HS, SV nghèo được nộp chậm học phí 3 tháng theo quy định
Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục ĐH về thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập tại một số địa phương. Theo đó, HS, SV thuộc diện này được nộp chậm học phí 3 tháng theo quy định.
Bộ GD-ĐT vừa phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đi kiểm tra thực tế việc thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập tại một số địa phương trên cả nước.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, trong quá trình kiểm tra, Bộ thấy việc thực hiện xác nhận Đơn đề nghị cấp tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí cho học sinh, sinh viên của một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học chưa nghiêm túc, chưa đúng với quy định của Thông tư liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 15/11/2010 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 49 (gọi tắt là Thông tư liên tịch số 29). Thậm chí, nhiều cơ sở xác nhận tràn lan cho học sinh, sinh viên cá biệt có cơ sở còn ký khống giấy xác nhận để học sinh, sinh viên tự điền các thông tin còn lại nhiều cơ sở ngoài công lập cũng thực hiện ký xác nhận cho học sinh, sinh viên… Điều này đã gây khó khăn cho các Phòng lao động-thương binh và xã hội cấp huyện trong việc chi trả tiền miễn, giảm học phí, ảnh hưởng đến quyền lợi của người học thuộc diện chính sách.
Để thực hiện đúng quy định của Thông tư liên tịch số 29, Bộ GD-ĐT yêu cầu Thủ trưởng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thực hiện ngay một số nội dung như: Thực hiện nghiêm túc việc ký xác nhận Đơn đề nghị cấp tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí cho học sinh, sinh viên theo đúng mẫu biểu và thời gian quy định tại Thông tư liên tịch số 29.
Video đang HOT
Hàng năm, vào mỗi học kỳ theo thời gian quy định của Thông tư liên tịch số 29, Thủ trưởng đơn vị xác nhận 1 lần vào Đơn đề nghị cấp tiền hỗ trợ miễn giảm học phí khi đã có đầy đủ thông tin trên đơn theo Mẫu và hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung đã xác nhận. Nếu học sinh, sinh viên bị mất hoặc thất lạc giấy xác nhận thì thực hiện cấp lại nhưng phải ghi rõ là cấp lần 2 hoặc lần 3…).
Thực hiện thu học phí chậm 3 tháng đối với học sinh, sinh viên thuộc diện được miễn, giảm học phí kể từ khi bắt đầu bước vào đầu học kỳ mới, để tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên có đủ thời gian nhận tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí tại địa phương.
Trong quá trình thực hiện nếu gặp khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ GD-ĐT để được xem xét, giải quyết.
Hồng Hạnh
Theo dân trí
Hà Nội chính thức áp dụng mức học phí mới
Ngày 11/7, HĐND Hà Nội thông qua Nghị quyết miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập mới. Theo đó, kể từ năm học 2012-2013, Hà Nội áp dụng mức học phí ở các bậc học là 40.000 đồng/tháng với khu vực thành thị, 20.000 đồng/tháng với khu vực nông thôn.
Mức học phí mới ở Hà Nội chính thức được thông qua sau nhiều năm cân nhắc.
Cụ thể, mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục hướng nghiệp công lập được quy định như sau: đối với mức trần học phí đối với trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng công lập thực hiện theo quy định tại điểm 1, điểm 2 Điều 12 Nghị định 49 Chính phủ. Căn cứ mức trần đã quy định, Hiệu trưởng các trường căn cứ vào yêu cầu phát triển của ngành đào tạo, hình thức đào tạo, hoàn cảnh của học sinh, sinh viên để quy định mức học phí cụ thể đối với từng đối tượng, từng trình độ đào tạo cho phù hợp.
(Mức học phí bổ túc văn hóa áp dụng như giáo dục phổ thông mức học phí học nghề 1 năm học áp dụng như mức học phí 1 tháng của phổ thông)
Mức trần học phí đối với trung cấp nghề, cao đẳng nghề công lập thực hiện theo quy định tại điểm 3 Điều 12 Nghị định 49 của Chính phủ. Căn cứ mức trần đã quy định, Hiệu trưởng các trường căn cứ vào yêu cầu phát triển của ngành đào tạo, hình thức đào tạo, hoàn cảnh của học sinh, sinh viên để quy định mức học phí cụ thể đối với từng đối tượng, từng trình độ đào tạo cho phù hợp.
Mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo thực hiện chương trình chất lượng cao: Thực hiện theo điểm 4 điều 11, điểm 9 Điều 12 Nghị định số 49 Chính phủ, Điều 6 Thông tư số 29 của Liên Bộ Giáo dục Đào tạo - Tài chính - Lao động Thương binh Xã hội.
Mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo ngoài công lập được thực hiện theo điểm 4 Điều 10 Nghị định số 49 của Chính phủ. Các cơ sở giáo dục và đào tạo ngoài công lập được tự quyết định mức thu học phí trên cơ sở tính toán các khoản chi phí đủ đáp ứng cho việc dạy và học, phải thông báo công khai mức học phí cho từng năm học (đối với giáo dục mầm non và phổ thông) và công khai cho từng năm học và dự kiến cả khóa học (đối với giáo dục nghề nghiệp) đồng thời phải thực hiện Quy chế công khai đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định.
Học phí đối với sơ cấp nghề, dạy nghề thường xuyên, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của các doanh nghiệp nhà nước, học phí đào tạo theo phương thức giáo dục thường xuyên, đào tạo theo tín chỉ, học phí đối với người nước ngoài học ở các cơ sở giáo dục Việt Nam: Thực hiện theo điểm 4, 6, 7, 8, 9 điều 12 Nghị định 49của Chính phủ.
Cũng theo nghị quyết, ngoài các đối tượng không phải đóng học phí và được miễn, giảm học phí, được hỗ trợ chi phí học tập thực hiện theo các quy định hiện hành của Chính phủ, Hà Nội còn áp dụng các chính sách này cho học sinh ở 13 xã miền núi khó khăn gồm: Ba Vì, Khánh Thượng, Minh Quang, Vân Hòa, Yên Bài, Ba Trại, Tản Lĩnh (huyện Ba Vì) Yên Trung, Yên Bình, Tiến Xuân (huyện Thạch Thất), Phú Mãn, Đông Xuân (huyện Quốc Oai), An Phú (huyện Mỹ Đức) và 2 xã giữa sông gồm: Minh Châu (huyện Ba Vì), Vân Hà (huyện Phúc Thọ).
Quang Phong
Theo dân trí
Hà Nội đề xuất giảm học phí UBND TP.Hà Nội đã có tờ trình gửi HĐND thành phố về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Theo đó, mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo...