Hũ kẹo gieo điều hay
Vừa bước ra từ phòng giáo viên Trường Tiểu học Trương Quyền (quận 3, TPHCM), một em học sinh lon ton chạy ra cổng trường khoe với mẹ: “Mẹ ơi, con được cô giáo thưởng kẹo này”. Người mẹ niềm nở vỗ về: “Giỏi quá, hôm nay con làm được việc tốt gì nào?”….
Bên trong trường, chốc chốc lại có em chạy vào nói: “Cô ơi, con nhặt được tiền của bạn nào đó đánh rơi”; “Có hai bạn đánh nhau kìa cô”; “Cô ơi, có bạn quên cặp sách trong nhà kho”… Phòng giáo viên vui nhộn hẳn lên khi liên tục có những em học sinh (HS) chạy ra chạy vô báo với các cô giáo những việc tốt các em làm được như thế trong giờ ra chơi hoặc tan học. Giáo viên niềm nở đón nhận những ý kiến của các em rồi mang ra hũ kẹo để sẵn trong tủ phát cho mỗi em một viên. Nhìn các cô cười, các HS lễ phép cúi đầu cảm ơn càng thấy ý nghĩa to lớn biết bao của cái hũ kẹo.
Ảnh minh họa
Bà Phan Thị Yến, Hiệu trưởng trường này, hồ hởi nói: “Có em nhặt được 500 đồng cũng nộp cho giáo viên nhưng cũng có em nhặt được cả ví tiền nữa. Không phải vì các em thích kẹo mà thích lời khen qua viên kẹo. Chính vì thấy các em rất vui nên nhà trường mua thêm nhiều kẹo bỏ sẵn trong hũ để khuyến khích việc tốt của học trò”.
Không cần cách giáo dục nào cao siêu, không cần những phần thưởng giá trị, đơn giản chỉ là những lời khen qua những viên kẹo nhỏ xíu cũng trở thành những hạt mầm gieo việc tốt đến với con trẻ…
Theo Phạm Anh
Pháp luật TPHCM
Video đang HOT
Chuyện về "cô giáo tiểu học xuất sắc nhất TPHCM"
Là giáo viên tại trường học vùng ven, nơi cơ sở vật chất còn kém, học trò là con em gia đình nhập cư, lao động phổ thông nghèo khó, cô giáo Phạm Thị Thùy vẫn vượt qua hàng trăm giáo viên các trường "đình đám" trở thành người thầy giỏi nhất TPHCM 2011 - 2012.
Không tiếc lời khen ngợi học trò
Có lẽ ít nơi nào mà học trò lại thường xuyên nhận được nhiều lời khen ngợi như lớp cô Thùy, tại Trường tiểu học Nguyễn Văn Kịp (Q. Tân Bình, TPHCM). Không chỉ với học trò giỏi, ngoan mà ngay với các em nghịch ngợm, mất trật tự hay cá biệt, cô cũng không tiếc những lời khen, thậm chí là sự ưu ái. "Nhiều em nghịch ngợm, quậy phá vì đang cần cô chú ý đến mình, nên khi cô giáo quan tâm, yêu thương các em sẽ hết nghịch. Hiểu được tâm lý trẻ thì sẽ hạn chế được biểu hiện tiêu cực của trẻ", cô Thùy nói.
Cô Phạm Thị Thùy cùng học trò tìm hiểu kiến thức qua sách báo.
Cô cũng nhẹ nhàng phân tích cho trò khác hiểu, những bạn nghịch ngợm cũng chỉ là đặc tính của từng người, như bạn nói nhiều, bạn ít nói, người hay chạy, người thích yên tĩnh... để các em không "tỵ" khi thắc mắc "các bạn nghịch mà sao cô không mắng".
Cô khen ngợi trò bằng nhiều hình thức, tặng bông hoa điểm 10, tặng món quà nho nhỏ ghi kèm lời khen của cô, viêt lời khen vào vở, hay món quà rất ít tiền như cái gọt bút chì nhưng gói thật đẹp. "Tôi không hạn chế khen ngợi trẻ, chỉ cần tiến bộ rất nhỏ của trẻ là mình đã khen rồi".
Cô Phạm Thị Thùy (Trường tiểu học Nguyễn Văn Kịp (Q. Tân Bình, TPHCM) giành giải xuất sắc trong hội thi Giáo viên giỏi tiểu học cấp thành phố năm học 2011 - 2012 do Sở GD-ĐT TPHCM tổ chức từ tháng 11 đến tháng 3/2012. 5 giáo viên khác giành giải nhất cuộc thi gồm Phạm Thị Khánh Thương, Trường tiểu học Nguyễn Thượng Hiền Trần Thị Tuyết Mai, Trường tiểu học Kim Đồng (Q. Gò Vấp) Bùi Thị Bảo, Trường tiểu học Nguyễn Văn Hưởng (Q.7) Trần Huy Phúc, Trường tiểu học Nguyễn Bình (huyện Nhà Bè) và giáo viên Lý Khánh Hoa, Trường tiểu học Hiệp Tân (Q. Tân Phú).
