HTC Desire 22 Pro ra mắt: Nhiều công nghệ Metaverse, tặng NFT khi mua máy
Metaverse là chủ đề HTC tập trung hướng tới trong lần trở lại với mẫu smartphone Desire 22 Pro.
Bất chấp phần lớn nhân lực bộ phận điện thoại thông minh của HTC đã chuyển sang làm việc cho Google, công ty vẫn không từ bỏ mảng smartphone đã vô cùng thành công của mình trong quá khứ. HTC đã “nhá hàng” sản phẩm mới của mình trên fanpage và nhiều người dùng kỳ vọng đây sẽ là một flagship đi kèm với rất nhiều tiện ích liên quan đến Metaverse.
Mẫu điện thoại HTC Desire 22 không mấy ấn tượng
Tuy nhiên, trái với kỳ vọng của người dùng, lần trở lại ngày HTC đã giới thiệu một mẫu máy tầm trung mang tên HTC Desire 22 Pro. Máy có thiết kế tương tự như một số mẫu máy tầm trung với phần mặt lưng nổi tương tự như các sản phẩm giá rẻ một vài năm về trước.
Về phần thông số, Desire 22 Pro trang bị chip Snapdragon 695 5G giá rẻ tới từ Qualcomm. Máy có bộ nhớ RAM 8GB, ROM 128GB, viên pin dung lượng 4.520mAh hỗ trợ sạc nhanh công suất 18W.
Video đang HOT
Máy có màn hình 6,6 inch IPS LCD, độ phân giải FHD với tần số quét 120Hz, camera selfie độ phân giải 32MP. Cụm camera chính của Desire 22 Pro bao gồm camera góc rộng 64MP, camera góc siêu rộng 13MP và một cảm biến chiều sâu 5MP.
Mặc dù có thông số, thiết kế không ấn tượng nhưng HTC Desire 22 Pro lại có vô vàn tiện ích ứng dụng công nghệ Metaverse. Với ứng dụng Viverse mặc định trong máy, người dùng có thể truy cập vào vũ trụ ảo thông qua kính thực tế ảo Vive Flow.
Người dùng còn có thể tạo các bản sao của chính mình trong thế giới ảo bằng Vive Avatar. Bên cạnh đó, ứng dụng Vive Wallet mặc định sẽ giúp người dùng quản lý các tài sản ảo tốt hơn.
Sản phẩm sẽ “lên kệ” vào ngày 1/7 với giá bán 11,990 Đài tệ (9,4 triệu VND) hoặc 23,490 Đài tệ (kèm kính VR Vive Flow). Đối với khách hàng đặt trước sẽ được tặng kèm gói quà “Metaverse Early Bird” gồm ốp lưng, đế sạc không dây và một số tài sản NFT có giá trị.
Qualcomm hợp tác ByteDance phát triển công nghệ metaverse
Hai công ty sẽ hợp tác về phần cứng, phần mềm và bản đồ công nghệ để tạo ra một hệ sinh thái toàn cầu cho các công nghệ thực tế mở rộng.
Theo South China Morning Post, hãng bán dẫn Mỹ Qualcomm đã hợp tác với kỳ lân công nghệ Trung Quốc ByteDance để theo đuổi tiến bộ trong công nghệ thực tế mở rộng (XR) sẵn sàng cho siêu vũ trụ ảo - metaverse.
"Chúng tôi đang hợp tác về phần cứng và phần mềm để tạo ra hệ sinh thái XR toàn cầu", ông Cristiano Amon, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Qualcomm, nói trong cuộc họp báo diễn ra bên lề triển lãm thương mại MWC Barcelona 2022 ở Tây Ban Nha hồi đầu tuần này.
Quan hệ đối tác với Qualcomm sẽ giúp ByteDance bắt kịp các đối tác internet lớn khác trong những phát triển liên quan đến metaverse
XR là thuật ngữ bao trùm cho các công nghệ nhập vai như VR và thực tế tăng cường (AR). Cả VR và AR đều được coi là nền tảng để phát triển metaverse. Giám đốc điều hành ByteDance Liang Rubo đã xuất hiện trong thông báo của Qualcomm để bày tỏ "cam kết xây dựng giải pháp trao quyền cho các nhà phát triển và người sáng tạo với Qualcomm".
Ngoài hợp tác phần cứng và phần mềm, ông Liang cho biết ByteDance và Qualcomm sẽ làm việc về "bản đồ công nghệ để kích hoạt hệ sinh thái cho Pico". "Chúng tôi mong đợi thiết bị Pico trong tương lai được hỗ trợ bởi nền tảng phát triển Snapdragon Spaces XR", ông Liang đề cập đến chương trình dành cho nhà phát triển của Qualcomm đối với các ứng dụng hỗ trợ XR. Được biết, chủ sở hữu của ứng dụng video ngắn nổi tiếng TikTok hiện sản xuất kính thực tế ảo (VR) Pico Interactive. Quan hệ đối tác với Qualcomm nhiều khả năng sẽ giúp ByteDance bắt kịp với các đối tác internet lớn khác trong những phát triển liên quan đến metaverse.
Các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc, dẫn đầu bởi gã khổng lồ internet Tencent Holdings và Baidu, chiếm hơn một nửa trong số 10 công ty nộp đơn đăng ký bằng sáng chế cho công nghệ VR và AR hàng đầu thế giới trong hai năm qua, theo báo cáo tháng 1.2022 của cổng thông tin IPRdaily, trích dẫn dữ liệu từ nhà cung cấp phân tích nghiên cứu và phát triển PatSnap. Các công ty công nghệ Trung Quốc khác lọt vào top 10 bao gồm Oppo, Ping An Insurance, Huawei Technologies và công ty trí tuệ nhân tạo SenseTime.
Việc ByteDance mua lại Pico vào tháng 8.2021 được nhiều người xem là bước tiến quan trọng vào metaverse, nhưng hãng công nghệ Trung Quốc đã cố gắng tránh xa những lời quảng cáo thổi phồng. Sau khi kết thúc thương vụ đó, ông Alex Zhu, người đứng đầu sản phẩm và chiến lược của ByteDance, cho biết công ty chỉ đơn giản là nhận ra giá trị của công nghệ VR và AR.
Tháng 1.2022, Douyin, phiên bản TikTok ở đại lục, đã tung ra ứng dụng xã hội Paiduidao, cho phép người dùng tương tác trong một cộng đồng ảo thông qua ảnh đại diện. Tuy nhiên, người phát ngôn của Douyin vào thời điểm đó nói rằng ứng dụng này "không liên quan gì đến metaverse".
Cặp đôi tổ chức lễ cưới ảo giữa mùa COVID-19 Dịch COVID-19 khiến nhiều gia đình trên khắp Ấn Độ phải giảm quy mô hoăc huỷ bỏ các đám cưới truyền thống có quy mô lớn. Tuy nhiên, một cặp đôi ở nước này, sẽ là những người Ấn Độ đầu tiên tổ chức hôn lễ trong thế giới ảo theo chủ đề Harry Potter, bằng công nghệ metaverse (một thế giới ảo...