Huawei đã rơi vào cuộc chiến công nghệ của Mỹ như thế nào?

Theo dõi VGT trên

Nhà sáng lập Huawei xác định phải chinh phục thị trường Mỹ trước khi trở thành một tập đoàn toàn cầu thực sự. Tuy nhiên, kế hoạch này đã vấp phải trở ngại lớn.

*Đây là nội dung đăng tải trên tờ South China Morning Post, Zing lược dịch.

Ren Zhengfei (Nhậm Chính Phi) – nhà sáng lập Huawei, người đã học tập cách quản lý của những gã khổng lồ công nghệ – đã cố gắng phát triển tại thị trường Mỹ từ đầu những năm 2000, nhưng vấp phải sự phản đối từ các nhà lập pháp – những người cho rằng công ty này nằm trong kế hoạch tình báo mở rộng của chính phủ Trung Quốc.

Những “quả ngọt” đầu tiên trên đất Mỹ

Tháng 1/2018, Huawei cảm thấy những nỗ lực của mình đã kết trái.

Giám đốc sản phẩm tiêu dùng – ông Richard Yu – là diễn giả quan trọng tại triển lãm công nghệ CES tại Las Vegas. Tại đây, ông Yu định công bố rằng Tập đoàn viễn thông AT&T của Mỹ sẽ sớm phân phối điện thoại của Huawei – thỏa thuận có thể đem lại cho 100 triệu người dùng Mỹ lựa chọn sử dụng sản phẩm và gói dịch vụ viễn thông của thương hiệu này.

Tuy nhiên, vài ngày trước tuyên bố chính thức, AT&T bị các nhà lập pháp “giật dây” để cắt đứt quan hệ với Huawei, và rút khỏi thỏa thuận.

Vài tiếng sau đó, ông Nhậm nhắn tin cho tờ SCMP nói rằng Huawei “lại bị tổn hại”. Trong buổi diễn thuyết vào ngày thứ 2 của triển lãm công nghệ, ông cho rằng đây là “tổn thất lớn” với Huawei, nhưng còn lớn hơn cho người tiêu dùng Mỹ khi họ không có thêm lựa chọn là thiết bị của công ty này.

Với giới phân tích, vụ việc là dấu hiệu cho thấy Mỹ kiên quyết không để Huawei bước vào thị trường nước này. Với ông Nhậm, đó là một động thái khó hiểu, ngược với thế mạnh của Mỹ, không chỉ trong công nghệ, mà còn trong chính sách phân lập quyền lực.

Theo World Bank, GDP của Trung Quốc tăng 40 lần trong 3 thập kỷ, tạo ra những tập đoàn công nghệ lớn như Huawei, Tencent, AlibabaDJI. Trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, điển hình là đế chế Huawei, động thái mâu thuẫn này của Mỹ là khó tránh khỏi.

Năm 2017, Tổng thống Donald Trump đẩy mạnh cuộc thương chiến Mỹ – Trung, gồm tiền tệ và công nghệ, trong đó có án phạt 1,19 tỷ USD cho ZTE – đối thủ của Huawei, cũng được xem là đòn cảnh cáo hướng đến Huawei.

Mỹ xem Huawei là mối nguy cho an ninh quốc gia và các nước đồng minh. Trong khi đó, Bắc Kinh và Huawei lại xem động thái của Washington nhắm đến việc hạ bệ một gã khổng lồ công nghệ mới nổi.

Bảy tháng sau vụ việc với AT&T, Washington cấm các cơ quan chính phủ mua thiết bị và sử dụng dịch vụ của Huawei. Bốn tháng sau đó, Giám đốc tài chính của công ty và cũng là trưởng nữ của ông Nhậm – bà Mạnh Văn Chu – bị bắt ở Canada do cáo buộc gian lận tài chính từ Mỹ.

Huawei đã rơi vào cuộc chiến công nghệ của Mỹ như thế nào? - Hình 1

Richard Yu, CEO Tập đoàn Tiêu dùng Huawei trong bài phát biểu trong cuộc họp báo mở đầu triển lãm IFA tại Berlin, Đức (tháng 9/2019).

