Huawei đề xuất ký ‘thỏa thuận không gián điệp’ với Mỹ
Chủ tịch Huawei Lương Hoa cho biết công ty này sẵn sàng ký kết một ‘thỏa thuận không gián điệp’ với Mỹ trong bối cảnh nước Anh vẫn đang ‘lấn cấn’ trước Mỹ trong việc sử dụng công nghệ và thiết bị 5G của Huawei, tạp chí Forbes cho hay.
“Chúng tôi sẵn sàng ký thỏa thuận không thực hiện gián điệp với các quốc gia”, Chủ tịch Huawei Lương Hoa, ngày 4-6, phát biểu tại trụ sở tập đoàn ở TP Thâm Quyến về việc có hay không mở thỏa thuận với Mỹ.
Tháng 4-2019, tập đoàn này đã đề nghị ký “thỏa thuận không gián điệp” với Chính phủ Đức và cam kết Huawei sẽ không cài đặt bất kỳ phần mềm cửa hậu nào trong hệ thống mạng.
Tháng 5-2019, Thủ tướng Anh Theresa May, trong cuộc họp với Hội đồng An ninh, đã bác bỏ những mối quan tâm của nội các về việc cho phép Huawei đóng một vai trò hạn chế trong việc cung cấp mạng 5G.
Ông Trump đã cảnh cáo Anh rằng hợp tác an ninh và chia sẻ tình báo giữa hai nước có thể sẽ tổn thương nếu Anh cho phép Huawei tham gia mạng lưới 5G của mình.
Nước Anh vẫn còn khó xử với Mỹ về vấn đề Huawei.
Về phía Huawei, Ông Lương cũng thừa nhận rằng một “thỏa thuận không gián điệp” với Mỹ sẽ ít quan trọng và có mục đích thực tế hơn những nơi khác.
Video đang HOT
“Vì Mỹ đã không mua các sản phẩm từ chúng tôi”, ông Lương nói. “Không mua từ chúng tôi và có thể trong tương lai cũng vậy. Tôi không biết liệu có cơ hội nào để ký một thỏa thuận như vậy không.”
Chủ tịch Huawei Lương Hoa.
Ông Lương có ý nói đến Mỹ: “Không phù hợp để sử dụng các phương tiện chính trị để phá vỡ một ngành công nghiệp”.
Ông Lương còn cho biết về lâu dài, công ty sẽ phát triển hệ điều hành riêng tương tự như Android, theo đài NPR, nhưng việc này sẽ cần nhiều thời gian.
Huawei hiện đang tìm kiếm hỗ trợ từ chính quyền Bắc Kinh trong việc tháo gỡ tình huống khó khăn này, nếu không sẽ xuất hiện nguy cơ khiến một thập kỷ tăng trưởng hoàn hảo chấm dứt, theo Forbes.
Trước khi có các lệnh trừng phạt của Mỹ, Huawei đã tìm cách vượt mặt Samsung để giành vị trí hàng đầu trong doanh số điện thoại thông minh, ngay cả lấn át trong thiết bị mạng toàn cầu.
Các trang báo đều nhấn mạnh về tình hình có vẻ không sáng sủa đối với Huawei nhưng công ty này luôn phủ nhận. Huawei cho rằng giảm sút trong sản xuất điện thoại thông minh ở châu Á chỉ để phản ánh nhu cầu giảm.
Công ty đã duy trì vị trí dẫn đầu trước Apple trong quý 1-2019, nhưng các nhà phân tích đang tìm hiểu xem ảnh hưởng hậu trừng phạt trong quý 2 đối với Huawei sẽ như thế nào.
Theo Forbes, Chính phủ Trung Quốc đã nâng cao sự hỗ trợ, công bố các đề xuất trong quy định bảo đảm an toàn mạng và “danh sách đen” các nhà cung cấp nước ngoài.
Cả hai động thái được cho nhắm vào các công ty lớn của Mỹ có nguy cơ gây tổn hại cho hoạt động kinh doanh của Huawei như Google, Microsoft, Intel và Qualcomm, và cả nhà sản xuất chip ARM của Anh.
Bà May sẽ chính thức từ chức sau chuyến thăm của ông Trump, và có khả năng người thay thế bằng mọi cách sẽ đảo ngược quyết định đối với Huawei.
Giữa các biện pháp trừng phạt và áp lực chính trị, có vẻ như Mỹ sẽ đứng đầu cuộc chiến với Huawei, dù có hay không “thỏa thuận không gián điệp”.
Cho dù cản trở Huawei hay đảm bảo nhượng bộ thương mại song phương, nhưng Huawei rất quan trọng đối với Trung Quốc để không bị đánh bại.
Theo PLO
Huawei muốn bán 51% cổ phần công ty cáp viễn thông sau lệnh cấm của Mỹ
Theo Reuters, Huawei dự định bán 51% cổ phần tại Huawei Marine Systems, công ty con hoạt động trong lĩnh vực cáp viễn thông dưới biển.
Huawei dự định bán 51% cổ phần tại Huawei Marine Systems.
Thông tin về thương vụ được công bố bởi Hengtong Optic-Electric tại Sở Giao dịch chứng khoán Thượng Hải ngày 3/6. Hengtong Optic-Electric có trụ sở ở Giang Tô, Trung Quốc, dự kiến sẽ là bên mua cổ phần tại Huawei Marine Systems.
Hengtong cho biết 2 bên đã ký thỏa thuận sơ bộ về việc mua bán cổ phần. Tuy nhiên, giá trị của thương vụ không được công bố.
Huawei bán 51% cổ phần tại Huawei Marine Systems trong bối cảnh sức ép từ Mỹ ngày càng lớn. Hồi cuối tháng 5, Chính phủ Mỹ đưa Huawei vào danh sách các công ty bị cấm mua linh kiện và công nghệ Mỹ, khiến 2 mảng kinh doanh chính của công ty là thiết bị viễn thông và điện thoại thông minh (smartphone) gặp khó.
Hồi tháng 3, tờ Wall Street Journal dẫn lời giới quan chức an ninh Mỹ nói rằng các hệ thống cáp quang biển do Huawei xây dựng có thể bị ảnh hưởng bởi hoạt động gián điệp của Trung Quốc. Huawei đã bác bỏ cáo buộc này.
Huawei Marine được thành lập vào năm 2008 và là một liên doanh với Global Marine của Anh. Huawei Marine chuyên xây dựng các tuyến cáp quang dưới biển trên phạm vi toàn cầu. Tháng 8/2018, Huawei đã giành cổ phần đa số trong Huawei Marine (51%). Trong khi đó, Global Marine nắm 49% cổ phần trong Huawei Marine.
Theo báo cáo thường niên của Huawei, năm 2018, Huawei Marine đạt doanh thu 394 triệu Nhân dân tệ (tương đương hơn 57 triệu USD), lợi nhuận ròng 115 triệu Nhân dân tệ (hơn 16,65 triệu USD).
Theo vietnamfinance
Không phải Huawei, Google mới là 'gián điệp' và nghe lời chính phủ Đó là một trong những bình luận trên fanpage của Google những ngày qua. Không ít người đã lên án Google vì theo lệnh ông Trump và luôn tìm cách thu thập thông tin cá nhân. Ngày 19/4, thông tin Google đình chỉ các hoạt động kinh doanh với Huawei, bao gồm chuyển giao phần cứng, phần mềm và dịch vụ kỹ thuật...