Huawei hút nhân tài để trở lại ‘ngai vàng’ smartphone
Người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi cho biết công ty đang ráo riết tuyển dụng nhân tài toàn cầu nhằm quay lại vị thế dẫn đầu thị trường di động.
“Huawei đang ở trong giai đoạn chiến lược quan trọng để tồn tại và phát triển, vì vậy, chúng ta phải có đủ tài năng cần thiết để làm điều đó”, ông Nhậm Chính Phi nói trong một cuộc họp nội bộ cuối tháng 8. “Chúng ta phải tuyển dụng người tài năng hơn mình. Các gói lương thưởng cũng phù hợp và cao hơn mặt bằng chung, như vậy mới có thể chọn được những tài năng tốt nhất”.
Nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi. Ảnh: Reuters
Ông Nhậm khẳng định dù bị Mỹ cấm vận vào năm 2019, công ty chưa bao giờ thay đổi chính sách về lương thưởng cho nhân viên. Theo báo cáo thường niên năm 2020, hãng hiện có 197.000 nhân viên trên toàn thế giới.
“Không có sự hỗn loạn nào trong công ty”, ông nói. “Thay vào đó, chúng ta giờ đây đoàn kết hơn bao giờ hết, thậm chí còn thu hút được nhiều nhân tài hơn”.
Người đứng đầu Huawei thừa nhận mảng di động gặp khó khăn lớn do tác động của Mỹ trong 2 năm qua. “Huawei giờ không còn tìm cách sử dụng những thành phần tốt nhất để tạo ra sản phẩm tốt nhất. Thay vào đó, công ty sử dụng những thành phần thích hợp để tạo ra sản phẩm chất lượng cao, giúp cải thiện lợi nhuận của công ty”, ông nói.
Huawei đang nỗ lực quay lại dẫn đầu thị trường di động Trung Quốc và thế giới. Hãng từng đạt thị phần cao nhất tại Trung Quốc và từng vượt qua Samsung để trở thành nhà sản xuất smartphone số một toàn cầu vào quý II/2020. Tuy nhiên, trước các lệnh cấm của chính phủ Mỹ, công ty hiện không còn góp mặt trong top 5.
Dù gặp khó khăn, hãng nhiều lần tuyên bố sẽ quay lại vị thế dẫn đầu thị trường di động. “Huawei sẽ tiếp tục tồn tại trong lĩnh vực điện thoại di động”, Chủ tịch Huawei Guo Ping cho biết trong một cuộc họp với nhân viên hồi giữa tháng 8. “Tôi kỳ vọng, khi năng lực sản xuất chip tăng lên, Huawei sẽ trở lại ngôi vương trên thị trường smartphone”.
Video đang HOT
Trong buổi gặp gỡ nhân viên, Nhậm Chính Phi cũng cho biết HiSilicon, công ty chuyên sản xuất linh kiện bán dẫn cho Huawei, vẫn được ưu tiên hàng đầu. Hãng đã đầu tư vào hơn 20 công ty liên quan đến chip trong cuộc chiến sinh tồn ở mảng này và sẽ tiếp tục làm điều đó trong tương lai.
“Chúng tôi cho phép HiSilicon leo lên đỉnh Himalaya, còn những mảng khác làm nhiệm vụ trồng khoai tây và gia súc, cung cấp thực phẩm cho người đang leo núi”, ông Nhậm ví von.
HiSilicon hiện chịu trách nhiệm thiết kế vi xử lý cho smartphone của Huawei và các thành phần cho trạm gốc 5G. Tuy nhiên, khi bị Mỹ ra lệnh cấm, công ty không còn sản xuất được sản phẩm hàng đầu và phải dùng công nghệ thấp hơn. Năm ngoái, Huawei thậm chí cân nhắc “khai tử” mảng chip di động do nguồn cung gặp khó khăn.
Nhà sáng lập Huawei nhấn mạnh tiếp tục phát triển mảng kinh doanh 5G và trí tuệ nhân tạo, đồng thời nỗ lực để đảm bảo vị trí dẫn đầu ở lĩnh vực mạng 6G tương lai.
“Huawei sẽ nghiên cứu về 6G nhanh nhất có thể và mục tiêu là đi đầu trong việc sở hữu sáng chế về mạng này”, ông nói. “Chúng ta sẽ không đợi đến khi 6G khả thi, mà phải đi trước thông qua các bằng sáng chế”.
