Huawei đầu tư vào công ty khởi nghiệp bán dẫn Vecesite
Công ty con của Huawei, Hubble hoạt động trong lĩnh vực đầu tư phát triển chip VCSEL (tạm dịch: “Laser phát ra bề mặt khoang dọc”) gần đây đã đầu tư vào một công ty khởi nghiệp bán dẫn có tên Vecesite.
Huawei muốn thúc đẩy việc sản xuất chip bán dẫn tại Trung Quốc
Theo Gizmochina, hoạt động này diễn ra trong bối cảnh Huawei đã mất nguồn cung chip từ TSMC sau khi chính phủ Mỹ thi hành lệnh trừng phạt mới. Kể từ đó, công ty đã nỗ lực tìm kiếm các lựa chọn thay thế đồng thời thúc giục các công ty bán dẫn Trung Quốc đẩy mạnh phát triển.
Video đang HOT
Hubble cũng từng đầu tư vào hai công ty bán dẫn địa phương tại Trung Quốc. Về cơ bản, đây là một động thái rõ ràng của Huawei nhằm tăng cường sự tự lực và nguồn cung ứng sản phẩm địa phương của Trung Quốc thay cho các bộ phận do Mỹ sản xuất. Do đó, Vecesite có thể là một sự bổ sung khác cho chiến lược khuyến khích các nhà sản xuất chất bán dẫn địa phương này.
Đáng buồn, số tiền đầu tư chính xác và tỷ lệ sở hữu cổ phần hiện chưa rõ, chỉ biết rằng một khoản đầu tư lớn đã được Hubble thực hiện. Vecesite chuyên phát triển chip VSCEL công suất cao và tốc độ cao trong phạm vi từ 650nm đến 1.000nm. Những con chip này có nhiều ứng dụng, bao gồm cảm biến quang học trong các lĩnh vực y sinh, công nghiệp, ô tô và các sản phẩm tiêu dùng.
Các sản phẩm của Vecesite thậm chí còn có các ứng dụng 3D, công nghệ dựa trên nhận thức, thực tế ảo tăng cường và giao tiếp quang tốc độ cao. Công ty bán dẫn thậm chí còn có các công ty con ở Mỹ và Đài Loan, với nhiều thành viên phòng thí nghiệm từ các tổ chức nổi tiếng như Đại học Stanford. Mặc dù Vecesite không phải là lựa chọn thay thế trực tiếp cho TSMC trong việc cung cấp chip di động cho Huawei nhưng công ty đã hứa hẹn trong nhiều lĩnh vực khác mà nhà cung cấp smartphone có thể tham gia trong tương lai. Một khoản đầu tư dài hạn cũng có thể giúp thúc đẩy Vecesite sản xuất bộ xử lý smartphone, nhưng nhìn chung đó chỉ là suy đoán ở thời điểm hiện tai.
Trung Quốc đầu tư 2,2 tỷ USD cho công ty sản xuất chip trong nước để 'cứu' Huawei
Khoản đầu tư này được tiết lộ ngay sau khi Mỹ công bố những hạn chế mới đối với công ty công nghệ Huawei
SMIC - tập đoàn sản xuất chip đến từ Trung Quốc
Tập đoàn sản xuất chip SIMC vừa nhận được một khoản đầu tư khổng lồ lên đến 2,2 tỷ USD từ nhà nước Trung Quốc. Khoản đầu tư này được tiết lộ ngay sau khi Mỹ công bố những hạn chế mới đối với công ty công nghệ Huawei. Những hạn chế mới mà Mỹ đưa ra càng gây thêm khó khăn cho Huawei khi mà giờ đây các công ty sản xuất chip sử dụng công nghệ, phần mềm của Mỹ trong việc sản xuất cũng sẽ phải xin giấy phép trước khi hợp tác với Huawei.
Theo những thông báo từ SMIC, họ sẽ nhận được một khoản đầu tư từ quỹ "Big Fund", đây là quỹ tiền do chính phủ Trung Quốc hỗ trợ các công ty chip trong nước. Khoản đầu tư này sẽ đưa vốn đăng ký của công ty từ 3,5 tỷ lên thành 5,5 tỷ USD. Tuy vậy, quyền sở hữu cổ phần của SMIC cũng giảm từ 50,1% xuống còn 38,5%.
Thông thường, nhà máy của SMIC có công suất sản xuất 6000 chip 14nm mỗi tháng. Trong thời gian tới SMIC dự kiến sẽ đặt mục tiêu cao hơn là 35.000 sản phẩm/1 tháng. SMIC đã bắt đầu sản xuất số lượng lớn chip 14nm vào cuối năm ngoái. Theo những số liệu thu thập được từ tuần trước, các giám đốc điều hành của công ty cho biết các đơn đặt hàng chip 14nm chiếm 1,3% doanh thu quý 1 năm 2020 của công ty.
TSMC đối thủ của SMIC đã sản xuất thành công chip 7nm và đang trên đường phát triển chip 5nm. Hiện tại những con chip cao cấp của Apple, Huawei và Qualcomm đều dựa vào những quy trình 7nm và 5nm.
Những quy định mới của Bộ Thương mại Hoa Kỳ tác động trực tiếp vào mối quan hệ giữa TSMC và Huawei bằng cách cắt đứt quyền sử dụng các công cụ sản xuất chip do Hoa Kỳ sản xuất. SMIC cũng phụ thuộc rất nhiều vào các công nghệ sản xuất chip của Mỹ nên nhiều khả năng công ty này cũng sẽ bị ảnh hưởng do các quy định mới mà Mỹ đưa ra.
Mỹ sắp nới lỏng một số hạn chế với Huawei Việc đưa Huawei vào 'danh sách đen' khiến cho nhiều công ty công nghệ Mỹ gặp khó khi muốn phát triển công nghệ mạng 5G. Bộ Thương mại Mỹ vào ngày 15/6 đã xác nhận Mỹ sẽ sớm nới lỏng một số hạn chế đối với Huawei, cho phép công ty Mỹ làm việc với Huawei để tạo dựng tiêu chuẩn cho thế...