Hợp tác Doanh nghiệp và dạy nghề: Ưu tiên đặt hàng đào tạo
Thúc đẩy các chương trình hợp tác Doanh nghiệp và Giáo dục nghề nghiệp ( GDNN), Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã đưa ra hàng loạt các giải pháp nhằm khắc phục hạn chế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
ảnh minh họa
Tiềm năng lớn
Theo Tổng cục GDNN, khảo sát tại các cơ sở GDNN, cho thấy “hợp tác đưa sinh viên đến thực tập tại doanh nghiệp” là hình thức được thực hiện thường xuyên, phổ biến nhất tại các trường dạy nghề. Chương trình hợp tác này được đánh giá cao nhất so với các nội dung khác, có ảnh hưởng nhiều nhất tới kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp của sinh viên.
Trên thực tế, các doanh nghiệp đã có những hoạt động hợp tác với cơ sở GDNN khá đa dạng như: Tiếp nhận sinh viên, giáo viên dạy nghề tham quan tìm hiểu về doanh nghiệp, thực tập, cung cấp thông tin tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp, thông tin phản hồi chất lượng sinh viên tốt nghiệp. Một số doanh nghiệp đã hỗ trợ thiết bị cho dạy nghề cho cơ sở GDNN; bố trí việc làm cho sinh viên tốt nghiệp…
TS Nguyễn Hồng Minh, Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN đánh giá, tiềm năng phát triển các chương trình hợp tác với doanh nghiệp trong các cơ sở GDNN còn rất lớn và được phía doanh nghiệp ủng hộ. Nếu khai thác tốt, chất lượng sinh viên tốt nghiệp sẽ được hoàn thiện, đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường lao động.
Video đang HOT
Tuy nhiên, bên cạnh những tiềm năng này, cũng cần phải giải quyết những khó khăn thách thức như: Khung pháp lý trách nhiệm và quyền lợi của doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo nghề chưa được áp dụng trong thực tiễn; thiếu các chế tài trong tuyển dụng, sử dụng lao động qua đào tạo nghề; Doanh nghiệp cũng chưa cung cấp nhu cầu nhân lực lao động hàng năm cho cơ quan quản lý Nhà nước về lao động, dạy nghề theo quy định của Bộ luật Lao động, Luật Giáo dục nghề nghiệp…
Xã hội hóa dạy nghề
Để nâng cao trình độ kỹ năng nghề, phát huy tối đa sự sáng tạo của mỗi lao động, nhất thiết phải thay đổi ngay từ khâu đào tạo. Đáp ứng yêu cầu này, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành thông tư cho phép doanh nghiệp được tham gia sâu vào quá trình đào tạo.
Hàng loạt các giải pháp cũng đã được đưa ra để thúc đẩy quá trình xã hội hóa dạy nghề. Trong đó, ban hành Thông tư về đẩy mạnh hợp tác trong tổ chức chương trình đào tạo trong đó quy định, nhà trường và doanh nghiệp có thể liên kết tổ chức đào tạo trong đó doanh nghiệp có thể đảm nhận đến 40% chương trình đào tạo; Ký kết với Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam để hợp tác đẩy mạnh sự tham gia của doanh nghiệp vào dạy nghề… Sắp tới, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp FDI sẽ ký kết hợp tác đào tạo cùng các trường nghề.
PGS.TS Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết: Năm 2018, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội coi đổi mới GDNN là nhiệm vụ trọng tâm, trong đó tuyển dụng và việc làm là vấn đề ưu tiên hàng đầu. Do đó, chỉ khi hợp tác với doanh nghiệp thì cơ sở GDNN mới kết hợp với doanh nghiệp từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra của đào tạo, thể hiện được tính đặc thù của GDNN là gắn đào tạo với thực hành, tạo thu nhập cho người lao động, cung ứng trực tiếp nhân lực cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn.
Theo Thứ trưởng, doanh nghiệp là nơi cung cấp các nguồn lực quan trọng để triển khai hoạt động đào tạo từ đội ngũ tham gia giảng dạy đến cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc và công nghệ để học sinh, sinh viên tiếp cận. Điều này sẽ tiết kiệm những khoản đầu tư rất lớn cho cơ sở GDNN.
“Đào tạo theo đặt hàng của doanh nghiệp cần được ưu tiên hàng đầu. Nhà trường chỉ tuyển sinh khi xác định rõ người học sẽ thực hành, thực tập ở đâu? sẽ làm việc ở đâu? Tuyển sinh đi liền với tuyển dụng của doanh nghiệp. Đổi mới phải đảm bảo đồng bộ giữa chọn nghề, chọn trường và chọn nơi làm việc sau khi tốt nghiệp. Do đó, nhà trường cần hợp tác với doanh nghiệp để xây dựng chương trình đào tạo, hợp tác trong tổ chức tuyển sinh và đào tạo” – Thứ trưởng Lê Quân nhấn mạnh.
Theo Giaoducthoidai.vn
Đại học Bách khoa Hà Nội: Đào tạo theo nhu cầu xã hội
Trao đổi về kỳ tuyển sinh năm 2018, PGS.TS Nguyễn Phong Điền - Trưởng phòng Đào tạo trường Đại học (ĐH) Bách khoa Hà Nội cho biết, trường chú trọng đào tạo các ngành xã hội cần, đồng thời phát triển các chương trình chất lượng cao để hội nhập quốc tế.
