Huami Technology đã xuất xưởng 45,7 triệu thiết bị đeo vào năm 2020
Huami Technology, công ty sản xuất thiết bị đeo được hỗ trợ bởi Xiaomi, vừa tiết lộ đã xuất xưởng được 45,7 triệu thiết bị đeo trong năm 2020.
Công ty đã tiết lộ rằng trong quý 4 năm 2020, họ đã thu được 1,973 tỷ nhân dân tệ từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận ròng của công ty là 128 triệu nhân dân tệ. Trong cùng khoảng thời gian, công ty cũng đã xuất xưởng 11,3 triệu đơn vị sản phẩm của mình.
Trong cả năm 2020, công ty đã thu được khoảng 6,433 tỷ nhân dân tệ thu nhập từ hoạt động kinh doanh, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận ròng đã điều chỉnh là 294 triệu nhân dân tệ. Trong năm 2020, công ty đã xuất xưởng 45,7 triệu chiếc với mức tăng 8% so với cùng kỳ năm trước.
Huami cũng cho biết họ đã chi khoảng 538 triệu nhân dân tệ cho công tác Nghiên cứu & Phát triển, tăng khoảng 25% so với năm 2019. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, công ty nắm giữ số tiền và các khoản tương đương là 2.273 nhân dân tệ, tương đương 348,4 triệu đô la Mỹ.
Huami Technology là một trong những nhà sản xuất thiết bị đeo hàng đầu trên toàn cầu sở hữu dòng sản phẩm Amazfit và Zepp. Công ty đã đổi tên thành Tập đoàn Y tế Zepp trên thị trường toàn cầu, với mục tiêu “Công nghệ gắn liền Sức khỏe” và kỳ vọng sẽ đạt được hiệu suất tốt hơn vào năm 2021.
Công ty dự đoán thu nhập ròng trong quý đầu tiên của năm 2021 sẽ vào khoảng từ 1-1,15 tỷ nhân dân tệ. Huami Technology cũng đã chính thức xác nhận rằng Mi Band 6 đã “sẵn sàng lên kệ” và có thể sẽ sớm được Xiaomi tung ra thị trường.
Doanh số thiết bị đeo tăng trưởng ấn tượng trong quý 3
Hãng nghiên cứu thị trường IDC đã công bố phân tích về doanh số thiết bị đeo trong quý 3/2020, với các con số ấn tượng khi tổng cộng 125 triệu chiếc đã được xuất xưởng - tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái.
Apple vẫn dẫn đầu về doanh số thiết bị đeo
Theo GSMArena , Apple là cái tên dẫn đầu với 33% thị phần, tiếp theo sau là Xiaomi, Huawei và Samsung. Fitbit và Boat đứng ở vị trí thứ 5 khi cả hai đều bán ra 3,3 triệu thiết bị hoặc tương đương 2,6% tổng thị trường.
Tất cả nhà sản xuất lớn đều ghi nhận sự gia tăng hằng năm về số lượng. Do xuất hiện ở tất cả phân khúc giá nên người dùng từ mọi nguồn tài chính đều có thể mua thiết bị đeo được trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9.
IDC tiết lộ Apple dẫn đầu với AirPods cùng với Apple Watch. Đứng thứ hai là Xiaomi, Huawei đứng thứ ba vì một lý do đơn giản: thiết bị đeo không cần GMS (Google Mobile Services), nhờ vậy các sản phẩm có giá cạnh tranh của họ không bị cản trở bởi thiếu sót này.
Hướng về tương lai, IDC dự đoán thị trường thiết bị đeo sẽ có nhu cầu bền vững do ngày càng có nhiều người bắt đầu xu hướng và mua thiết bị đeo đầu tiên của họ, cũng như nhiều người dùng bắt đầu thay thế thiết bị. Ngoài ra, nhiều người dùng có phụ kiện âm thanh và thiết bị đeo tay/đồng hồ, điều này làm cho số lượng thiết bị thực sự cao hơn số lượng người dùng thiết bị đeo.
Thiết bị chăm sóc sức khỏe lên ngôi tại triển lãm thiết bị đeo trên người Trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, công nghệ ngày càng được tận dụng như cánh tay phải của con người. Mới đây, tại hội chợ triển lãm các thiết bị đeo trên người tổ chức thường niên ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản, có thể dễ dàng nhận thấy sự lên ngôi của các thiết bị chăm sóc sức khỏe con người....