HS trường giữa phố cổ đề xuất 6 giải pháp giúp tránh tắc cổng trường
Sáng 8/4 tại trường THCS Nguyễn Du, Phòng GD-ĐT quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, tổ chức hoạt động sáng tạo với chủ đề giữ gìn trật tự an toàn giao thông cổng trường.
Đây là hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về ATGT nhằm hình thành ý thức chấp hành pháp luật về ATGT cho HS, giúp các em có cơ hội thể hiện hiểu biết của mình về ATGT, về những hoạt động diễn ra quanh cổng trường.
Cô Nguyễn Thu Hương- Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Du cho biết: Do nằm trong khu phố cổ chật hẹp, là nơi học tập của hơn 2000 học sinh nên chuyện kẹt xe, tắc đường trước cổng trường sau giờ học đã trở thành hình ảnh khá quen thuộc tại cổng trường THCS Nguyễn Du.
Việc này xảy ra do ý thức chấp hành luật giao thông của nhiều học sinh chưa cao. Nhiều phụ huynh đến đón con còn dừng đỗ phương tiện dưới lòng đường, trước cổng trường; người dân lấn chiếm vỉa hè buôn bán gây cản trở giao thông.
HS tham gia tìm hiểu các kiến thức về an toàn giao thông
Qua hoạt động sáng tạo với chủ đề giữ gìn trật tự an toàn giao thông cổng trường, nhà trường hướng đến mục tiêu tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành ATGT cho học sinh; qua đó góp phần xây dựng môi trường an toàn và thân thiện.
Đến với hoạt động sáng tạo, học sinh các khối lớp đã thể hiện hiểu biết của mình về ATGT qua các tiểu phẩm sinh động, hấp dẫn và có tính tuyên truyền, giáo dục cao.
Video đang HOT
Cũng nằm trong các hoạt động sáng tạo, trải nghiệm, sau chủ đề giữ gìn trật tự ATGT cổng trường, học sinh trường THCS Nguyễn Du đã hòa mình vào ngày hội STEM với chủ đề “Thợ săn vũ trụ”, hào hứng tham gia các hoạt động: thi rubik; làm Lander và Rover; giới thiệu sản phẩm Tên lửa nước…
Tại chương trình, các em học sinh trường THCS Nguyễn Du đề xuất 6 giải pháp để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông cổng trường.
Giải pháp 1: Từ 6h-8h sáng, 16h-18h chiều, tuyến đường Hàng Quạt sẽ trở thành đường 1 chiều. Cấm hoàn toàn ôtô và các phương tiện cồng kềnh.
Giải pháp 2: Phụ huynh đưa đón con bằng ôtô dừng xe ở 2 đầu tuyến phố, để học sinh đi bộ vào trường.
Giải pháp 3: Phụ huynh đưa đón con bằng xe máy phải rẻ phải vào cổng trường để vào trong sân trường, hoặc đỗ cách cổng trường 5m.
Giải pháp 4: Đối với học sinh tự đi xe đến trường phải rẽ phải vào trường, khi ra về cũng phải rẻ phải và phải tuân thủ luật an toàn giao thông.
Giải pháp 5: Khi học sinh tan học phải ra về ngay, không được tụ tập trước cổng trường.
Giải pháp 6: Nếu học sinh hẹn bố mẹ đón phải đi hẳn vào trong trường hoặc hẹn bố mẹ ở những nơi cách cổng trường ít nhất 50m.
Theo GDTĐ
Đồng cảm từ bức ảnh mẹ đút cho con ăn trước cổng trường
Đón con ở trước cổng trường tiểu học, người mẹ đút cho cậu bé ăn bằng phần cơm làm sẵn mang theo. Hình ảnh này làm dấy lên mối đồng cảm của không ít phụ huynh...
Bức ảnh do anh Nguyễn Dũng, một phóng viên ở TPHCM chụp lại trước cổng một ngôi trường tiểu học ở quận 1, TPHCM. Đó là hình ảnh một người mẹ đút cho con ăn trước cổng trường.