Video đang HOT

Trong năm 2019, Mỹ và Huawei liên tục rơi vào các vụ kiện tụng. Đòn giáng mạnh nhất lên tập đoàn này là vào tháng 5/2019, khi bị Washington cho vào danh sách đen thương mại cấm giao dịch với các tập đoàn Mỹ. Điều này đồng nghĩa với việc công ty Trung Quốc này không tiếp cận được các dịch vụ của Google, kể cả hệ điều hành Android. Đồng thời, việc bán smartphone Huawei ngoài lãnh thổ Trung Quốc từ đây gặp nhiều bất lợi, khi người dùng không thể sử dụng Google, Gmail, YouTube…

Rạn nứt giữa Huawei và Mỹ còn đến từ mạng 5G – được ấn định ra mắt trong năm nay. Huawei là một trong những nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và cũng là một trong những đơn vị tiên phong phát triển 5G.

Trong khi đó, đây là lĩnh vực Mỹ không có đại diện đủ mạnh, khiến đất nước siêu cường không thoải mái với Trung Quốc, khiến Huawei trở thành “gai trong mắt” của Mỹ. Từ đó, “thiết bị của Huawei không an toàn” trở thành lý do, thông điệp được truyền thông rộng rãi, và là nguồn cơn của những kiện tụng nhiều năm qua.

Vết rạn nứt đầu tiên trong mối quan hệ Mỹ và Huawei

Năm 2001, Charlie Chen – một lãnh đạo của Huawei Huawei – mở văn phòng đầu tiên tại Mỹ, nhưng gặp khó khăn trong việc hoạt động và thu hút người dùng viễn thông của quốc gia này. Lúc bấy giờ, phần lớn người Mỹ thậm chí còn chưa từng nghe đến hay biết cách phát âm cái tên “Huawei”.

Tuy nhiên, chuỗi ngày của Huawei tại thị trường Mỹ không mấy thuận lơi. Năm 2003, ngay trước khi ký hợp đồng với tập đoàn 3Com của Mỹ – đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm kết nối công nghiệp như router hay thiết bị chuyển mạch, Huawei vướng vào cáo buộc sao chép mã nguồn từ phần mềm router của Cisco, hay tranh chấp với Motorola. Năm 2015, sau 4 năm mở cửa hàng tại Mỹ, Huawei dính vào bê bối với cáo buộc có “quan hệ chặt chẽ với quân đội Trung Quốc”, đồng thời, được hậu thuẫn bởi Bắc Kinh.

Huawei đã rơi vào cuộc chiến công nghệ của Mỹ như thế nào? - Hình 2

CEO Huawei – ông Ren Zhengfei (Nhậm Chính Phi) – phát biểu ở một phiên thảo luận trong cuộc họp thường niên của WEF tại Davos.

Huawei không ngừng bác bỏ những cáo buộc này. “Nếu Nhậm Chính Phi bị gây áp lực phải tham gia hoạt động gián điệp, ông ấy sẵn sàng đóng cửa công ty”, John Suffolk – Phó chủ tịch cao cấp phụ trách an ninh mạng của Huawei nói về nhà sáng lập của hãng. Năm 2019, Nhậm Chính Phi cũng tuyên bố không bao giờ chia sẻ dữ liệu nhạy cảm của khách hàng với Chính phủ Trung Quốc.

Năm 2008, nỗ lực trở thành cổ đông 3Com của Huawei cũng thất bại khi bị cáo buộc mối liên hệ giữa Huawei và quân đội Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo giới quan sát, vụ việc bị coi là “giọt nước tràn ly” với Washington là vào năm 2010, khi Huawei nỗ lực giành được hợp đồng nâng cấp mạng lưới di động cho công ty viễn thông Sprint của Mỹ.

Bill Plummer – Phó giám đốc Đối ngoại của Huawei tại Mỹ từ năm 2010 cho đến khi bị chấm dứt hợp đồng vào năm 2018 – viết trong hồi ký: “Các chính trị gia vốn không ưa Trung Quốc, bị kích động bởi các quan chức ngành an ninh và tình báo cũng như những đối thủ của Huawei, đã tổng tấn công vào thương hiệu này một cách công khai và mạnh mẽ suốt mùa thu năm 2010″. Sự hiểu lầm kéo dài, văn hóa cực đoan đã khiến nhiều thông tin thiếu chính xác trở thành “sự thật” tại Mỹ.

