Hot girl Hà Nội thạo 3 ngôn ngữ, giành học bổng 7 tỷ từ trường đại học hàng đầu nước Mỹ, nhà 3 đời toàn Thạc sĩ – Tiến sĩ
Không chỉ sở hữu ngoại hình xinh xắn, cô bạn trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam còn có thành tích học tập siêu khủng.
Nhận được học bổng toàn phần của trường đại học Mỹ là mơ ước của nhiều bạn trẻ Việt. Nó không đơn thuần là khoản hỗ trợ tài chính, góp phần giảm áp lực kinh tế cho gia đình mà còn trao cho học sinh cơ hội được bước ra thế giới, mở rộng thế giới quan về cuộc sống của mình.
Cô bạn Yến Lan được mệnh danh là hot girl trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam là ví dụ điển hình. Cô bạn vừa trúng tuyển học bổng trị giá 300.000 USD (gần 7 tỷ đồng) tại trường đại học Pennsylvania (UPenn) – một trong 8 trường thuộc nhóm Ivy League danh giá.
Phải nói thêm, đại học Pennsylvania được xếp hạng thứ 8 ở Mỹ và đứng thứ 16 toàn thế giới theo BXH tuyển sinh của QS. Trong kỳ tuyển sinh vừa qua, trường nhận mức hồ sơ cao kỷ lục khiến cho việc thi vào chỉ ở mức 5,68%.
Nữ sinh trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam
Một số thành tích của Yến Lan
- Giải Nhất TP Olympic Tiếng Anh
- Điểm SAT: 1540/1600, SAT 2: 800/800, IELTS 8.0, chứng chỉ B1 tiếng Pháp
- Thực tập sinh ở NatureClaim.com (dự án phát triển các loại thuốc tự nhiên và thay thế của các Tiến sĩ tại ĐH Chicago)
- Học bổng 300.000 USD của ĐH Pennsylvania (Mỹ) ngành Khoa học nhận thức
- Summer internship ở Monkey Junior
- Học bổng vào chương trình Programs for Talented Youths của trường Vanderbilt hè năm 2020
Thành thạo 3 ngôn ngữ, áp lực vì gia đình toàn Thạc sĩ – Tiến sĩ
Yến Lan sinh ra trong một gia đình có truyền thống du học. Cô bạn có bố mẹ, cô, dì, thậm chí là cả ông bà đều đi học Thạc sĩ, Tiến sĩ ở nước ngoài. 10x chính là người đầu tiên trong gia đình ước mơ được đi du học bậc đại học để tiếp nối truyền thống gia đình.
Video đang HOT
Suốt những năm tiểu học và THCS, Yến Lan chỉ học trường công lập bình thường. Cho đến năm cấp 3, nữ sinh quyết tâm thi vào trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam – trường chuyên có tiếng ở thủ đô.
Hồi mới vào trường không quen ai nên cứ thấy hoạt động hay CLB nào hay ho là Yến Lan lại xin apply vào. Sau dần, cô nàng cũng có được những vị trí nhất định ở các hoạt động ngoại khóa như: Trưởng ban CLB Khoa học trong trường, Phó Chủ tịch CLB Văn hóa The Intermediaries…
Yến Lan từng 3 lần đều đạt thành tích Nhất – Nhì trong cuộc thi học sinh giỏi môn tiếng Anh cấp Quốc gia. 10x cũng có chứng chỉ B1 tiếng Pháp đủ để cô nàng giao tiếp và nói chuyện thoải mái với người nước ngoài.
Yến Lan có bằng 8.0 IELTS, chứng chỉ B1 tiếng Pháp
10x chia sẻ phương pháp học ngoại ngữ của mình: “Từ nhỏ mình đã xác định ngôn ngữ là thứ cần phải có. Đối với bất kì ngoại ngữ nào mình đều cố gắng tiếp xúc thứ tiếng ấy càng nhiều càng tốt bằng việc xem phim, xem YouTube có phụ đề, đọc thêm sách… Khi cần thi để lấy chứng chỉ hoặc giải thưởng gì đó thì ôn luyện đề đúng format ấy”.
Cũng từ những môn học này, Yến Lan biết đến ngành Cognitive Science (Khoa học nhận thức). Đây được coi là ngành học khá lạ mà khi kể với người quen, hầu hết bạn của 10x đều thấy bất ngờ:
“Hồi đầu mình chỉ biết đến một ngành liên quan cả Khoa học máy tính và 1 ngành có tính chất xã hội hơn như Giáo dục hoặc Tâm lý học. Một hôm mình đọc 1 blog nói về các ngành đang có xu hướng đi lên ở Mỹ thì mới biết đến Khoa học nhận thức. Và tình cờ ngành này cũng có đủ tiêu chí mình mong muốn: Sự pha trộn giữa cả khoa học và xã hội. Hơn nữa, sau khi đi thực tập ở công ty ứng dụng giáo dục cho trẻ em thì mình càng hiểu tầm quan trọng của Khoa học nhận thức trong việc phát triển công nghệ giáo dục và trí tuệ nhân tạo” – Yến Lan tâm sự thêm.
