Hotgirl “bán diêm”
Có một… hotgirl nổi tiếng khắp vùng. Nàng có một sắc đẹp mà bất cứ người con trai nào nhìn thấy cũng… lảo đảo.
Trong truyện cổ Andersen, giữa đêm đông giá buốt, có cô bé bán diêm cô độc, nghèo khổ, tự đốt từng cây diêm để sưởi ấm mình. Còn trong “truyện cổ” này, cũng có một cô bé như thế, khác chăng cô ấy là… hotgirl, với hàng ngàn người mến mộ. Tại sao lại có chuyện li kì như thế?
Ngày xửa ngày xưa có một… hotgirl nổi tiếng khắp vùng. Nàng có một sắc đẹp mà bất cứ người con trai nào nhìn thấy cũng… lảo đảo như cái chảo. Có một chàng học trò nghèo đem lòng iu mến hotgirl kia, nhưng khi chàng cất tiếng ngỏ lời, nàng cười sặc sụa như hít phải tiêu bột và phán: Chừng nào không còn tên con trai nào trên đời này dòm tới tui nữa, họa may tui mới làm bạn với anh! Hằng ngày, lượng thư tỏ tình gửi về cho hotgirl nhiều đến nỗi nàng không thèm đọc. Ba mẹ nàng không nỡ đem cân giấy vụn, nên bỏ hết vô bao tải chất trong kho. Nhưng chính vì nhiều người mến mộ quá, nàng ngày càng chảnh. Dòm tên nào cũng thấy không ưng ý. Kết cục các chàng ngày càng lánh xa nàng. Ai vẫn đem lòng thầm yêu thì tỏ ra nghi hoặc, chắc chẳng tới lượt mình, thôi quên đi cho lành. Mùa đông năm ấy, những lễ hội đến gần mà nàng vẫn phòng không bóng chiếc. Đêm Noel, nàng đành nằm giở truyện cổ tích ra đọc đỡ rầu. Tới chuyện Cô bé bán diêm, giữa mùa đông lạnh lẽo, diêm bán không được bèn quẹt từng cây lên, tự sưởi ấm mình- nàng bèn nảy ra ý định, hay mình… lấy thư tình của các chàng ra đốt từng cái, sưởi ấm tâm hồn chơi! Mấy bao tải thư được nàng lôi xuống, bật quẹt đốt từng lá! Nàng hotgirl đốt mãi, đốt mãi đến khi khói ngập ngụa căn phòng mà… bộ đồ lòng vẫn chẳng thấy ấm lên. Nàng vẫn quyết đốt tiếp, tới chừng nào hết mấy bao tải thư thì thôi! Khi lá thư cuối cùng tan trong ngọn lửa, nàng bỗng nghe “uỵch” một phát. Hoảng hồn ngó lại, dưới chân cầu thang nhà nàng một… ông già Noel nằm bất động. Nàng vội vàng chạy tới, giở… chòm râu giả của ông già Noel ra và ngỡ ngàng khi thấy đó là anh chàng học trò nghèo năm nào. Anh chàng thều thào: Anh biết đêm nay em rất buồn và cô đơn, nhớ lại lời em năm xưa, khi chẳng còn tên con trai nào iu em thì em mới chịu quen anh. Nên đêm nay anh đóng giả ông già Noel tính… chui ống khói vô nhà thăm em. Nhà em không có ống khói, nên anh leo xuống bằng… giếng trời, ai dè em… hun anh như hun chuột, anh đã sặc khói, tuột tay mà rớt xuống đây. Nói xong, anh chàng… bất động. Câu chuyện dừng lại ở đây, kết cục ra sao, mời bà con tự nghĩ!
Video đang HOT
Theo mực tím
Chặng đường khó khăn của hoạt hình Việt Nam
Nhiều người trong nghề và khán giả đang có cái nhìn lạc quan với hoạt hình Việt Nam. Tuy nhiên, để tạo dựng được thị trường cho phim hoạt hình vẫn còn cả chặng đường khó khăn phía trước.
Khoảng cách được rút ngắn
Tại Liên hoan phim Việt Nam vừa qua, nhà biên kịch Vũ Kim Dũng - Trưởng ban Giám khảo phim hoạt hình đã không còn ngần ngại khi nhận xét chất lượng các bộ phim tham dự không còn khoảng cách quá xa so với phim nước ngoài. Đạo diễn Phạm Minh Trí cũng lạc quan cho rằng hình ảnh, âm thanh trong phim hoạt hình Việt đã có bước tiến dài. Theo ông, nhờ cách làm phim kỹ thuật số, áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến của thế giới, đã mang lại cho phim hoạt hình trong nước diện mạo mới.