Để chứng minh sự minh bạch, thương hiệu này đề nghị giao thiết bị qua bên thứ ba – cũng là đơn vị thực hiện kiểm toán độc lập với phần cứng, hệ điều hành và phần mềm trước khi chuyển đến Sprint.

Đồng thời, Huawei thuê Cohen – tập đoàn do cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ William Cohen sáng lập – để đàm phán với Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ. Từ đó, hãng công nghệ Trung Quốc tuân theo cách thức phân phối thiết bị, dịch vụ phù hợp với thị trường Mỹ.

Tuy nhiên, sau đó, khi Huawei ra tuyên bố đơn vị thứ ba mà hãng chọn là Amerilink, cuộc đàm phán với Tập đoàn Cohen và Washington cũng được đặt dấu chấm hết. Chính quyền Washington cho rằng Huawei và có mối quan hệ mật thiết Amerilink.

“Bất chấp sự thành thật, thiện chí của Huawei, Amerilink trở thành cột thu lôi, hứng chịu cơn thịnh nộ của các chính trị gia và công ty đối thủ, nhằm phá vỡ hợp đồng giữa Huawei và Sprint” – Plummer viết trong cuốn tự truyện của mình.

Amerilink có thể là nước đi sai lầm của Huawei trong bàn cờ thế với chính quyền Mỹ vào thời điểm đó.

Năm 2011, Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) – cơ quan giám sát giao dịch đầu tư từ nước ngoài để đảm bảo không làm nguy hại đến an ninh quốc gia – yêu cầu Huawei ngừng việc mua một startup có tên 3 Leaf Systems. Lý do được đưa ra là, Huawei không thông báo rộng rãi về thương vụ này, và đây là một “vi phạm nghiêm trọng”. Trong khi đó, tập đoàn Trung Quốc cho rằng thương vụ quá nhỏ để phải thông tin rộng rãi.

Tiếp đến, 10/2012, Ủy ban Tình báo Mỹ công bố một báo cáo là kết quả cuộc điều tra kéo dài 1 năm về Huawei và ZTE, khẳng định hai công ty tiềm ẩn nguy cơ về mặt quốc phòng, do thiết bị có thể nghe lén, theo chỉ thị của Chính phủ Trung Quốc.

Báo cáo còn đề nghị Mỹ ngăn chặn các hoạt động sáp nhập hay mua lại liên quan đến hai công ty Trung Quốc, đồng thời khuyến nghị chính phủ Mỹ không sử dụng thiết bị của Huawei và ZTE.

Huawei nhiều lần khẳng định mối quan hệ với Bắc Kinh là “không có gì khác biệt” so với các công ty tư nhân khác tại quốc gia tỷ dân này.

“Giống các công ty công nghệ hoạt động tại Trung Quốc, trong đó có cả doanh nghiệp nước ngoài, Huawei được hưởng một số chính sách hỗ trợ từ Chính phủ” – Karl Song, Phó giám đốc bộ phận truyền thông tập đoàn, nói trong một tuyên bố. “Nhưng chúng tôi không nhận đãi ngộ đặc biệt nào”, ông khẳng định.

Với những căng thẳng giữa Mỹ và Huawei, ông Nhậm – người đứng đầu tập đoàn Trung Quốc, đồng thời, cũng là người thường xuyên công khai bày tỏ sự ngưỡng mộ với văn hóa kinh doanh của Mỹ, sử dụng sản phẩm của đối thủ Apple – cho rằng cuộc chiến này không có tính chất đại diện cho toàn thể quốc gia.

“Lệnh trừng phạt do một nhóm người tương đối nhỏ đưa ra. Họ không đại diện cho người dân hay các công ty Mỹ” – ông nói với SCMP.

Trung Quốc có thể thắng thế trong cuộc chiến công nghệ với Mỹ

Sau hàng loạt đòn trừng phạt của Mỹ lên các công ty công nghệ, Trung Quốc vẫn không lép vế trong cuộc chiến giành vị trí thống trị công nghệ toàn cầu.

Tháng 7, sau khi Anh tuyên bố không cho phép Huawei tham gia xây dựng mạng viễn thông 5G tại nước này, nhiều người xem đây là thành công của chính quyền Tổng thống Donald Trump trong nỗ lực vận động hành lang đồng minh thân cận nhất của mình. Các quốc gia khác, như Australia và Nhật Bản, cũng đồng loạt ra lệnh cấm nhắm vào Huawei, với chung lý do lo ngại về mối đe dọa an ninh quốc gia giống Washington.