Huawei hiện là nhà cung cấp thiết bị hạ tầng 5G lớn nhất thế giới và nắm giữ số bằng sáng chế tiêu chuẩn cần thiết (SEP) cho công nghệ 5G nhiều nhất. Mạng di động thế hệ thứ 6 (6G) hiện vẫn ở giai đoạn sơ khai. Tuy nhiên, công nghệ này hứa hẹn mở ra cánh cửa cho các ứng dụng sử dụng Internet tốc độ siêu cao, bao gồm trong các lĩnh vực nghiên cứu vũ trụ và khoa học Trái đất. Trung Quốc ưu tiên 6G là một trong những công nghệ nghiên cứu quan trọng, còn Mỹ và Nhật Bản cũng đang đổ tiền vào phát triển 6G sau khi tụt hậu về 5G.
Theo đánh giá của SCMP , bài phát biểu của Nhậm Chính Phi cho thấy công ty dường như đã chấp nhận khó khăn sau lệnh cấm của Mỹ và muốn tìm hướng đi mới. Công ty vừa trải qua một quý với doanh thu tệ nhất thập kỷ khi giảm 29,4% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 320 tỷ nhân dân tệ (49 tỷ USD).
Điều gì khiến nhân viên Huawei cống hiến không mệt mỏi?
Khởi đầu với số vốn ít ỏi 3.300 USD, người sáng lập Huawei - ông Nhậm Chính Phi đã làm thế nào để giữ chân những nhân sự cốt cán từ ngày đầu?
Huawei thành lập năm 1987 tại Thâm Quyến, trong thời kỳ Trung Quốc mở cửa với nền kinh tế thị trường. Ông Nhậm Chính Phi, cựu kỹ sư của quân đội nhân dân Trung Hoa đã trăn trở tìm đường sống cho đứa con tinh thần trước nhiều đối thủ mạnh, gồm các công ty công nghệ nước ngoài hay đơn vị có sự hỗ trợ của chính phủ.
"Văn hóa sói" nổi tiếng của Huawei
Theo tác giả Wang Yukun kể lại trong cuốn sách The hero of suffering Ren Zhengfei " (Tạm dịch: Nhậm Chính Phi, người anh hùng gian khó ), trong những ngày đầu khó khăn, ông Nhậm không thể trả đủ lương cho nhân viên. Tuy nhiên, ông vẫn quyết định thuê một chuyên gia từ Bắc Kinh với mức lương hậu hĩnh nhằm đầu tư vào nguồn lực cấp cao. Ông cấp nhà ở cho vị chuyên gia và thậm chí cho một trương mục tiết kiệm.
Đến năm 1993, sau khi công ty có được những thành quả đầu tiên, vị chuyên gia rời Huawei, mang theo những trụ cột về kỹ thuật và mở công ty riêng. Sự ra đi ấy khiến ông Nhậm một lần nữa suy ngẫm về vấn đề giữ chân nhân tài. Khi ấy, cha của ông, một cựu giáo viên đã nói một câu khiến ông thức tỉnh: "Ở đất nước này, ông chủ là người đầu tư nhưng người nhân viên phải nắm kho báu. Khi trở thành người giữ kho báu, họ sẽ có áp lực ràng buộc với tổ chức".
Nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi.
Kết quả là ông Nhậm đã chuyển đổi tiền lương và thưởng thành cổ phần. Sau này, phương thức ấy được định nghĩa thành ESOP - kế hoạch chia sẻ lợi cho nhân viên qua cổ phiếu thưởng, nhằm tăng sự gắn bó của nhân viên với Huawei.
Người đứng đầu Huawei từng chia sẻ, ban đầu ông không định nghĩa rõ ràng được chiến lược trên. Mô hình này có thể đã phổ biến tại phương Tây nhưng tại Trung Quốc, Huawei là một trong những công ty đầu tiên thực hiện những ưu điểm của việc định hướng công ty đi theo chủ nghĩa tư bản. Ông chỉ biết rằng đó chính là tinh thần của loài sói, điều đã làm nên "văn hóa sói" nổi tiếng của Huawei.