Tôn trọng "lăng kính" của học trò
Một trong những phương pháp giáo dục mà cô Thùy tâm đắc nhất là dạy học theo hướng cá thể hóa cho dù thực hiện điều này được với 40 - 50 em trong lớp không phải là việc dễ dàng, đòi hỏi người dạy không chỉ chăm chỉ mà còn phải đầu tư công sức cũng như nhìn nhận được thế mạnh, khả năng của từng em.
Trong lớp cô Thùy, có nhóm "chuyên gia" trong từng lĩnh vực như Toán, Văn, Địa lý, Lịch sử... Nhóm này sẽ hỗ trợ các bạn còn lại về lĩnh vực của mình và khi họ gặp khó khăn trong các lĩnh vực ngoài "chuyên môn" lại "gõ cửa" nhờ nhóm khác giúp đỡ. Nhờ thế, các em rất thích thú vì vừa được thể hiện mình vừa nhận được sự giúp đỡ, học trò trong lớp chia sẻ và gắn kết với nhau hơn. Trong giờ học, những em học giỏi làm bài xong trước được khuyến khích hỏi thăm bạn nào chưa hiểu cách làm để trao đổi, hướng dẫn cho bạn.
Mỗi tiết học của cô giáo Phạm Thị Thùy đều được cụ thể bằng các trò chơi, trải nghiệm thực tế. Trong ảnh: Cô Thùy tổ chức cho học trò múa cồng chiêng để tìm hiểu về văn hóa Tây Nguyên).
Nhiều tiết học của cô Thùy được "biến tấu" dưới các dạng trò chơi. Như tiết Toán tổ chức dạng mô phỏng cách thức trò chơi Đường Lên đỉnh Olympia mà cô giáo là MC vừa điều khiển cuộc chơi vừa mở rộng kiến thức cho học trò qua các vòng thi. Mộn địa lý học về Tây Nguyên, các em được tổ chức múa hát cồng chiêng, uống rượu cần (bằng nước lọc)...
Đặc biệt ở môn Văn, cô Thùy rất tôn trọng sự sáng tạo của các em. Cô hướng dẫn các em cách viết bài văn hay như sử dụng từ ghép, từ láy, biện pháp so sánh, nhân hóa... để câu văn giàu hình ảnh sinh động, đưa cảm nhận, nhận xét của riêng để bài giàu cảm xúc. Tuy nhiên, cô luôn chú trọng, mỗi em có khả năng, vốn sống khác nhau nên có cách nhìn sự vật khác nhau.
Học trò của cô từng tả: "Con chó có cái miệng to hơn miệng em, răng chú cũng nhọn hơn răng em", có em lại tả gà nhưng không tả lông. Khi tìm hiểu, cô được biết các học trò này đã từng thi há miệng với chó, từng thấy con gà không có lông mẹ mua về.
Những bài văn làm cô Thùy suy ngẫm rất nhiều về cách giáo dục trẻ. Trẻ em thường không thích nhìn tranh để tả mà thích những gì mình thấy trong đời thực. Các em nhìn sự vật qua lăng kính trẻ thơ của mình nên không được quy kết các em nhìn thư thế là sai, điều này sẽ làm mất đi sự sáng tạo.
Đến với học trò bằng tình yêu thương
Gần 20 năm theo nghề giáo, cô Thùy tâm niệm đạo đức nhà giáo thể hiện bằng tình yêu đối với học trò. Tình yêu đối với trẻ không chỉ qua lời nói mà phải qua những hành động cụ thể từ ánh mắt, nụ cười, cử chỉ, hiểu được hoàn cảnh, tâm tư của các em và cần nhất là sự bao dung với con trẻ. "Khi trẻ cảm nhận được tình yêu thương của thầy cô thì các em mới yêu thương, tin tưởng và tự giác làm theo dạy bảo của mình", cô Thùy luôn tự nhắc nhở.
Cô giáo dạy giỏi của TPHCM luôn tôn trọng tính cách của mỗi học trò.
Không chỉ vậy, cô Thùy còn rất quan tâm đến tâm tư của phụ huynh. Ngay ngày đâu nhân lớp, cô phát phiêu đê phụ huynh ghi những mong muôn, đê nghị đôi với giáo viên. Nếu đề nghị phù hợp, cô sẽ đáp ứng ngay. Còn đề nghị không thể thực hiện cô cũng gặp gỡ trực tiếp để giải thích cho bố mẹ học trò. Theo cô, khi được phụ huynh tin tưởng thì việc phối hợp dạy trẻ sẽ tốt hơn. Với mọi vấn đề của trẻ, cô luôn cùng gia đình tìm cách khắc phục chứ không đẩy trách nhiệm về phía phụ huynh.
Khi được hỏi, sức mạnh nào để cô có thể dành nhiều tình cảm, hy sinh cho học trò đến thế, cô Thùy cười, trả lời chân thành và đơn giản đến bất ngờ: "Bởi mình cũng là người mẹ!"
Hoài Nam
Theo dân trí
Hiệu trưởng sẽ quyết định phương án lệch giờ tại TPHCM? "Thực tế, các trường trên địa bàn TP.HCM đã áp dụng lệch giờ và đã đạt được hiệu quả trong việc giảm ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao hơn, Thành phố cần giao cho hiệu trưởng các trường trên địa bàn TP quản lý". Đấy là nhận định của ông Lê Toàn - Phó Giám đốc Sở...