Huawei cùng tổ chức giáo dục Singapore tạo cơ hội cho sinh viên công nghệ
Tập đoàn công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) Huawei International đã ký Biên bản Ghi nhớ (MOU) với Trung tâm Phân tích Kinh doanh (BAC) thuộc Đại học Quốc gia Singapore (NUS), cam kết hỗ trợ đào tạo và nâng cao kỹ năng cho sinh viên khối ngành công nghệ.
Huawei sẽ hợp tác sâu rộng với BAC (NUS) trong việc tăng cường khả năng hiểu biết về dữ liệu lớn, điện toán đám mây và công nghệ phân tích kinh doanh cho sinh viên, từ đó thúc đẩy đội ngũ nhân tài tương lai vận dụng kiến thức đã học vào công cuộc chuyển đổi số thực tế ở doanh nghiệp. Sự hợp tác này nhằm mục đích trao quyền cho sinh viên và các nhà nghiên cứu, cho họ cơ hội tiếp cận và học hỏi các chuyên môn của Huawei về: Công nghệ ICT, Phát triển phần mềm và Tài nguyên.
Huawei sẽ tổ chức những hội thảo đào tạo về dữ liệu đám mây và phân tích, cũng như mang đến nhiều cơ hội thực tập lý tưởng tại mạng lưới công ty đối tác của tập đoàn, mang đến cho sinh viên cái nhìn sâu sắc về ngành cũng như môi trường trải nghiệm thực tế với những nhà lãnh đạo giỏi. Học viên chương trình Thạc sĩ Khoa học về Phân tích Kinh doanh (MSBA) của BAC (NUS) cũng sẽ hưởng lợi từ các tài nguyên điện toán đám mây do Huawei cung cấp.
BAC (NUS) được thành lập bởi Đại học Máy tính và Đại học Kinh doanh đều trực thuộc NUS. Trung tâm cũng sẽ tổ chức sân chơi đổi mới phân tích Huawei-NUS cho sinh viên và nhà nghiên cứu trong cộng đồng, nhằm thúc đẩy họ tìm ra những giải pháp sáng tạo có thể giải quyết các vấn đề thách thức kinh doanh thực tế từ Huawei và các đối tác.
Chia sẻ về lợi ích của hợp tác lần này, Phó Giáo sư James Pang Yan, Đồng Giám đốc của BAC (NUS) cho hay: “Dữ liệu lớn, AI và Điện toán đám mây có vai trò quan trọng đối với phân tích kinh doanh, khi chúng ta bước vào thời kỳ đầu tiên của tương lai kỹ thuật số kết nối cao. Sự hợp tác của BAC (NUS) với Huawei được triển khai để mang đến cho sinh viên và nhà nghiên cứu những trải nghiệm phong phú, những kỹ năng cần thiết nhằm gây dựng sự nghiệp thú vị trong lĩnh vực ICT.”
Ông Foo Fang Yong, Giám đốc điều hành của Huawei International cũng nhấn mạnh nỗ lực của tập đoàn: “Chúng tôi tự hào khi được tiếp tục củng cố mối quan hệ hợp tác lâu dài với NUS bằng cách hỗ trợ các sinh viên xuất sắc thông qua các khóa đào tạo, nguồn lực chia sẻ và cơ hội thực tập. Nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Huawei tại Singapore vào năm nay, chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với các trường đại học hàng đầu khác để tăng cường hơn nữa mối quan hệ đối tác song hành cùng quốc gia, cũng như trau dồi và phát triển đội ngũ nhân lực sẽ dẫn dắt kỷ nguyên số của Singapore.”
Video đang HOT
Tại Huawei, đổi mới sáng tạo tập trung vào các nhu cầu của khách hàng. Chúng tôi đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu cơ bản, tập trung vào những đột phá công nghệ đưa thế giới tiến lên phía trước. Chúng tôi có hơn 194.000 nhân viên, hoạt động tại trên 170 quốc gia và khu vực, phục vụ hơn 3 tỷ người dùng trên khắp thế giới. Được thành lập năm 1987, Huawei là công ty tư nhân với quyền sở hữu hoàn toàn thuộc về các nhân viên.
Ông Nhậm Chính Phi: 'Huawei sẽ không để ai bị bỏ lại phía sau'
Trong cuộc gặp gỡ Thủ tướng Thái Lan, ông Nhậm Chính Phi chia sẻ mong muốn mang đến các sáng kiến kỹ thuật số nhằmhỗ trợ nhóm lao động dễ tổn thương có việc làm ổn định.
Vừa qua, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha đã tham dự cuộc gặp trực tuyến với ông Nhậm Chính Phi - Giám đốc Điều hành Huawei Technologies. Thủ tướng đánh giá cao cam kết tiếp tục hỗ trợ Thái Lan chuyển đổi số và phục hồi sau đại dịch từ Huawei. Đồng thời, ông mong muốn tăng cường hợp tác các tập đoàn công nghệ, nhằm đẩy nhanh chiến lược "Thái Lan 4.0" và đào tạo nhân tài kỹ thuật số.
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha (trái) tham gia cuộc họp điều hành ảo với ông Nhậm Chính Phi - Giám đốc Điều hành Huawei Technologies (phải). Ảnh chụp từ buổi gặp gỡ trực tuyến.
