Hợp tác Nga – Ấn kìm hãm chiến lược địa chính trị của Mỹ
Dù quan hệ Ấn-Mỹ dường như đã được cải thiện hồi năm ngoái, nhưng New Delhi vẫn tăng cường mua dầu thô từ Nga, bất chấp cảnh báo của Washington.
Các quan chức Mỹ và Ấn Độ tham gia đối thoại “2 2″ năm 2022. Ảnh: PTI
Cho đến gần đây, Washington cho rằng Ấn Độ có thể đứng về phía Mỹ trong cuộc cạnh tranh cường quốc ngày càng tăng giữa một bên là Mỹ và các đồng minh, bên kia là Trung Quốc và Nga.
Tuy nhiên, một loạt diễn biến mới đã làm “trật bánh” sự lạc quan này, khiến một phần quan trọng trong chiến lược kinh tế, quân sự và năng lượng ở Trung Đông và châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ trở nên thiếu hiệu quả.
Ví dụ mới nhất về việc Ấn Độ không đóng vai trò quan trọng như Mỹ kỳ vọng là rất nhiều hợp đồng dầu mỏ đang được thực hiện bởi New Delhi và Moskva, bất chấp sự phản đối của Washington.
Trong chiến lược kiềm chế Bắc Kinh của Washington, Ấn Độ nổi lên là một lựa chọn. Đầu tiên, về mặt chính trị, dường như Ấn Độ đã sẵn sàng thách thức Trung Quốc sau khi hai bên xảy ra đụng độ vào ngày 15/6/2020 ở Thung lũng Galwan.
Về mặt kinh tế, Ấn Độ có tiềm năng trở thành khách hàng mua năng lượng thay thế Trung Quốc đối với những đồng minh của Mỹ ở Trung Đông, qua đó làm giảm sự hợp tác giữa các nước này với Trung Quốc. Theo dự báo được công bố vào quý 1/2021 của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Ấn Độ sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tăng trưởng nhu cầu năng lượng ở mức 25% trong hai thập kỷ tới, vượt qua Liên minh Châu Âu (EU) trở thành nước tiêu thụ năng lượng lớn thứ ba thế giới vào năm 2030.
Cụ thể hơn, Ấn Độ dự kiến tiêu thụ năng lượng tăng gần gấp đôi khi GDP của quốc gia này tăng lên ước tính 8.600 tỷ USD vào năm 2040. IEA cho rằng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của Ấn Độ sẽ khiến nước này phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch.
Tuy nhiên, đi ngược với hy vọng của Washington, Ấn Độ gần đây đã tăng cường hợp tác với Nga, một cường quốc khác mà Mỹ đang lợi dụng cuộc xung đột ở Ukraine để áp đặt các lệnh trừng phạt khắc nghiệt nhằm làm suy yếu Moskva.
Trong chuyến thăm gần đây của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Ấn Độ, hai bên đã ký kết 28 thỏa thuận đầu tư trong một loạt lĩnh vực, không chỉ có dầu mỏ, khí đốt và hóa dầu, thép và đóng tàu, mà còn cả các vấn đề quân sự. Các thỏa thuận quân sự gồm việc Ấn Độ sản xuất ít nhất 600.000 khẩu súng trường tấn công Kalashnikov và điều đáng lo ngại hơn nữa đối với Mỹ, Ngoại trưởng Ấn Độ Harsh Vardhan Shringla tuyên bố rằng hợp đồng năm 2018 liên quan đến hệ thống tên lửa phòng không S-400 hiện đang được thực hiện.
Tiếp theo, Ấn Độ đã không bỏ phiếu tán thành nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc do Mỹ hậu thuẫn nhằm lên án chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi Ấn Độ đã không áp dụng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga theo lời kêu gọi của Mỹ. Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Nirmala Sitharaman thậm chí còn phát biểu rằng với năng lượng giá rẻ của Nga, Ấn Độ nên tăng cường mua vì nó cần thiết cho nhu cầu của nước này.
Video đang HOT
Chiến thuật mới nhất của Washington dường như là muốn thuyết phục New Delhi rằng Moskva không còn là một đối tác an ninh đáng tin cậy. Thông điệp của Mỹ về quan điểm của Ấn Độ đối với cuộc xung đột ở Ukraine đã trở nên cứng rắn trong những tuần gần đây, khi cảnh báo về những hậu quả tiềm tàng nếu tiếp tục giao dịch với Moskva.
Mỹ cũng đưa ra tín hiệu mới nhất nhằm thuyết phục Ấn Độ nên suy nghĩ lại về mối quan hệ an ninh lâu dài với Nga: Tại New Delhi trong tháng này, quan chức hàng đầu của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Daleep Singh cho biết Ấn Độ không tin vào sự hỗ trợ của Nga nếu Trung Quốc tiến hành một hành động khiêu khích ở biên giới của Ấn Độ trong thời gian tới. Mỹ cho rằng Ấn Độ không thể dựa vào sự hỗ trợ của Nga, đặc biệt là vì cuộc xung đột Ukraine đã khiến Moskva xích lại gần Bắc Kinh hơn.
