Hốt hoảng đi tẩy nốt ruồi ‘tuyệt tự đường con cái’
Chị P. ( Tây Sơn, Hà Nội) một lần đi xem tướng, vừa nhìn thấy nốt ruồi ở chính giữa đoạn đầu mũi và môi trên, thầy đã phán, chị phải tẩy ngay nốt ruồi tuyệt tự đường con cái này không thì khó lấy chồng.
Tẩy nốt ruồi “độc”
Chị P. ở Tây Sơn, Hà Nội rơi vào hoàn cảnh khá oái oăm. Chị yêu một anh đã 6 tháng nay, nhưng chưa một lần ra mắt nhà người yêu. Một lần đi xem tướng, vừa nhìn thấy nốt ruồi ở chính giữa đoạn đầu mũi và môi trên của chị, thầy đã phán, chị phải tẩy ngay nốt ruồi tuyệt tự đường con cái này không thì khó lấy chồng.
Lo sợ nếu sau này, gặp nhà chồng tương lai khó tính, họ sẽ ngăn không cho con họ lấy chị nên chị P. muốn xóa bỏ nốt ruồi này.
Cháu Th. được bố mẹ đưa đến để tẩy nốt ruồi. (Ảnh: Nguyễn Tâm)
Theo bà Đinh Thị Kim Liên, giám đốc thẩm mỹ viện Thanh Bình thì có tới 70% người đi tẩy nốt ruồi vì xem tướng. Còn lại tỉ lệ đi tẩy do nốt ruồi trông mất thẩm mỹ.
Bà Liên cho biết: Không phải nốt ruồi nào cũng xấu, có những nốt ruồi tạo nên vẻ duyên dáng riêng của một cô gái. Vì vậy, với những người có nốt ruồi đẹp, bà Liên cương quyết không tẩy vì nếu tẩy đi “mình sẽ vô tình làm mất cái đẹp, mà chúng tôi là những người muốn làm đẹp cho người khác”.
Có mặt tại thẩm mỹ viện Thanh Bình, phóng viên chứng kiến cặp vợ chồng đưa cô con gái 15 tuổi tên Th. đến tẩy nốt ruồi trên mặt.
Cô bé trông khá đáng yêu với mái tóc dài, da trắng. Phải nhìn kĩ mới thấy trên mặt em xuất hiện một dải nốt ruồi nhỏ li ti, mờ mờ. Mẹ em cho biết: “Gia đình muốn cháu tẩy cho sáng mặt”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, bà Kim Liên cho rằng: Ở lứa tuổi đang lớn này, em có làn da rất đẹp, săn chắc, sức tái tạo lại lớn. Trông những nốt ruồi này như một dải ngân hà nhỏ trên mặt em.
Bà Liên nói: “Nếu gia đình tha thiết quá, tôi sẽ chọn 1 nốt và tẩy thử, nếu thấy kết quả tốt thì làm tiếp. Tuy nhiên, theo tôi, gia đình nên đưa cháu về, những nốt ruồi này không xấu. Trường hợp sau này cháu lớn hơn. Nếu tự thân cháu thấy những nốt ruồi này làm khuôn mặt cháu xấu, cháu muốn tẩy, quay lại đây, tôi sẽ tẩy cho”.
Nghe lời bà giám đốc thẩm mỹ viện, gia đình cháu bé cảm ơn và ra về, hẹn sau này nếu có nhu cầu sẽ quay lại.
Tẩy nốt ruồi, đừng coi thường
Nốt ruồi trên mặt chưa chắc đã là xấu.
Nhiều người muốn tẩy nốt ruồi nên nghĩ rất đơn giản liền ra hàng cắt tóc gội đầu để tẩy. Chị N. (Văn Cao, Hà Nội) là một ví dụ. Có nốt ruồi to ở phía trên mép trái, chị N. cho rằng trông rất xấu nên ra hàng gội đầu tẩy. Chủ cửa hàng gội đầu bôi một loại thuốc trực tiếp lên nốt ruồi, chị N. thấy đau rát. Sau đó, nốt ruồi mất đi nhưng chỗ nốt ruồi đó sưng tấy và để lại một vết sẹo.