Cô nàng thích theo đuổi ngành Khoa học nhận thức
Hành trình giành học bổng 7 tỷ du học Mỹ
Để tăng khả năng trúng tuyển, Yến Lan không nộp hồ sơ vào các trường có thứ hạng cao mà chia thành nhiều nhóm, chẳng hạn top 20, top 50 hay top 100 và nộp ở mỗi nhóm vài trường.
Cô nàng chọn trường dựa trên 3 tiêu chí: Có ngành Khoa học nhận thức, sau đó là môi trường học tập và địa điểm. Yến Lan cũng ưu tiên chọn những trường có môi trường mở, phù hợp với những bạn sinh viên hướng ngoại. Sau cùng, Yến Lan apply cùng lúc 18 trường đại học.
Việc apply nhiều trường đại học cũng đồng nghĩa với việc phải viết nhiều bài luận. Với bài luận chính, Yến Lan phải lý giải được sự thống nhất của ngành mình học với các hoạt động ngoại khóa. Còn với bài luận phụ, mỗi trường lại có 1-2 bài nên cô nàng phải lên web trường để xem điểm mạnh của bản thân có phù hợp với yêu cầu đại học đưa ra hay không.
Yến Lan apply cùng lúc 18 trường và nhận được thư mời nhập học của 7 trường
Nữ sinh chia sẻ bí quyết: “Khi apply du học Mỹ cần 1 bài luận chính và tùy từng trường sẽ có bài luận phụ tương ứng. Với bài luận chính cũng là bài quan trọng nhất, mình đã chọn chủ đề: Nói về 1 thành tựu, sự kiện hoặc một phát hiện đã giúp bản thân trưởng thành và hiểu rõ người khác hơn”.
Với đề này, mình đã chọn nói về việc lúc bé luôn chú ý đến những gói bao bì sản phẩm khi đi với mẹ, để từ đó có phát hiện vẻ bề ngoài của bất kì thứ gì đều ảnh hưởng đến chúng ta. Bài luận nghe có vẻ đơn giản nhưng lại có ý nghĩa riêng với mình, trở thành thứ độc đáo của bản thân.
Ngoài ra bài luận của mình cũng giải thích được tại sao hồ sơ của mình có khá nhiều góc cạnh mà không thực sự tập trung vào 1 mảng, cũng như nhấn mạnh được niềm yêu thích với ngành Khoa học nhận thức. Một bài luận có độc đáo hay không, không nằm ở việc sử dụng ngôn ngữ bay bổng mà còn ở ý tưởng độc đáo và sở thích riêng”.
Việc ôn tập bài bản cũng như thành tích ngoại khóa tốt đã giúp Yến Lan giành được học bổng từ trường đại học danh giá bậc nhất nước Mỹ. Thời điểm hiện tại, cô nàng vẫn đang tập trung ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2021 sắp tới.
Hiện tại, Yến Lan đang tập trung ôn tập cho kỳ thi cuối cấp diễn ra vào tháng 7
Nguồn: Nhân vật cung cấp
Người vợ ít được chú ý của Steve Jobs và bản lĩnh đáng gờm trong giới đầu tư, cách nuôi dạy con có nét tương đồng với Bill Gates
Powell Jobs đã sử dụng tài sản mà bà được thừa kế sau sự ra đi của chồng Steve Jobs để mở rộng các hoạt động kinh doanh và hoạt động từ thiện.
Laurene Powell Jobs, tỷ phú 57 tuổi, là một đối thủ đáng gờm trong giới đầu tư với giá trị tài sản ròng là 21,7 tỷ USD, theo Chỉ số tỷ phú của Bloomberg. Dưới đây là cuộc sống của nữ doanh nhân và nhà từ thiện tích cực này.
Laurene Powell Jobs sinh ra ở West Milford, New Jersey, vào năm 1963. Cha của bà là phi công đã hi sinh trong một vụ tai nạn máy bay khi bà mới 3 tuổi. Mẹ của Laurene sau đó đã tái hôn. Powell Jobs học hai chuyên ngành khoa học chính trị và kinh tế tại Đại học Pennsylvania, và sau đó đi về phía tây đến Đại học Stanford để lấy bằng MBA. Sau khi tốt nghiệp Đại học Pennsylvania, bà làm việc tại Phố Wall cho Merrill Lynch và Goldman Sachs. Sau đó, nữ tỷ phú tiếp tục đăng ký vào Trường Cao học Kinh doanh của Stanford vào năm 1989.
Chuyện tình lãng mạn với ông chủ Apple
Bà gặp chồng trong một cuộc gặp gỡ ít ai ngờ đến. Hôn nhân của hai người được ví như chuyện tình của một người phụ nữ xinh đẹp và tham vọng với một trong những người đàn ông thành đạt nhất thế giới. Khi đó Steve Jobs đang giảng bài tại trường kinh doanh Stanford, và Powell tham dự cùng một người bạn.
