗ trợ quy hoạch, thiết kế, đưa ra các biện pháp và công cụ thực thi phù hợp, giúp thành phố chuyển đổi số thành công.
Chủ tịch Bkav Nguyễn Tử Quảng chia sẻ quan điểm về chuyển đổi số với các cơ quan, đơn vị tại Đà Nẵng (Ảnh: Hồ Xuân Mai)
Chia sẻ quan điểm về chuyển đổi số, ông Nguyễn Tử Quảng, CEO, Chủ tịch Bkav cho biết, đặc điểm của chuyển đổi số là thay đổi mọi hoạt động dựa vào công nghệ. Ngoài sự thay đổi tư duy của tổ chức, doanh nghiệp, các giải pháp công nghệ cho chuyển đổi số cũng mang tính quyết định.
"Làm chuyển đổi số cũng giống như quy hoạch và xây dựng khu đô thị với các toà nhà chọc trời, cần phải có kiến trúc, có thiết kế, có các biện pháp, công cụ thi công thích hợp. Đội ngũ thiết kế, đội ngũ thi công cần phải có năng lực và đặc biệt là chúng ta cần có một phương pháp luận rõ ràng. Hơn nữa, xây các công trình lớn thì không thể thiếu vị trí Kiến trúc sư trưởng", ông Nguyễn Tử Quảng cho hay.
Để giải quyết bài toán chuyển đổi số của Đà Nẵng, Bkav đã giới thiệu phương pháp luận "Data-Centric", lấy dữ liệu làm trung tâm. Đây cũng chính là triết lý để Bkav xây dựng và phát triển bộ giải pháp tổng thể các nền tảng chuyển đổi số Bkav DX.
Với phương pháp tiếp cận "Data-Centric", các cơ quan, tổ chức sẽ tập trung quy hoạch và thiết kế dữ liệu, sau đó sử dụng công cụ là các nền tảng cốt lõi của bộ giải pháp Bkav DX, kết hợp ứng dụng công nghệ mới, là có thể chuyển sang điều hành dựa trên số liệu. "Bkav DX có khả năng tùy biến cấu hình nhờ việc kết hợp 17 nền tảng, có thể đáp ứng tương đương với hàng ngàn phần mềm mà không cần phải lập trình nữa", đại diện Bkav cho biết thêm.
Tại hội thảo, Sở TT&TT thành phố Đà Nẵng và Bkav đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số tại Đà Nẵng giai đoạn 2022 - 2025.
Theo đó, Bkav sẽ hỗ trợ Đà Nẵng triển khai dùng thử các giải pháp, ứng dụng chuyển đổi số, nền tảng Big Data xử lý và phân tích dữ liệu lớn. Bkav cũng sẽ giúp tư vấn, cập nhật công nghệ số cho các cơ quan, doanh nghiệp tại Đà Nẵng để phục vụ giải quyết các bài toán lớn về chuyển đổi số.
Hợp tác với Bkav được kỳ vọng sẽ góp phần giúp Đà Nẵng đẩy nhanh hơn nữa quá trình chuyển đổi số, khai thác hiệu quả dữ liệu số để phục vụ tốt hơn người dân, doanh nghiệp trên địa bàn. Trước Bkav, Đà Nẵng cũng đã hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ lớn như Viettel, VNPT, FPT...
Ngoài ra, Sở TT&TT Đà Nẵng còn ký kết ghi nhớ với Công ty Trung Nam - đơn vị chủ sở hữu Đà Nẵng IT Park và Hội Tin học Việt Nam, với nội dung chính là đưa chuyên gia số toàn cầu về Đà Nẵng sống và làm việc; qua đó phát triển nhân lực công nghệ số, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số của thành phố.
Viettel IDC trở thành đối tác MSSP tiên phong tại Việt Nam của Palo Alto Networks Vào ngày 03/06/2022 vừa qua, Viettel IDC đã ký kết thoả thuận hợp tác, trở thành đối tác MSSP (Managed Security Service Provider) tiên phong tại Việt Nam của Palo Alto Networks - Công ty an ninh mạng hàng đầu thế giới. Với sự hợp tác này, Viettel IDC sẽ kết hợp sức mạnh của "tường lửa thế hệ mới" (Next Generation Firewall...