Tuy nhiên, phần lớn các quốc gia khác vẫn chào đón công nghệ của hãng này. Huawei hiện giành được thị trường tại hơn 170 quốc gia, trong đó có nhiều lãnh thổ ở châu Âu. Thậm chí, Canada vẫn chưa bị thuyết phục với ý tưởng nói "không" với công ty được cho là có liên hệ với chính phủ Trung Quốc.

Theo The Hill, Mỹ phải đón nhận thực tế rằng Trung Quốc có thể thắng thế trong cuộc chiến xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ trên thế giới.

Trung Quốc có thể thắng thế trong cuộc chiến công nghệ với Mỹ - Hình 1

Trung Quốc đang có những chiến dịch cụ thể nhằm thống trị công nghệ toàn cầu.

Con đường tơ lụa kỹ thuật số

Trung Quốc đang nỗ lực thống trị công nghệ qua chương trình Con đường tơ lụa kỹ thuật số (Digital Silk Road - DSR), trong khuôn khổ một chiến dịch lớn hơn mang tên Sáng kiến Vành đai và Con đường. Khởi xướng từ năm 2015, DSR là một chương trình nghị sự khu vực kinh tế tư nhân được chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn nhiệt tình, với mục tiêu bành trướng sức mạnh kỹ thuật số của Trung Quốc tới các quốc gia khác, qua đó củng cố vị thế của nước này trên khía cạnh thương mại và chính trị.

DSR đáp ứng nhu cầu kết nối từ châu Á sang châu Phi và đến châu Mỹ Latin. Các công ty Trung Quốc đã xây dựng phần lớn nền tảng kỹ thuật số của thế giới, bao gồm cáp quang và hệ thống mạng viễn thông. Nhiều trung tâm dữ liệu được xây dựng, đồng thời Trung Quốc triển khai các dự án về giáo dục thông minh và giám sát trực tuyến. Đại dịch toàn cầu thậm chí mang lại cơ hội cho các công ty Trung Quốc tăng tốc phát triển lĩnh vực chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số. Cả Huawei và Alibaba đều chia sẻ hệ thống phát hiện virus corona ra nước ngoài.

Trung Quốc hỗ trợ nhiệt tình ý tưởng mở rộng tầm ảnh hưởng này. Thực tế, Huawei dễ dàng chạm tới thành công nhờ hạn mức tín dụng do chính phủ quê nhà hậu thuẫn, có thời điểm lên tới 100 tỷ USD, đảm bảo hãng này có thể đánh bật mọi đối thủ không chỉ về khía cạnh giá cả mà còn về lĩnh vực Nghiên cứu và Phát triển. Chính phủ Trung Quốc hỗ trợ các quốc gia khác những khoản vay hàng tỷ USD dưới danh nghĩa viện trợ phát triển để các quốc gia này mua công nghệ của Trung Quốc. Đó chính là tác động tích cực của chương trình DSR đối với cơ sở hạ tầng kỹ thuật số toàn cầu. Thậm chí Liên hợp quốc đang tham khảo chương trình này như một kế sách thúc đẩy các mục tiêu phát triển bền vững của mình.

Các công ty công nghệ Mỹ cũng đang làm rất tốt - Microsoft và Alphabet có giá trị hơn nhiều so với Alibaba hay Tencent. Tuy nhiên, trong cuộc chạy đua giành lấy thị phần thế giới, hội đồng quản trị của nhiều công ty Mỹ chỉ đơn giản không muốn đầu tư vào các quốc gia nằm ngoài thị trường đồng minh hay thị trường phương Tây cốt lõi của mình. Hiện tại thị phần trên phạm vi toàn cầu của Oracle, một trong những gã khổng lồ công nghệ của Mỹ, chỉ bằng một phần ba Huawei.

Trên phương diện thương mại, ở hầu hết thị trường, các công ty phương Tây đang bị lu mờ bởi những đối thủ đến từ Trung Quốc. Đây là điều đáng lo ngại với Mỹ, khi xét đến mục tiêu Trung Quốc muốn thực hiện nhờ vào ưu thế công nghệ của mình.