Nhưng họ bị đuổi khỏi ghế do đã có người đặt trước, Powell dẫn bạn của cô ấy đến hàng ghế đầu và họ ngồi vào một vị trí đặc biệt dành riêng cho khách mời, tình cờ đó đã chỗ của Jobs. Sau đó cả hai đã trò chuyện và bắt đầu tìm hiểu lẫn nhau. Cuối cùng, ông chủ Apple cầu hôn bà vào ngày đầu năm mới 1990.
Nữ doanh nhân thành đạt
Bà bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là chiến lược gia giao dịch cho Goldman Sachs. Sau khi tốt nghiệp năm 1985, Powell Jobs đã dành ba năm làm việc tại Phố Wall.
Vào đầu những năm 90, bà đồng sáng lập Terravera, một công ty thực phẩm tự nhiên với trọng tâm là phát triển các nguyên liệu thô hữu cơ như ngũ cốc và hạt có dầu. Những nguyên liệu thô này sau đó được đưa vào ngành công nghiệp thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Sau khi có con, bà chủ doanh nghiệp đã lui về Terravera để dành nhiều thời gian hơn cho việc chăm sóc gia đình.
Năm 1997, Powell Jobs đồng sáng lập College Track với Carlos Watson. Tổ chức phi lợi nhuận này vẫn tồn tại cho đến ngày nay và giúp chuẩn bị cho những sinh viên có thu nhập thấp vào đại học thông qua dạy kèm và cố vấn. Công ty hiện có chín địa điểm trên khắp California, Colorado và Louisiana.
Sau khi chồng qua đời, Powell Jobs thừa kế tài sản của chồng - bao gồm 5,5 triệu cổ phiếu Apple và 7,3% cổ phần của Công ty Walt Disney - khiến bà trở thành người phụ nữ giàu thứ ba ở Hoa Kỳ và người phụ nữ giàu thứ năm trên thế giới, theo Forbes . Bà trở thành cổ đông lớn nhất của công ty cho đến khi giảm một nửa số cổ phần của mình vào đầu năm 2017.
Vào ngày 28 tháng 7 năm 2017, Emerson Collective của Powell Jobs đã mua lại phần lớn cổ phần của tạp chí The Atlantic.
Sẵn sàng làm dành toàn bộ tài sản làm từ thiện chứ không trao lại cho con
Gần một năm trước, Laurene Powell Jobs đã đưa ra quyết định là dành tất cả tài sản của mình cho tổ chức từ thiện và các mục đích cao cả khác. Trong bài phỏng vấn với The New York Times vào năm 2020, bà cho biết: "Nếu tôi sống đủ lâu, tôi sẽ dành dùng số tiền của mình để làm thiện nguyện đến cuối đời". Nữ tỷ phú tiết lộ kế hoạch quyên góp tài sản 28 tỷ USD ngay từ khi còn sống và số tiền còn lại sẽ được gửi đi sau khi mình qua đời.
Powell Jobs nói rằng quyết định cho đi toàn bộ số tiền của mình nhận được sự ủng hộ của người chồng quá cố, người đồng sáng lập Apple Steve Jobs. Sinh thời, ông cũng không khao khát sẽ sở hữu khối tài sản khổng lồ.
Powell cũng tuyên bố con cháu sẽ không nhận được khối tài sản khổng lồ từ cha mẹ. Bà cho biết: "Tôi không quan tâm đến khối tài sản được thừa kế, và các con tôi biết điều đó. Steve cũng không quan tâm đến điều đó".
Bà cũng không ngần ngại chia sẻ rằng: "Tôi được thừa hưởng tài sản từ chồng. Tôi tiếp tục là để vinh danh công việc của anh ấy và tôi đã dành cả cuộc đời mình để làm hết sức mình có thể để có thể phát triển những điều mà chồng tôi dành cả đời để tạo ra".
Trải qua một trong những bi kịch lớn trong cuộc đời, mất đi một người chồng, bà trở thành một trong những người phụ nữ giàu có nhất hành tinh, và người phụ nữ này đang sử dụng tài sản kếch xù của mình để tạo ra những giá trị tốt đẹp cho những người kém may mắn.
Gen Z thấy chuyện bất bình chỉ chụp màn hình gửi bạn xem, còn cô Phương Hằng chơi lớn gửi hết cho quý dzị cùng bàn luận Hóa ra đại gia Phương Hằng cũng giống như bất kỳ ai, thấy chuyện bất bình phải chụp ngay màn hình để gửi... quý dzị. Sau những màn livestream bóc phốt kết hợp ra mắt bộ châm ngôn sáng tạo đầy thú vị, nữ đại gia Phương Hằng nhanh chóng trở thành idol "gieo vần" trong mắt giới trẻ. Những câu nói đánh...