Bà Đinh Thị Kim Liên cho biết: Mỗi người đều có tế bào sản xuất hắc tố rải đều trong da, quyết định màu da sáng, tối khác nhau. Khi các tế bào này tập trung nhiều hơn tại một điểm sẽ tạo nên nốt ruồi. Thông thường 99% nốt ruồi là lành tính, không gây nguy hiểm cho cơ thể. Tuy nhiên, việc nhiều người coi nhẹ tẩy nốt ruồi sẽ gặp nguy cơ lớn như bị nhiễm trùng chỗ tẩy vì thực hiện ở nơi không uy tín dùng thuốc tẩy, axit để đánh bay nốt ruồi.
Ở những cửa hàng cắt tóc gội đầu, họ dùng phương pháp thủ công, không kiểm soát được vấn đề nhiễm khuẩn, không có chuyên môn.
Tuy nhiên, với những u hắc tố, người tẩy nốt ruồi cần cẩn trọng. Nếu thấy ngứa, sần sùi, màu sắc không đều, nổi gờ trên mặt da, lan rộng theo thời gian hoặc khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cần làm xét nghiệm, giải phẫu bệnh lý mới có kết quả chính xác nhất. Nếu là các u hắc tố, bệnh nhân cần được theo dõi, điều trị bằng phẫu thuật ở bệnh viện.
Hiện nay, tại thẩm mỹ viện Thanh Bình, đang áp dụng phương pháp tẩy nốt ruồi bằng kỹ thuật laser sẽ xóa bỏ hoàn toàn nốt ruồi. Phương pháp này bằng máy rất vệ sinh và không bị nhiễm khuẩn.
Nguyên tắc cơ bản của các phương pháp này là đốt bỏ phần mụn ruồi và tạo ra một vết bỏng nhỏ ở nơi đốt. Trước khi đốt bệnh nhân sẽ được gây tê giảm đau, sau khi đốt phải sát trùng tại chỗ tránh nhiễm trùng da và uống kháng sinh tránh bội nhiễm.
Theo vietbao
Tăng vitamin C giúp trẻ phòng bệnh tay chân miệng
Để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và phòng tránh dịch bệnh, phụ huynh nên lưu ý chế độ dinh dưỡng cho con, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và bổ sung vitamin C.
Theo thông tin của tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh tay chân miệng do virus thuộc nhóm virus đường ruột (enterovirus) gây ra. Enterovirus có nhiều loại khác nhau bao gồm polivirus, coxsackievirus, echovirus và các enterovirsus khác.
Bệnh tay chân miệng thường do coxsackievirus A16 gây nên với một vài biến chứng nhẹ và tự khỏi. Gần đây, số lượng bệnh nhi bị tay chân miệng được chẩn đoán mắc enterovirus 71 (EV71) tăng nhanh, chiếm khoảng 70% tổng số dương tính với virus đường ruột. Điều này khiến mọi người quan ngại vì 100% trẻ tử vong do bệnh này đều mắc phải EV71.
Bổ sung vitamin C mỗi ngày để giúp bé tăng sức đề kháng và phát triển toàn diện.
Nhiều chuyên gia nhận định, dịch bệnh vẫn còn kéo dài mà chưa chấm dứt là do sức đề kháng của trẻ em Việt Nam còn yếu kém. Việc này phát xuất từ tâm lý của nhiều bậc phụ huynh chỉ lo ép con ăn nhiều mà không biết có đủ chất dinh dưỡng cần thiết để tăng sức đề kháng hay không. Trẻ em lại dễ cảm nhiễm và phát bệnh, bởi cơ thể bé ít kháng thể, được miễn dịch từ những lần phơi nhiễm trước như người trưởng thành.