Tiêu chuẩn công nghệ toàn cầu của Trung Quốc

Cuối năm nay, kế hoạch "Tiêu chuẩn Trung Quốc 2035" dự kiến được công bố, với mục đích thiết lập bộ tiêu chuẩn toàn cầu cho các công nghệ đang phát triển như Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo và 5G trong 15 năm tới.

Với lợi thế cơ sở hạ tầng công nghệ đang thống trị tại rất nhiều quốc gia, kế hoạch năm 2035 của Trung Quốc sẽ củng cố bộ tiêu chuẩn của nước này như một chuẩn mực chung và mang lại cho các công ty Trung Quốc lợi thế kinh doanh đáng kể và có lẽ là lợi thế kinh doanh lâu dài, so với các đối thủ Mỹ.

Thực tế Trung Quốc đang nỗ lực nắm bắt các công nghệ tiên tiến. Baidu, còn được biết đến là "Google của Trung Quốc", đã phát triển nền tảng xe tự hành mã nguồn mở đầu tiên trên thế giới. Hãng này hiện đã ký kết với 130 đối tác, trong đó có nhiều đơn vị sản xuất ôtô châu Âu.

Chính quyền Bắc Kinh cũng có khát vọng trong lĩnh vực blockchain khi ra mắt một nền tảng thuộc sự kiểm soát của chính phủ có tên "Mạng lưới dịch vụ chuỗi khối" (Blockchain Service Network - BSN). Trung Quốc không chỉ muốn nền tảng này chiếm ưu thế tại thị trường nội địa mà còn muốn nó "làm nên chuyện" trên phạm vi toàn cầu. Chỉ 6 tháng kể từ khi ra mắt, BSN đã có mặt tại hàng chục quốc gia, trong đó có Nhật Bản, Australia và Mỹ.

Tiếp đó là Internet. Trung Quốc tuyên bố kế hoạch thay thế kiến trúc công nghệ từng hỗ trợ Internet trong suốt nửa thế kỷ qua bằng một kiến trúc hoàn toàn mới. Thiết kế mới này do Huawei xây dựng, đòi hỏi giao thức Internet mới (tạm gọi là đề xuất "IP mới") cho phép các quốc gia kiểm soát Internet. Dù không thể sớm áp dụng rộng rãi trên phạm vi quốc tế, đề xuất này chính là lời nhắc nhở rõ ràng về việc công nghệ không phải lĩnh vực trung lập về đạo đức, mà thay vào đó, có nhiều giá trị chủ quan chống đỡ phía sau chúng.

Đây sẽ thực sự là vấn đề khi Trung Quốc có thể kiểm soát công nghệ. Chính quyền Bắc Kinh muốn định ra các tiêu chuẩn dành cho những công nghệ trọng điểm trong tương lai, như AI và các giá trị dựa trên chúng - một động thái giúp toàn thế giới thoát khỏi chướng ảnh hưởng của Mỹ về mặt thương mại và chính trị.

Nhu cầu kết nối của thế giới ngày càng mãnh liệt hơn và Trung Quốc đang đáp ứng nhu cầu đó. Mỹ cũng cần có kế sách tương tự "Con đường tơ lụa kỹ thuật số"của riêng mình nếu còn muốn duy trì sức ảnh hưởng lâu dài trên phạm vi rộng lớn hơn so với đối thủ Huawei.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Truy tìm "cò" xin việc vào ngành Công an
15:08:53 20/11/2024
Chân dung mẹ vợ hào phóng nhất miền Tây: Tặng con 1.000 cây vàng làm của hồi môn, đám cưới không nhận tiền mừng, khách tới dự còn có vàng mang về
15:14:08 20/11/2024
1 cặp đôi phim giả tình thật công bố kết hôn làm sập MXH, nhà gái hot đến mức khiến nhà trai thành kẻ tội đồ
15:20:24 20/11/2024
Bạn gái mới của Hồng Thanh bị check VAR lối sống "phông bạt", sáng công bố tình yêu chiều vội khoá trang cá nhân
17:24:20 20/11/2024
Quang Minh khoe cận nhóc tỳ mới chào đời, thừa nhận 1 điều khi có con ở tuổi 65
17:40:11 20/11/2024
Hà Tĩnh: Đến xin quần áo cũ "cuỗm" luôn 1,2 cây vàng của chủ nhà
15:47:16 20/11/2024
Lương chồng 12 triệu/tháng mà ép vợ nghỉ việc, tôi đưa ra cuốn sổ tiết kiệm 2 tỷ và sổ đỏ nhà đất khiến anh xám ngoét mặt mày
19:06:23 20/11/2024
1 cặp sao hàng đầu vướng tin rạn nứt vì đàng gái phải lòng "bạn trai quốc dân hot 6000%" trong showbiz?
17:35:42 20/11/2024