Trong cuộc gặp trực tuyến, Thủ tướng Prayut và CEO Nhậm Chính Phi đã trao đổi quan điểm về những phương thức củng cố năng lực cạnh tranh kỹ thuật số và xây dựng nền tảng cho nhân tài ngành công nghệ thông tin - truyền thông (ICT) tại Thái Lan.
Thủ tướng Prayut nhấn mạnh vai trò hỗ trợ của công nghệ ICT và các đổi mới kỹ thuật số trong nỗ lực phục hồi nền kinh tế bền vững ở xứ chùa vàng. Đồng thời, ông bày tỏ quan điểm: "Huawei đã đóng góp to lớn vào cuộc chiến chống đại dịch và công cuộc chuyển đổi số của Thái Lan. Trong tương lai, Thái Lan mong muốn hợp tác sâu rộng với Huawei trên nhiều lĩnh vực khác, gồm kinh tế số, bệnh viện thông minh 5G, điện toán đám mây, điện kỹ thuật số, logistics thông minh và trung tâm dữ liệu".
Thủ tướng Thái Lan đánh giá cao đóng góp của Huawei vào công cuộc chuyển đổi số tại Thái Lan.
Đáp lại người đứng đầu Chính phủ Thái Lan, ông Nhậm Chính Phi bày tỏ cảm kích, đồng thời chúc mừng Thái Lan đã đạt được nhiều thành tựu trong triển khai 5G.
Giám đốc Điều hành Huawei Technologies nhấn mạnh: "Huawei và Thái Lan đang làm việc cùng nhau để xây dựng nền tảng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số mạnh mẽ. Trong tương lai, chúng tôi mong muốn thúc đẩy nhanh hơn nữa lộ trình tích hợp công nghệ số trong các ngành công nghiệp chủ chốt của Thái Lan, đặc biệt là trong lĩnh vực cảng biển và sân bay".
Ông Nhậm Chính Phi có niềm tin mạnh mẽ vào quá trình chuyển đổi số thành công và phát triển nhân tài của Thái Lan. Đội ngũ nhân lực địa phương của Huawei sẽ hợp tác chặt chẽ với các khách hàng và đối tác xứ chùa vàng, phục vụ nền kinh tế và xã hội của nước này bằng các giải pháp công nghệ.
CEO Nhậm Chính Phi của Huawei Technologies bày tỏ cam kết đồng hành cùng Thái Lan trên lộ trình chuyển đổi số.
Hướng tới mục tiêu số hóa, đưa Thái Lan trở thành trung tâm kỹ thuật số của ASEAN, Huawei và quốc gia này hợp tác chặt chẽ trong hai lĩnh vực chính. Đầu tiên là đáp ứng chiến lược "Thái Lan 4.0". Theo đó, Huawei làm việc với các khách hàng để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số và đổi mới cơ sở hạ tầng ICT. Thông qua việc ứng dụng 5G, đám mây và AI, hãng góp phần tạo ra những cơ hội phát triển trên nhiều lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, giao thông vận tải, chính phủ điện tử, thành phố thông minh... Trong đó, cảng biển và sân bay thông minh là hai lĩnh vực hợp tác tiềm năng của Huawei và Thái Lan.
Ông Nhậm Chính Phi đã giới thiệu các giải pháp tốt nhất của công ty từ chương trình "Giải pháp cảng biển thông minh và sân bay thông minh" áp dụng tại Trung Quốc. Các giải pháp này đã giúp Trung Quốc xây dựng thành công chuỗi tự động hóa từ con người, phương tiện, hàng hóa, doanh nghiệp đến địa điểm để có được hệ thống cảng biển và sân bay vận hành an toàn, hiệu quả.
Thứ hai, Thủ tướng Prayut và ông Nhậm Chính Phi cũng nhấn mạnh cam kết nuôi dưỡng nhân tài kỹ thuật số có tay nghề cao ở Thái Lan. Để thúc đẩy lộ trình chuyển đổi số và phát triển lâu dài, cả hai bên đều cho rằng khu vực công và tư phải hợp tác chặt chẽ trong xây dựng hệ sinh thái nhân tài ICT.
Với mục tiêu này, hãng đã thành lập Học viện Huawei ASEAN tại quốc gia này vào năm 2019. Đến nay, học viện đào tạo hơn 41.000 chuyên gia công nghệ thông tin - truyền thông, cung cấp chương trình giảng dạy cho 1.300 doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Ngoài ra, Huawei còn ký biên bản hợp tác ghi nhớ với hơn 20 trường đại học lớn tại Thái Lan. Đứng trước thế giới kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng, Huawei đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau thông qua các sáng kiến mới, giúp nâng cao kiến thức và cơ hội việc làm cho nhóm lao động dễ tổn thương.
Vào tháng 3 vừa qua, Huawei Technologies (Thái Lan) vinh dự nhận Giải thưởng Thủ tướng Đặc biệt - Special Prime Minister Award cho "Công ty Quốc tế Kỹ thuật số của năm". Giải thưởng ghi nhận những đóng góp của hãng cho xã hội và sự hỗ trợ cho công cuộc chuyển đổi số của Thái Lan.
Huawei thúc đẩy chống biến đổi khí hậu bằng cách mạng công nghiệp xanh Nhà cung cấp các công nghệ ICT hàng đầu thế giới sẽ tận dụng các đổi mới sáng tạo về năng lượng số để thúc đẩy hợp tác về biến đổi khí hậu và phát triển xanh. Biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường đang trở thành thách thức toàn cầu. Theo đó, mặc dù lượng khí thải carbon đã...