Tóm lại, bất chấp sự lôi kéo từ Mỹ, New Delhi vẫn duy trì mối quan hệ đối tác truyền thống với Moskva. Yếu tố này vẫn là một thách thức đối với mối quan hệ của Ấn Độ với Mỹ trong thời gian tới.
Nord Stream 2 Tuyến đường ống tâm điểm trong căng thẳng địa chính trị Nga-phương Tây
Tuyến đường ống khí đốt Nord Stream 2 đang trở thành tâm điểm trong căng thẳng liên quan Nga và Ukraine.
Theo tờ Vox, trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và phương Tây gia tăng quanh vấn đề Ukraine, tuyến đường ống Nord Stream 2 trở thành một quân bài trong khủng hoảng địa chính trị. Vốn là một dự án cơ sở hạ tầng năng lượng, một số người coi đây chỉ là dự án kinh tế, số khác coi đây là công cụ địa chính trị của Nga, cũng có người coi dự án là kết hợp của hai yếu tố.
Đường ống dẫn khí đốt thuộc dự án Nord Stream 2 tại Lubmin, Đức ngày 21/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Nord Stream 2 trị giá 11 tỷ USD của Nga đang khiến Mỹ rơi vào tình thế khó khăn với một số đồng minh châu Âu, gây chia rẽ các nước châu Âu và nội bộ Mỹ.
Khi đi vào hoạt động, Nord Stream 2 sẽ chuyển khí đốt tự nhiên từ Nga đến châu Âu. Nord Stream 2 nằm dọc theo Nord Stream 1, chạy từ Nga dọc theo Biển Baltic và vào thẳng Đức. Các chuyên gia cho biết đường ống này sẽ không làm tăng đáng kể lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu của Nga sang châu Âu, nhưng nó có thể định tuyến lại, nghĩa là nhiều khí đốt tự nhiên hơn sẽ chảy trực tiếp đến Đức và có khả năng bỏ qua các đường ống hiện có khác chạy qua các nước châu Âu khác, nhất là Ukraine.
Mỹ và Ukraine coi đường ống này là một công cụ địa chính trị của Nga và không muốn đường ống này hoạt động.
Nếu Nord Stream 2 đi vào hoạt động, Nga sẽ không còn phải trả phí trung chuyển khí đốt qua Ukraine, đồng thời cả Nga và châu Âu ít phải phụ thuộc vào đường ống chạy qua Ukraine.
Đức đã coi Nord Stream 2 là một dự án thương mại cần thiết cho ngành công nghiệp Đức và muốn nó đi vào hoạt động. Một số nước châu Âu đồng ý; một số nước châu Âu không đồng ý hoặc không thực sự muốn bàn quá nhiều.
Nord Stream 2 càng trở nên nóng hơn khi Nga tăng cường quân dọc theo biên giới Ukraine. Nord Stream 2 ngày càng được coi là đòn bẩy trong các cuộc đàm phán với Nga về vấn đề Ukraine.
Ông Stefan Meister tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Đức nhận định rằng ngay cả khi chưa hoạt động, tuyến đường ống đã làm chia rẽ mối quan hệ Mỹ-châu Âu-Đức.
Dự án đường ống gây tranh cãi
Trước khi có Nord Stream 2, đã có Nord Stream 1. Trước khi có Nord Stream 1, đã có những đường ống dẫn khí đốt của Liên Xô đến châu Âu. Trong số các đường ống này, có một đường ống chạy qua Ukraine và vào thời kỳ đỉnh điểm, thường trung chuyển tới 80% lượng khí đốt Nga sang châu Âu.
Vào năm 2005, Đức và Nga đã ký một thỏa thuận cho Nord Stream 1, một đường ống trị giá 6 tỷ USD qua Biển Baltic để giúp châu Âu bớt phụ thuộc hơn vào tuyến vận chuyển trên bộ vốn chạy qua khu vực đầy biến động.
Đường ống dẫn khí đốt thuộc dự án Nord Stream 2 tại Lubmin, Đức ngày 7/9/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Vào năm 2015, một vài năm sau khi đường ống ban đầu khai trương, Đức đã ký một thỏa thuận cho Nord Stream 2 để mở rộng công suất dọc theo tuyến đường này. Tuy nhiên, tuyến đường ống mới đã bị chỉ trích dữ dội vì thuộc sở hữu hoàn toàn của Gazprom, công ty khí đốt nhà nước của Nga. Thời điểm của thỏa thuận cũng gây tranh cãi vì được đưa ra sau khi Nga sáp nhập Crimea.
Thủ tướng Đức Angela Merkel khi đó đã bảo vệ Nord Stream 2, coi đây là một dự án thương mại, rất cần thiết cho lĩnh vực công nghiệp quan trọng của Đức. Tuy vậy, bất cứ điều gì liên quan đến một công ty khí đốt nhà nước của Nga sẽ mang tính chính trị.