Tin mới nhất

Nâng cao và biến đổi hình ảnh của bạn bằng trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut

15:45:56 16/01/2024
Đã đến lúc bỏ lại các công cụ chỉnh sửa cũ và chấp nhận giải pháp thay đổi cuộc chơi. Gặp gỡ Trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut - giải pháp sẽ nâng cao, nâng cao và cách mạng hóa thế giới sáng tạo nội dung trực quan của bạn

Cách đăng Facebook để có nhiều lượt thích và chia sẻ

22:01:27 21/12/2022
Chắc hẳn là ai trong chúng ta cũng luôn muốn các bài đăng trên Facebook có được nhiều lượt thích và chia sẻ. Tuy nhiên, làm thế nào để tối ưu bài đăng thì không phải ai cũng biết

Thêm nhiều bang của Mỹ cấm TikTok

21:03:46 21/12/2022
Louisiana và Tây Virginia là hai bang mới nhất cấm công chức sử dụng TikTok trên thiết bị công do lo ngại Trung Quốc có thể theo dõi người Mỹ và kiểm duyệt nội dung

Microsoft cấm khai thác tiền điện tử trên các dịch vụ đám mây để bảo vệ khách hàng

20:03:41 21/12/2022
Microsoft đã cập nhật thỏa thuận cấm khai thác tiền điện tử trên các dịch vụ trực tuyến của mình. Việc khai thác tiền điện tử trên dịch vụ của Microsoft cần có sự cho phép bằng văn bản của công ty, nhưng cũng chỉ nhằm mục đích thử nghiệ...

Facebook trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp

20:01:24 21/12/2022
Meta (công ty mẹ của Facebook) cho biết họ đã ngăn chặn không dưới 200 hoạt động bí mật, trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp kể từ năm 2017 tại khoảng 70 quốc gia

Meta đối mặt cáo buộc vi phạm các quy tắc chống độc quyền với mức phạt 11,8 tỷ đô

19:01:39 21/12/2022
Ủy ban Châu Âu - cơ quan điều hành của EU cho biết, đã phát hiện Meta vi phạm các quy tắc chống độc quyền của EU bằng cách bóp méo sự cạnh tranh trên thị trường quảng cáo trực tuyến. Meta có thể phải đối mặt với khoản tiền phạt lên tới ...

Không cần thăm dò, Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

15:01:33 21/12/2022
Người dùng Twitter, các nhà đầu tư Tesla và chuyên gia phân tích trong ngành đều cho rằng Elon Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

Đại lý Việt nhập iPhone 14 kiểu 'bia kèm lạc'

14:01:42 21/12/2022
Muốn nhập được các mẫu bán chạy như iPhone 14 Pro/Pro Max, các chuỗi đại lý bán lẻ ủy quyền của Apple bắt buộc phải nhập thêm hàng loạt phụ kiện đi kèm

Khai trương hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR tại Quần thể Di tích Cố đô Huế

09:38:18 21/12/2022
Sáng 20/12, tại Ngọ Môn, Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Lễ Khai trương Hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR

'Dở khóc dở cười' với tính năng trợ giúp người bị tai nạn ôtô của Apple

09:37:54 21/12/2022
Tính năng phát hiện tai nạn ôtô mới ra mắt trên Apple iPhone và Apple Watch sẽ tự động tìm kiếm sự trợ giúp từ bộ phận cấp cứu khi có nguy cơ xảy ra tai nạn

Xiaomi sa thải hàng nghìn nhân sự

09:35:12 21/12/2022
Gã khổng lồ smartphone Trung Quốc Xiaomi đang lên kế hoạch sa thải 15% trong số hơn 30.000 nhân sự trong bối cảnh công ty gặp khó khăn

