“Hot girl thẩm phán” lại gây “sốt” khi diện cảnh phục
Mỹ Nhi từng gây “bão” mạng khi hóa thân thành nữ thẩm phán trong một phiên tòa giả định. Thậm chí hình ảnh của cô bạn còn được cả truyền thông Trung Quốc khen ngợi hết lời vì diện mạo xinh đẹp.
Lê Mỹ Nhi – cô nữ sinh sinh năm 1999 đến từ mảnh đất Quảng Trị là một trong những gương mặt hotgirl mạng xã hội được nhiều bạn trẻ yêu mến hiện nay.
Mỹ Nhi bất ngờ nổi tiếng sau khi hình ảnh cô bạn khoác áo thẩm phán trong một phiên tòa giả định được chia sẻ rộng rãi.
Mỹ Nhi lại gây “sốt” với bức ảnh mặc cảnh phục
Trước đó, Nhi từng được ưu ái gọi với biệt danh “hotgirl thẩm phán”
Được biết, Nhi hiện đang là sinh viên năm 3 của trường Học viện Tòa án, ngành Luật. Sở hữu vẻ ngoài xinh đẹp cùng tố chất của một chủ tọa tương lai nên khi đó, 9x nhanh chóng thu hút sự chú ý, đặc biệt còn được truyền thông Trung Quốc giành nhiều mỹ từ để khen ngợi.
Mới đây, sau 1 năm nổi tiếng, Mỹ Nhi lại tiếp tục gây “bão” mạng khi khoác lên mình bộ cảnh phục. Chú thích cho bức ảnh của mình, 9x viết: “Em cần anh hỗ trợ gì không? Diễn án 20/5/2020″.
Theo như miêu tả của cô nữ sinh thì đây cũng là một trong những buổi học giả lập và Nhi vào vai một cô cảnh sát.
Video đang HOT
Nhi hiện đang là sinh viên Học viện Tòa án
Liên hệ với Mỹ Nhi, cô bạn cho biết bức ảnh mặc cảnh phục được Nhi chụp vào ngày 20/5 vừa qua. Đây là tạo hình của cô bạn khi tham gia diễn án tố tụng hình sự – một môn học trong chương trình học đại học của Nhi. Ở buổi diễn án này, Nhi vào vai hỗ trợ tư pháp.
So với bức ảnh giúp cô bạn nổi tiếng cách đây 1 năm, tuy thần thái và biểu cảm không lạnh như vai trò thẩm phán nhưng diện mạo xinh đẹp của 9x vẫn không hề thay đổi. Chính vì vậy, bức ảnh vẫn nhận được hơn 3.400 lượt người yêu thích.
Cô bạn sở hữu diện mạo cuốn hút
Ngoài việc học tập, Mỹ Nhi còn thử sức với vai trò mẫu ảnh cho các cửa hàng thời trang. Ban đầu Nhi chỉ đi chụp dạo, rồi cứ thế cô bạn bước chân vào nghề mẫu ảnh. Với gương mặt và ngoại hình ấn tượng, Mỹ Nhi được nhiều nhãn hàng ưu ái “chọn mặt gửi vàng”.
9x từng tiết lộ mục tiêu sắp tới của cô bạn là cố gắng ra trường đúng thời hạn, với tầm bằng đạt loại khá trở lên. Sau khi tốt nghiệp, Nhi mong muốn được về Quảng Trị để sinh sống, làm việc và cống hiến cho quê hương.
Ngoài việc học tập, Nhi còn là một mẫu ảnh
Cô bạn được nhiều thương hiệu “chọn mặt gửi vàng”
Ảnh: FBNV
Hết cách ly xã hội, sinh viên hoan hỉ: 'Bố ơi mổ gà đón con'
Sau khi Hà Nội hết thời gian giãn cách xã hội, nhiều trường đại học đã thông báo đi học trở lại thì sinh viên Học viện Tòa án hoan hỉ: "Bố ơi mổ gà đón con", vì được thông báo cho... nghỉ.
Kiểm soát dịch Covid-19 tại Học viện Tòa án - ẢNH: HVTA
Về nhà thôi!
Cuối giờ chiều 23.4, trên fanspage của Học viện Tòa án, quản trị viên chia sẻ một thông tin về kết quả cuộc họp của ban giám đốc học viện liên quan tới việc hết giãn cách xã hội mà tất cả học viên, sinh viên của học viện đang chờ đón.
Học viên, sinh viên ùa vào thả "tim", hoặc "like", kèm theo những lời bình luận thể hiện sự hoan hỉ, như "em yêu trường em", "cuối cùng cũng được về nhà rồi", "sáng ngóng chiều mong tối thành hiện thực", "bố ơi mổ gà đón con"... Cũng có thành viên chỉ đưa ra một nhận xét vui vui có ý so sánh: "Các trường khác thì sinh viên chuẩn bị ra Hà Nội...".
Theo nội dung chia sẻ trên, Ban Giám đốc Học viện Tòa án cho phép tất cả học viên, sinh viên của học viện được nghỉ học từ cuối tuần này đến hết ngày 3.5. Tuy nhiên, lớp nào không có lịch học từ nay đến cuối tuần có thể được nghỉ sớm hơn.
Để tổ chức thực hiện chỉ đạo này, lớp trưởng các lớp tổng hợp danh sách các học viên, sinh viên trong lớp có nhu cầu về hay ở lại. Các trường hợp ra khỏi học viện sau khi có ý kiến đồng ý của phòng quản lý chức năng; phải cam kết chỉ đi về nhà mình, không đi chơi, không đi làm thêm và vẫn phải chấp hành nghiêm quy định về phòng, chống dịch bệnh.