Giống như các hệ thống khác trong cơ thể người, hệ miễn dịch cũng cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là vitamin C để có thể hoạt động tốt. Theo nghiên cứu của Đại học Puerto Rico và một số cơ quan tại Mỹ, trẻ đang bị nhiễm trùng hoặc sống trong môi trường ô nhiễm, dịch bệnh thì nồng độ vitamin C trong tế bào bạch cầu và hoạt động của một số protein miễn dịch bị suy giảm. Do đó, việc bổ sung vitamin C hàng ngày là cần thiết để đảm bảo đủ nhu cầu của trẻ.
Bác sĩ Trần Nguyễn Minh Trị, Trưởng phòng Y khoa, đại diện công ty United International Pharma chia sẻ để giúp trẻ tăng sức đề kháng, phụ huynh nên lưu ý dinh dưỡng cho bé thông qua thức ăn, giữ vệ sinh sạch sẽ và bổ sung vitamin C với các chế phẩm như si-rô. Chúng có thể giúp bé dễ hấp thu và đảm bảo cung cấp đủ lượng C cần thiết trong ngày.
Hơn 50% vitamin C trong thực phẩm bị hao hụt trong quá trình bảo quản và chế biến. Tuy nhiên, mỗi ngày, trẻ dưới 12 tuổi cần 75-100 mg vitamin C để tăng sức đề kháng.
Sức đề kháng yếu là nguyên nhân khiến trẻ dễ nhiễm bệnh.
Trong tháng 6, 7 này, nhãn hàng Ceelin phối hợp với Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Trung Ương sản xuất và phát hành đợt một 21.000 cuốn cẩm nang "Phòng ngừa và xử trí bệnh tay chân miệng" đến phụ huynh, giáo viên, người trực tiếp chăm sóc trẻ tại những điểm nóng của dịch bệnh, giúp nâng cao ý thức phòng bệnh cho cộng đồng. Đồng thời, công ty cũng phối hợp với các cơ quan báo chí thực hiện truyền thông nâng cao nhận thức và cách tăng cường sức đề kháng cho bé đến các bậc phụ huynh, giáo viên, người trực tiếp chăm sóc trẻ.
Theo thông tin từ trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Trung Ương, đê tăng cường phòng bênh tay, chân, miêng cho trẻ, bạn nên lưu ý đên những điêu sau:
Vệ sinh cá nhân: Giữ gìn vệ sinh răng miệng và cơ thể trẻ. Bạn và con cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dưới vòi nước chảy (cả người lớn và trẻ em). Đặc biệt, bạn cần rửa kỹ lưỡng hơn trước khi chế biến thức ăn, bế ẵm hoặc sau khi vệ sinh, thay tã cho trẻ thường xuyên tây rửa dụng cụ học tập, đồ chơi và trụng nước sôi đồ dùng ăn uống của bé. Bên cạnh đó, bạn cũng cần thường xuyên lau chùi các bê mặt tiêp xúc như mặt bàn, sàn nhà bằng xà phòng thu gom, xử lý chất thải của trẻ đúng nơi, đúng cách.
Tăng cường sức đề kháng: Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin C hàng ngày. Trẻ cân ăn chín, uống chín. Không nên cho trẻ ăn các thức ăn nấu sẵn bày bán ngoài đường. Không mớm thức ăn cho trẻ không cho bé ăn bốc, mút tay, ngậm đồ chơi.
Khuyến khích trẻ vận động, tập luyện thể dục thể thao để rèn luyện sức bền và luôn khỏe mạnh.
Kịp thời đưa con đên bênh viên đê thăm khám khi trẻ có những biểu hiện của bệnh tay chân miệng, như sốt, nổi bóng nước ở tay, chân, miệng...
Theo VNE
Tắm cho trẻ sơ sinh Các bà mẹ thường lúng túng khi tắm cho bé sơ sinh, nhiệt độ nước tắm bao nhiêu là vừa? Tắm bằng gì để tốt cho sức khoẻ của bé? Tắm bao nhiêu lần trong tuần? Với bé sơ sinh, nhiều mẹ cho rằng chỉ cần tắm cho bé 2 - 3 lần/tuần là đủ. Tất nhiên mẹ vẫn phải dùng khăn ấm...