Phim hoạt hình Dưới Bóng Cây
Trong những bước tiến của hoạt hình Việt, không thể không nhắc tới "làn gió" mới từ các công ty, nhóm làm phim tư nhân. Những cơn sốt liên tiếp khi bộ phim Dưới bóng cây (Colory), hay Cô bé bán diêm (True-D)... ra mắt, khiến nhiều người phải giật mình, có cái nhìn khác về phim hoạt hình trong nước. Đạo diễn Phạm Minh Trí chia sẻ: "Họ là những gương mặt mang đến luồng sinh khí mới, tác động mạnh mẽ đến những người làm phim hoạt hình thuộc thế hệ cũ. Sự xuất hiện của họ sẽ giúp tăng tính cạnh tranh trong môi trường sản xuất phim hoạt hình hiện nay".
Không thể phủ nhận hoạt hình Việt Nam đã có những bước dịch chuyển đáng kể, nhưng hiện tại vẫn chưa tạo được thị trường. Vì sao?
Phải có bứt phá về tư duy
Theo đạo diễn Phạm Minh Trí, các bộ phim hoạt hình hiện nay chủ yếu vẫn được làm theo lối "cổ điển", dài trung bình 6 - 10 phút. Trong khi, phim chiếu rạp cần dài khoảng 90 phút, phim hoạt hình phát trên truyền hình cần làm theo dạng nhiều tập, còn phim ngắn chỉ nên dài khoảng 2 - 3 phút. Ông cho rằng làm phim ngắn có thể tốt nhưng làm phim dài lại là chuyện khác. "Để làm phim dài, phải nâng cao tính chuyên nghiệp trong mọi khâu sản xuất. Thời gian, kinh phí, hạ tầng sản xuất, kịch bản phải đầu tư hơn gấp nhiều lần so với làm phim ngắn", ông bày tỏ.
Phim hoạt hình Cô Bé Bán Diêm
Ông Đoàn Trần Anh Tuấn - Giám đốc Công ty Colory, cho biết cái khó khi thực hiện phim dài không nằm ở kỹ thuật mà ở khâu kịch bản. "Kỹ thuật có thể học hỏi, nhưng nếu không có kịch bản hấp dẫn, sẽ rất khó kêu gọi nhà đầu tư sản xuất", ông cho hay. Bên cạnh yếu tố kịch bản, đạo diễn Phạm Minh Trí cho rằng tư duy của đạo diễn phim hoạt hình cũng cần có nhiều thay đổi, bứt phá mạnh mẽ. "Với nhu cầu phát triển, ngôn ngữ hoạt hình cần phải thay đổi theo, như vậy mới đáp ứng trí tưởng tượng của khán giả", ông nói.
Liên hoan phim hoạt hình, tại sao không?
Từ lâu, người làm nghề luôn mong muốn có một liên hoan phim trong nước dành riêng cho thể loại hoạt hình. Nhưng đến nay, chưa có liên hoan phim hoạt hình nào được tổ chức. Đạo diễn Phạm Minh Trí cho rằng, với nguồn kinh phí hạn hẹp, vẫn có thể tổ chức liên hoan phim hoạt hình trên mạng. Theo ông, việc trình chiếu các bộ phim trên mạng có tác dụng quảng bá rất mạnh mẽ và người làm nghề cũng có thể dễ dàng chia sẻ, học hỏi lẫn nhau.
Hiện tại, hầu hết các nhà sản xuất phim hoạt hình vẫn chưa tính đầu ra, lợi nhuận của bộ phim. Hai cơ sở sản xuất phim hoạt hình lớn của nhà nước là Hãng phim sản xuất phim hoạt hình Việt Nam và Xưởng sản xuất phim hoạt hình (thuộc Trung tâm sản xuất phim truyền hình - Đài truyền hình Việt Nam) chủ yếu làm phim theo đơn đặt hàng. Bộ phim Dưới bóng cây được Colory sản xuất không với mục đích trình chiếu thu lợi nhuận, mà đơn thuần chỉ là bước đi thử nghiệm, thâm nhập trong lĩnh vực mới. Không chỉ Colory, nhiều công ty, nhóm làm phim tư nhân mới đang dừng ở mức thăm dò khán giả. Trong khi đó, chỉ khi mục đích kinh doanh được đặt ra mới có thể kích thích tính cạnh tranh, chuyên nghiệp hóa, phát triển của các cơ sở sản xuất phim, tạo thị trường cho phim hoạt hình.
Số lượng khán giả trong nước yêu thích phim hoạt hình không hề nhỏ. Các rạp chiếu không ít lần cháy vé, hay tăng suất chiếu với nhiều bộ phim hoạt hình "made in Hollywood" như Kungfu Panda, Rio... Có thể thấy nhu cầu của khán giả là mảnh đất màu mỡ cho các nhà sản xuất. Tuy nhiên, có tận dụng được hay không lại phải trông chờ vào những sự dấn thân, đột phá mới.
Theo PLXH
Điện ảnh Việt khi nào thôi cảnh "đốt diêm"? Khép lại một năm ầm ĩ của điện ảnh Việt là một hình ảnh mang tính biểu tượng trong bộ phim Cô bé bán diêm. Điện ảnh Việt vừa khép lại bằng sự kiện ít nhiều mang tính biểu tượng, liên quan đến phim hoạt hình "Cô bé bán diêm" của một xưởng phim Việt vô danh. Không ai biết tới True-D Animation...