Sau khi học viên, sinh viên đã rời khỏi học viện thì không được quay trở lại trước ngày 3.5. Học viện Tòa án sẽ thông báo chính thức về quyết định này trong ngày 24.4.
Quản trị viên fanspage cũng khuyến cáo học viên, sinh viên đừng quá vui mừng mà quyết định nóng vội về việc... ra khỏi cổng trường: "Có 2 vấn đề các em sẽ phải quan tâm trước tiên: phương tiện giao thông công cộng đã có chưa và hoạt động như thế nào? Nếu chưa thì về quê như thế nào? Về quê thì có bị cách ly theo quy định không?".
Vừa dạy học, vừa "cách ly tập thể" 47 ngày
Chia sẻ với Thanh Niên, TS Nguyễn Minh Sử, Phó giám đốc Học viện Tòa án, giải thích sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán, học viện đã cho học viên và sinh viên đi học tập trung trở lại từ ngày 2.3 đến nay. Trong suốt quá trình tổ chức giảng dạy, học viện đã yêu cầu tất cả cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên chấp hành nghiêm ngặt các yêu cầu về phòng chống dịch bệnh Covid-19.
TS Sử nói: "Thời gian vừa rồi, các học viên và sinh viên học hành trong bối cảnh chống dịch Covid-19 nên các em thực sự căng thẳng, giờ mới được nghỉ ngơi. Chờ mãi Chính phủ mới cho phép hết giãn cách xã hội, thì học viên, sinh viên học viện mới được ra ngoài về quê. Trong thời gian qua, người dân bình thường chỉ bị "cách ly" 3 tuần, còn học viên, sinh viên của học viện đã được cách ly 47 ngày rồi".
Theo TS Sử, từ ngày 12.3, học viện đã yêu cầu tất cả học viên, sinh viên không được phép ra ngoài khuôn viên Học viện Tòa án. Trong trường hợp bất khả kháng hoặc có lý do chính đáng phải báo cáo Trưởng ban Ban phòng chống dịch Covid-19 của học viện xem xét, quyết định.
Các trường hợp không muốn tiếp tục học tập có thể làm đơn xin tạm nghỉ học để rời khỏi Học viện Tòa án và phải cam kết tự chịu trách nhiệm về sức khỏe của mình từ thời điểm rời học viện và tự nguyện học lại ở các kỳ học sau.
Các học viên, sinh viên đang ở ngoài học viện thì không được đến trường cho đến khi có thông báo chính thức. Các trường hợp này có trách nhiệm chủ động tự học, tự nghiên cứu bài giảng thông qua hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm, của giảng viên, các bạn trong lớp và các tài liệu, giáo trình. Học viện sẽ có kế hoạch học bù và thi, kiểm tra bù với các em.
Các trường hợp ra ngoài khi không được phép hoặc né tránh các biện pháp kiểm dịch sẽ không được trở lại trường và tự chịu trách nhiệm về sức khỏe của mình từ thời điểm rời học viện. Các trường hợp vi phạm sẽ bị xem xét, xử lý nghiêm khắc.
Thuận lợi nhờ ở giữa cánh đồng
Sau ngày 1.4, học viện vẫn tiếp tục tổ chức giảng dạy theo 2 hình thức trực tiếp và trực tuyến, đồng thời thực hiện yêu cầu giãn cách xã hội của Chính phủ. Với các lớp học trực tiếp, học viện chia nhỏ lớp, đảm bảo khoảng cách 2 m giữa mỗi người. Nhà ăn 600 chỗ của học viện phục vụ từ sớm (bữa trưa bắt đầu từ 9 giờ 30, bữa tối bắt đầu từ 16 giờ 30), chia ca phục vụ, mỗi ca 30 phút, để đảm bảo không tập trung đông người trong một ca ăn.
Nhà ăn cũng bố trí các suất ăn linh hoạt để học viên, sinh viên mang đồ về ăn tại phòng trong ký túc xá. Trong thời gian "cách ly", học viên, sinh viên không được cho người ngoài phòng đến cùng ăn trong phòng mình.
TS Sử chia sẻ: "Thuận lợi của học viện là nằm biệt lập giữa cánh đồng ở ngoại thành Hà Nội (huyện Gia Lâm), có khuôn viên khép kín, dễ kiểm soát người ra vào.
Ký túc xá (khoảng 1.500 chỗ) hiện đại, tiện nghi, có đủ chỗ ở cho tất cả học viên, sinh viên. Vì thế, trong thời gian qua, học viện vẫn tổ chức hoạt động dạy học được bình thường trong khuôn viên khép kín đó, vừa đảm bảo chất lượng đào tạo mà vẫn làm tốt công tác phòng chống dịch Covid-19".
Quý Hiên
Nữ sinh Phú Yên xinh đẹp, đa tài và cơ duyên trở thành sinh viên của Học viện Tòa án Vừa xinh đẹp lại vừa đa tài, Trần Lê Vân chắc hẳn là cô gái không còn quá xa lạ đối với cộng đồng sinh viên nói chung cũng như là sinh viên của Học viện Tòa án nói riêng. Những cô nàng ngành luật luôn được mọi người đùa vui rằng khô khan, cọc cằn. Điều này được đánh giá dựa trên...