Trong tự nhiên, loài sói thường hoạt động theo bầy, cực kỳ nhạy bén trước con mồi và luôn đồng lòng bảo vệ nhau. Nhiều con sói sẽ quyết tâm nhập bầy hơn khi kho lương thực ngày càng mở rộng và mang lại nguồn thức ăn bền vững. Cũng giống như việc mọi nhân viên Huawei đều được hưởng cổ phần của công ty. Điều đó giúp họ nâng cao tinh thần trách nhiệm, san sẻ gánh nặng của tập thể và cùng nhau tiến xa hơn trong tương lai.
Theo "văn hóa sói", người chủ thật sự của Huawei hiện nay là các nhân viên. Ông Nhậm chỉ giữ 1,14% cổ phần, phần còn lại thuộc sở hữu toàn bộ nhân viên đang tận lực cống hiến cho công ty.
"Những bộ óc tài năng mới là điều làm nên sự giàu có của Huawei. Vì thế, họ phải nhận được phần thưởng xứng đáng. Tại Huawei, việc chia cổ tức giúp các tài năng được hưởng lợi từ những gì họ đóng góp, thúc đẩy họ sáng tạo và cống hiến", ông Nhậm nhấn mạnh.
Nỗ lực chiêu mộ và giữ chân nhân tài
Có một câu nói được lưu truyền tại Trung Quốc rằng, sông Hoàng Hà thay đổi dòng chảy sau mỗi 30 năm. Theo ông Nhậm, Huawei đã tồn tại 30 năm và đang bước vào chu trình chuyển mình để theo kịp sự thay đổi của thời đại, từ cấu trúc tổ chức đến cách chiêu mộ và giữ chân nhân tài.
"Chúng ta phải truyền năng lượng mới vào lực lượng lao động. Thế hệ nhân viên tài năng sẽ là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại. Họ phát triển bằng cách kế thừa những kiến thức và kinh nghiệm của người đi trước", ông Nhậm cho hay.
Bên trong trụ sở chính của Huawei tại Trung Quốc.
Nếu như ESOP chỉ dành cho nhân viên Huawei mang quốc tịch Trung Quốc, thì từ năm 2014, Huawei khởi động kế hoạch TUP - chia sẻ lợi nhuận và thưởng dựa trên hiệu suất công việc cho tất cả nhân viên nước ngoài.
Với chính sách TUP, Huawei vừa tránh tình trạng một số nhân viên nắm giữ cổ phiếu nhiều hơn nhưng lại đóng góp ít hơn, vừa tạo nên động lực để họ cùng nỗ lực cống hiến.
Không dừng lại ở đó, năm 2019, ông Nhậm đã mở chương trình "Kỳ tài trẻ" để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, nhằm xây dựng một lượng lực tinh nhuệ. Các tài năng trẻ đều lấy bằng tiến sĩ từ các trường đại học danh tiếng và nhận mức lương khoảng 129.000-288.000 USD/năm (tương đương 3-6 tỷ đồng). Trong khi mức lương bình quân của nhân viên Huawei rơi vào khoảng 95.000 USD (khoảng 2,2 tỷ đồng).
Ông Nhậm chia sẻ, chắp cánh cho những tài năng là sứ mệnh của Huawei. Từ các nhà khoa học, chuyên gia, các đơn vị nghiên cứu đến đội ngũ nhân viên cao cấp, họ đều được tôn trọng và lắng nghe. Họ được phát huy sự tự do trong nghiên cứu khoa học để mang lại những sáng kiến mới cho công ty.
Hơn 30 năm vươn ra thế giới, Huawei đã có mặt trên 170 quốc gia để phục vụ hơn 3 tỷ người. "Huawei thuộc về thế hệ tương lai, tôi chỉ là một lãnh đạo bù nhìn, là một pho tượng. Ước mong của tôi là một ngày được ngồi uống cà phê mà không ai để ý, và sẽ đến lúc tôi biến mất...", lãnh đạo 76 tuổi của Huawei nhấn mạnh.
Vì sao Huawei quyết giữ mảng smartphone? Ông Nhậm Chính Phi khẳng định Huawei có thể chuyển giao công nghệ 5G nhưng bán mảng smartphone thì không. Theo SCMP , ông Nhậm Chính Phi, người sáng lập kiêm CEO Huawei, tuyên bố sẵn sàng "chuyển giao" công nghệ 5G nhưng sẽ không bao giờ từ bỏ kinh doanh smartphone. "Chúng tôi có thể chuyển giao công nghệ 5G, nhưng sẽ...