Trung tâm nghiên cứu, sản xuất ứng dụng vi mạch điện tử, Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng
Thưa ông, năm 2018 trong từng ngành đào tạo của trường ĐH Bách khoa Hà Nội có sự điều chỉnh về chỉ tiêu thế nào?
- Năm 2018, tổng chỉ tiêu của trường tương đương năm ngoái, khoảng 6.400 chỉ tiêu. Năm nay, số lượng ngành cũng không thay đổi, nhưng có 2 ngành mới được tách ra đứng độc lập, đó là Cơ khí động lực và Kỹ thuật ô tô - sẽ có sức hút lớn trong tình hình hiện nay. Vừa qua, Thủ tướng có cơ chế đặc thù cho phép đào tạo về công nghệ thông tin (CNTT) để gia tăng số nhân lực, nên ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ nâng chỉ tiêu ngành này.
Năm nay, nhiều trường xét tuyển theo 2, thậm chí 3 phương thức, ĐH Bách khoa Hà Nội áp dụng phương thức nào?
- Chúng tôi vẫn duy trì phương thức xét tuyển sinh như năm 2017 là dựa vào kết quả thi THPT quốc gia, khối A, A1 là cơ bản; Nhưng kèm theo điều kiện quy chế thi THPT quốc gia năm 2018 cho phép các trường ĐH cử giảng viên về địa phương tham gia công tác coi thi để có kết quả đáng tin cậy. Tất nhiên, nhà trường vẫn thực hiện sơ tuyển theo học bạ tổng điểm 3 môn trong thành phần tổ hợp từ 20 trở lên.
Đã được giao thực hiện tự chủ, mức học phí năm học 2018 - 2019 của trường sẽ tăng lên bao nhiêu, ngành nào học phí sẽ cao, thưa ông?
- Năm học 2017 - 2018, trường quy định mức học phí trần bình quân 16 triệu đồng/năm học và công khai mức đóng 3 năm kế tiếp. Hiện nay, nhà trường đang xây dựng khung học phí cho sinh viên khoá mới năm học 2018 - 2019, bình quân tối đa không quá 18 triệu đồng; năm học 2019 - 2020, không quá 20 triệu đồng. Những ngành xã hội cần nhân lực, ra trường làm việc có thu nhập cao thì người học phải trả mức học phí cao. Đơn cử, ngành CNTT, Điện tử viễn thông, Cơ điện tử. Có thể ngành Nhiệt -lạnh, Công nghệ dệt may, mức học phí sẽ tăng hơn năm học trước bởi từ năm thứ 4 sinh viên đã tìm được việc làm.
Mức học phí cao có làm cản trở cơ hội học ĐH của học sinh nghèo?
- Khi tăng học phí, nhà trường đã tính đến có nguồn quỹ học bổng hỗ trợ học tập. Học bổng này có mức toàn phần 100% và bán phần 50% được xét trao cho những bạn học tốt, nhưng nhà nghèo cần được hỗ trợ đến trường. Học bổng này sẽ được duy trì trong suốt khoá học nếu sinh viên đảm bảo được kết quả học tập theo yêu cầu của trường. Ngoài ra, trường còn có phong trào phụ huynh có điều kiện cưu mang thêm một sinh viên, mỗi cựu sinh viên khá giả hỗ trợ tài chính cho một sinh viên khó khăn.
Với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các chương trình đào tạo của trường sẽ có điều chỉnh như thế nào?
- Từ tháng 4/2017, trường đã xây dựng Đề án phát triển chương trình đào tạo giai đoạn 2017 - 2025 phù hợp với tình hình mới. Đề án gần như bao quát hết chương trình đào tạo của trường theo mô hình cử nhân, thạc sĩ. ĐH Bách khoa Hà Nội thực hiện triết lý tạo ra chuẩn đáp ứng nhu cầu của xã hội và người tuyển dụng, sau đó mới thiết kế chương trình đạt được chuẩn đó. Bên cạnh việc xúc tiến kiểm định quốc tế đạt 100% các chương trình vào năm 2021, ĐH Bách khoa Hà Nội đang thực hiện dự án ELITECH bao gồm các chương trình đào tạo tài năng, tiên tiến, chất lượng cao được thiết kế dành cho các sinh viên ưu tú. Chúng tôi mong muốn các em trở thành những chuyên gia giỏi, nhà quản lý xuất sắc trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ cốt lõi của thời đại công nghiệp 4.0.
Xin cảm ơn ông!
Theo Kinhtedothi.vn
Giáo dục sẽ tạo ra nhân tố mới cho các cuộc cách mạng công nghiệp Theo TS Trần Ngọc Sơn - Trường Đại học Đông Á, trong xu thế hiện nay, giáo dục là một trong những lĩnh vực chịu sự tác động mạnh mẽ của CMCN 4.0, đồng thời giáo dục cũng sẽ góp phần tạo ra những nhân tố mới cho các cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) tiếp theo. Giáo dục sẽ tạo ra những...