Theo ông Meister, Đức nhìn Nga qua một lăng kính hơi khác và có một di sản gắn với Nga. Đức đã cố gắng cân bằng các cam kết với các đồng minh phương Tây với mong muốn có quan hệ hữu ích với Nga. Đức đã phụ thuộc vào khí đốt của Nga trong nhiều thập kỷ, và vì vậy Đức coi dự án này là một sự đánh cược thực tế và đáng tin cậy.
Ngoài ra, một số công ty châu Âu và các bên lợi ích khác có thể thu được nhiều lợi nhuận từ dự án và ngược lại họ sẽ mất nhiều nếu dự án bị ngừng, đặc biệt là ở giai đoạn cuối này.
Bà Margarita Balmaceda, Giáo sư về ngoại giao và quan hệ quốc tế tại Đại học Seton Hall, cho biết một lý do khiến đường ống được tiến hành bất chấp sự phản đối là nhờ sức mạnh của những tập đoàn kinh tế đang hưởng lợi từ dự án.
Tất cả những điều đó đã giúp Nord Stream 2 được xây dựng, bất chấp sự phản đối của Mỹ và các đồng minh - những bên cho rằng dự án sẽ khiến Đức và châu Âu phụ thuộc nhiều hơn vào khí đốt tự nhiên của Nga.
Nord Stream 2 trở thành điểm nhấn trong tương lai của Ukraine
Phần còn lại của châu Âu cũng bị chia rẽ tương tự. Tiếp đó là Ukraine, quốc gia bị kẹt ở giữa và số phận của Ukraine có khả năng đan xen với số phận của Nord Stream 2. Ukraine phản đối sâu sắc đường ống vì nước này mất nhiều nhất nếu Nord Stream 2 hoạt động. Ukraine coi đây là một mối đe dọa lớn.
Nga trả cho Ukraine khoảng 2 tỷ USD phí vận chuyển để vận chuyển khí đốt qua lãnh thổ nước này.
Nhưng thực sự, điều quan trọng là Ukraine coi cơ sở hạ tầng đường ống là chính sách bảo đảm của riêng mình, với cả Nga và châu Âu. Nga muốn bán khí đốt cho châu Âu, còn châu Âu cần mua khí đốt của Nga. Chừng nào Ukraine còn đóng vai trò trung chuyển khí đốt, thì ít nhất, Nga có thể cân nhắc tình hình ở Ukraine.
Ông Steven Pifer, thành viên cấp cao tại Viện Brookings, nói: "Đó là lý do tại sao tôi có thể coi Nord Stream 2 là một dự án địa chính trị nhiều hơn vì nó được thiết kế để giúp Nga vận chuyển nhiều khí đốt nhất có thể mà không cần qua Ukraine".
Mỹ và Đức công nhận điều này. Bà Merkel trước đây đã nói rằng khí đốt phải tiếp tục chảy qua Ukraine sau khi có Nord Stream 2, và Thủ tướng đương nhiệm Olaf Scholz đã nhắc lại quan điểm đó vào tháng 12/2021.
Trong một thỏa thuận giữa Mỹ và Đức, họ thống nhất rằng cần tiếp tục vận chuyển khí đốt qua Ukraine đến năm 2024 là vì lợi ích của Ukraine và châu Âu.
Dự án gây chia rẽ tại Mỹ
Tòa nhà Quốc hội Mỹ tại Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Chính phủ Mỹ coi tình trạng của Nord Stream 2 là một vấn đề để mặc cả.
Một số chính trị gia và chuyên gia Mỹ cho rằng cách tốt nhất để ngăn chặn đường ống và ngăn chặn Nga là trừng phạt Nord Stream 2 ngay bây giờ. Đây là lý do tại sao thượng nghị sĩ Ted Cruz và các thành viên Cộng hòa khác thúc đẩy khôi phục các lệnh trừng phạt đối với Nord Stream 2.
Tuy nhiên, Tổng thống Joe Biden nhìn nhận theo cách khác và phản đối dự luật trừng phạt, nói rằng việc áp đặt các biện pháp trừng phạt ngay bây giờ có nghĩa là Mỹ sẽ mất đi công cụ răn đe, không khác gì việc "bắn con tin". Dự luật đã bị Thượng viện bác bỏ.
Phe Dân chủ đề xuất dự luật riêng để trừng phạt nếu Nga đưa quân vào Ukraine, trong đó có cả các bước trừng phạt Nord Stream 2.
Sự chia rẽ trong nội bộ Mỹ phản ánh sự rạn nứt thậm chí còn lớn hơn đối với Nord Stream 2. Khủng hoảng Ukraine sẽ khiến Mỹ còn chia rẽ hơn nữa.
Nga vạch "lằn ranh đỏ" cho Mỹ ở Trung Á Nga mới đây đã tuyên bố rõ ràng sẽ không chấp nhận sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực Trung Á. Nga và Tajikistan diễn tập chung gần biên giới Afghanistan-Tajikistan hồi tháng 11/2020 (Ảnh: AFP). Phát biểu với hãng tin TASS , Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết, vấn đề Afghanistan đã được đưa ra thảo...