Apple sẽ bắt đầu sản xuất MacBook tại Việt Nam vào giữa năm 2023

09:34:00 21/12/2022
Đối với Trung Quốc, việc mất vị trí độc quyền sản xuất MacBook tượng trưng cho vị thế công xưởng thế giới của Trung Quốc đang bị suy yếu

Có thể bạn quan tâm

Minh Hằng: Tôi và Tóc Tiên có những cuộc chiến trên bài hát chứ không phải đố kỵ

Sao việt

20:37:55 20/11/2024
Minh Hằng chia sẻ về việc bị so sánh với Tóc Tiên, cân bằng giữa hai vai trò là một người mẹ và một người nghệ sĩ khi tham gia Chị Đẹp Đạp Gió.

Lisa (BLACKPINK) ấn định ngày ra mắt album solo

Nhạc quốc tế

20:35:53 20/11/2024
Sau một loạt teaser bí ẩn, Lisa - thành viên nhóm nhạc BLACKPINK - cuối cùng cũng hé lộ ảnh bìa cho album solo sắp tới của mình.

Một Anh Trai Chông Gai lên tiếng nói về bài rap diss của HIEUTHUHAI: Sợ bị chửi

Nhạc việt

20:32:45 20/11/2024
Vốn nổi tiếng trên MXH qua những video reaction, từ tranh cãi hát - rap, dân mạng bắt đầu mổ xẻ luôn chuyên môn của Neko Lê ở lĩnh vực này.

Sáng kiến 'đột phá' tại G20 hướng tới thế giới công bằng và bền vững

Thế giới

20:08:11 20/11/2024
Ngoài tài chính khí hậu, G20 cũng kêu gọi giảm dần các khoản trợ cấp nhiên liệu hóa thạch không hiệu quả, song không đề cập đến việc chấm dứt hoàn toàn sử dụng loại nhiên liệu này.

Tốp học sinh đầu trần đi mô tô, cầm cờ 'diễu phố' gây bức xúc

Tin nổi bật

20:06:00 20/11/2024
Nhóm này đi từ 5 - 6 xe mô tô nhãn hiệu Honda Wave, Honda Vision... có xe chở ba người, xe đi 2 người, tất cả đều không đội mũ bảo hiểm , anh M.H.M. cho biết.

Tử hình đối tượng mang 25kg ma túy bơi qua sông biên giới về Long An

Pháp luật

20:01:04 20/11/2024
Đối tượng Trần Văn Mển vận chuyển trái phép chất ma túy qua biên giới ở Long An với khối lượng 25kg vừa bị toà tuyên phạt tử hình.

Hot: Song Joong Ki vừa lên chức bố lần 2!

Sao châu á

19:52:23 20/11/2024
Vào chiều ngày 20/11, Song Joong Ki thông báo anh đã lên chức bố lần 2. Được biết, con thứ 2 của vợ chồng tài tử là 1 bé gái. Cả mẹ và em bé đều có sức khỏe ổn định.

Cô giáo cho vay 17 triệu, hẹn 10 năm sau mới cần trả lại: Lời của con trai cô và luật sư khiến tôi bàng hoàng

Netizen

19:51:34 20/11/2024
Tôi là một cậu bé miền núi bình thường với điều kiện gia đình trung bình. Cha tôi là công nhân, còn mẹ tôi kiếm sống bằng nghề nông ở làng

Độc đạo - Tập cuối: Kết đẹp dành cho Hồng và Diễm

Phim việt

19:48:48 20/11/2024
Trải qua muôn vàn thử thách của số phận, Hồng và Diễm thực sự hiểu nhau, thấu hiểu từng nỗi đau của đối phương mà từ đó cũng dành tình yêu cho nửa kia.

Rời Trung Quốc, Oscar sẽ đối đầu Messi?

Sao thể thao

19:35:08 20/11/2024
LA Times đưa tin ban lãnh đạo LAFC muốn biến Oscar trở thành một trong những ngôi sao hưởng lương cao nhất tại giải Nhà nghề Mỹ (MLS) ở mùa giải 2025.

Đối phó với da sần vỏ cam

Làm đẹp

19:14:27 20/11/2024
Hút thuốc, sử dụng rượu bia gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nói chung và làn da nói riêng. Chính vì vậy, hãy từ bỏ những thói quen xấu để duy trì làn da khỏe đẹp, ngăn ngừa lão hóa sớm.