Nhìn vào bức ảnh, đập vào mắt nhiều người là suy nghĩ đứa bé lớn tướng rồi mà mẹ còn đút từng thìa thì rất khó để chấp nhận. Tuy nhiên, chưa hẳn đã như mọi người đánh giá, có thể chỉ trong bối cảnh đó, trong sự gấp gáp, người mẹ mới tranh thủ đút cơm cho con.
Nhìn bức ảnh này, không ít phụ huynh bày bỏ những tâm tư, nhức nhối.
Anh Trần Hùng, một phụ huynh ở TPHCM cho biết, cảnh này ở khắp mọi nơi, mỗi sáng đưa con đi học lại càng thấm thía, đồng cảm với phụ huynh.
Ở cổng trường, sân trường tiểu học con Hùng đang theo học, mỗi sáng có hàng chục phụ huynh đứng đút thức ăn cho con hoặc đứng canh con ăn sáng. Còn các con, có đứa mắt nhắm, mắt mở cố nuốt thức ăn.
Như con anh, trường cách nhà chưa đến một cây số nhưng mỗi sáng mẹ cháu phải đánh thức con dậy từ 6h để vệ sinh, rồi lo ăn uống. Có những hôm con ngủ gật trên bàn ăn... Mắt không mở nổi!
Nhiều khi mẹ không kịp vì công việc thì ba ghé mua ổ bánh mỳ, ép con ăn vội hoặc dỗ dành, năn nỉ.
Nhà gần nên 6h30 sáng thì con anh Hùng đi học. Đến trường còn vài phút để cháu uống hộp sữa nhưng cũng có khi uống không kịp... Nghe tiếng trống trường cháu vùng chạy "Con xếp hàng chứ không sẽ bị sao đỏ ghi tên".
Buổi tối, cháu ngủ sớm nhất cũng gần 22h vì phải học, làm các kiều bài tập. Giờ vào học là 6h45 sáng.
Với những học sinh nhà cách trường vài cây số, bố mẹ vội đi làm thì đưa con học mà như con rối. Nếu giờ vào học như vậy, anh Hùng ước nhà trường tổ chức bữa ăn sáng để các cháu có bữa ăn quan trọng nhất một cách đoàng hoàng. Hoặc ước giờ vào học muộn hơn 30 phút.
Hình ảnh mẹ đút cho ăn có thể khó coi, nhưng anh Hùng lại thấy đồng cảm. Đó là sự lo lắng, quan tâm của người mẹ về bữa ăn của con. Để cháu tự ăn có thể lâu không kịp giờ hoặc cháu bỏ bữa... Lý do vậy có thể cũng không đúng nhưng nếu có thời gian thong thả thì không bố mẹ nào lại muốn con phải đứng ăn ngoài đường.
"Đó là trường hợp bức ảnh được chụp vào lúc sáng sớm, trước giờ vào học. Còn giờ tan học, có thể người mẹ này sắp phải đưa con đi học thêm", ông bố dự đoán.
Học trò thiếu ngủ, bữa ăn tạm bợ, sơ sài, ăn ngay khi ra khỏi trường hay ăn ngay khi đang ngồi trên xe máy... là hình ảnh không hiếm ở các thành phố lớn.
Điều đó cũng phần nào phản ánh thực trạng con trẻ đang gánh những hậu quả từ áp lực cuộc sống, áp lực về học hành, về giáo dục, giao thông... Những áp lực này khiến các nhu cầu cơ bản của con người là ăn, ngủ cũng bị ảnh hưởng.
Theo Dân Trí
Sôi nổi Chương trình 'Toyota cùng em học an toàn giao thông' Gần 1.000 học sinh đến từ 10 địa phương trên cả nước cùng tham gia giao lưu tìm hiểu và chơi các trò chơi về kiến thức an toàn giao thông do Toyota Việt Nam phối hợp tổ chức vừa qua. Ngày 30.3, tại Nhà thi đấu đa năng Đại Yên, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), Công ty ô tô Toyota Việt...