Hợp tác trong lĩnh vực quốc tế hóa giáo dục giữa 7 trường kỹ thuật
Vừa qua, nhóm 7 trường đại học kỹ thuật hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác trong lĩnh vực Quốc tế hóa giáo dục với nội dung Kiểm định quốc tế và bảo đảm chất lượng đáp ứng yêu cầu đào tạo tạo nhân lực chất lượng quốc tế.
Đại diện 7 trường ký thỏa thuận hợp tác.
Theo thỏa thuận hợp tác lần này, các trường sẽ phối hợp lĩnh vực quốc tế hóa giáo dục, với các hoạt động chung tổ chức bởi 7 trường gồm: Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh), Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng), Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Trường Đại học Giao thông vận tải, Trường Đại học Thủy lợi và Trường Đại học Mỏ – Địa chất.
Đây sẽ là cơ hội để các trường cùng nhau phát triển hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động kiểm định quốc tế và bảo đảm chất lượng. Trong bối cảnh quốc tế hóa giáo dục đại học, việc đẩy mạnh các hoạt động kiểm định quốc tế sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện Chiến lược phát triển, hoàn thành sứ mạng và mục tiêu tầm nhìn của mỗi trường. Hoạt động hợp tác gồm: Tổ chức tự đánh giá, kiểm định, đánh giá ngoài; văn bản, tài liệu phục vụ hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong; cung cấp nguồn lực triển khai công tác bảo đảm chất lượng, nâng cao chất lượng đào tạo; triển khai các quy trình bảo đảm chất lượng đào tạo; chuyển đổi số trong bảo đảm chất lượng và kiểm định; công tác đo lường, đánh giá và dự báo, cải tiến. Nhóm 7 trường là nhóm gồm những trường đại học tiêu biểu, cần lan tỏa giá trị 7 trường đang hướng tới và chia sẻ kinh nghiệm trong việc kiểm định để mang lại giá trị cộng hưởng.
Video đang HOT
Các trường hợp tác trong lĩnh vực Quốc tế hóa giáo dục với nội dung Kiểm định quốc tế và bảo đảm chất lượng
Quốc tế hóa giáo dục đại học là xu thế tất yếu, nhất là trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay. Với quá trình này, ngành giáo dục Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc bởi việc tham gia kiểm định mang lại rất nhiều lợi ích cho cả phụ huynh, sinh viên và các trường đại học. Việc hợp tác, chia sẻ nguồn lực về kiểm định quốc tế và bảo đảm chất lượng đáp ứng yêu cầu đào tạo tạo nhân lực chất lượng quốc tế với các trường kỹ thuật sẽ góp phần đào tạo ra những thế hệ công dân toàn cầu đồng thời nâng cao thứ hạng của Việt Nam trên thế giới trong lĩnh vực giáo dục.
Đây là lần thứ năm, 7 trường đại học ký kết hợp tác; trước đó, các trường đã ký kết thỏa thuận hợp tác về xây dựng chương trình đào tạo và thỏa thuận hợp tác về tuyển sinh, đào tạo, chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo, truyền thông.
Thêm 25 chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng
Số chương trình đào tạo được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do Bộ GD&ĐT cập nhật đến 31/10 đã tăng 25 chương trình so với trước.
Ảnh minh họa/ITN.
Theo danh sách các chương trình đào tạo được đánh giá/công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục Bộ GD&ĐT cập nhật đến 31/10/2022 có: 885 chương trình đào tạo đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá; 695 chương trình đào tạo được đánh giá ngoài; 569 chương trình đào tạo đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng bởi các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong nước.
Có 7 trung tâm kiểm định chất lượng tham gia đánh giá và công nhận các chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
Trong đó, trung tâm đánh giá nhiều chương trình nhất là Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-CEA) (đánh giá 242 chương trình, công nhận 206 chương trình).
Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Trường Đại học Vinh (VU-CEA) đánh giá 148 chương trình, công nhận 127 chương trình.
Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam (CEA-AVU&C) đánh giá 123 chương trình, công nhận 111 chương trình.
Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (VNU-HCM CEA) đánh giá 84 chương trình, công nhận 71 chương trình.
Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Đại học Đà Nẵng (CEA-UD) đánh giá 49 chương trình, công nhận 42 chương trình.
Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Sài Gòn (CEA-SAIGON) đánh giá 26 chương trình, công nhận 3 chương trình.
Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Thăng Long (CEA-THANGLONG) đánh giá 23 chương trình, công nhận 9 chương trình.
Ngoài 569 chương trình đánh giá theo tiêu chuẩn trong nước còn có 368 chương trình đánh giá theo tiêu chuẩn nước ngoài. Như vậy, tổng số các chương trình đào tạo được đánh giá theo tiêu chuẩn trong nước và nước ngoài tính đến 31/10 là 937 chương trình.
Như vậy, so với cập nhật đến ngày 30/9/2022 của Bộ GD&ĐT, số chương trình đạt tiêu chuẩn chất lượng đã tăng thêm 25. Cụ thể, thời điểm 30/9, cả nước có 912 chương trình, bao gồm: 556 chương trình đánh giá theo tiêu chuẩn trong nước và 356 chương trình đánh giá theo tiêu chuẩn nước ngoài.
Những việc kiểm định viên giáo dục không được làm Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 14/2022/TT-BGDĐT quy định về kiểm định viên giáo dục ĐH và CĐ sư phạm. Ảnh minh họa/ITN. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 25/11/2022, quy định về kiểm định viên giáo dục ĐH và CĐ sư phạm, bao gồm: Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của kiểm định viên; bồi dưỡng nghiệp...