Hợp tác, chia sẻ doanh thu với DN OTT là lối thoát cho nhà mạng
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng giám đốc Viettel cho rằng, nhà mạng bắt buộc phải học cách hợp tác, chia sẻ những giá trị, ăn chia doanh thu – đó cũng chính là lối thoát cho các nhà mạng trong bổi cảnh các dịch vụ OTT đang xâm lấn mạnh.
Phát biểu tại buổi hội thảo chuyên đề OTT (ứng dụng thoại và SMS miễn phí trên di động) đã diễn ra trong khuôn khổ Vietnam Telecomp 2013 vừa qua, lần đầu tiên Viettel đưa ra thông điệp mạnh mẽ là phải hợp tác với nhiều doanh nghiệp nội dung nhỏ.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng giám đốc Viettel cho biết: “Viettel hiện có hơn 30 ngàn nhân lực cả trong và ngoài nước. Trước đây đó là niềm tự hào lớn, nhưng bây giờ đó lại là mối lo. Hiện giờ lại xuất hiện những công ty 10 người và 100 ngàn USD. Thường thường, sự sáng tạo nhỏ bao giờ cũng tốt hơn sự sáng tạo lớn. Các công ty lớn có sức sáng tạo không bao giờ và mãi mãi không bao giờ bằng một công ty nhỏ. Thế giới lại đang chuyển sang một giai đoạn cần sự sáng tạo để đưa viễn thông, CNTT và Điện tử vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nếu các doanh nghiệp lớn không học được bài học để trở thành các “ông nhỏ”, hành động, sáng tạo, chăm sóc khách hàng như các doanh nghiệp nhỏ thì không có “cửa” về dài hạn”.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng còn nhấn mạnh, nhà mạng bắt buộc phải học một bài học nữa là hợp tác, làm ăn, chia sẻ với hàng nghìn doanh nghiệp nội dung nhỏ – “ông nhỏ” – để chia sẻ những giá trị, ăn chia doanh thu với họ và đó cũng chính là lối thoát cho nhà mạng.
“Mơ ước của các nhà mạng đó là đạt được sự sáng tạo được như các doanh nghiệp OTT. Ngay bây giờ, chúng ta cần phải học dần để trở thành “ông nhỏ” và sẽ hợp tác với những “ông nhỏ” làm nội dung trong việc chia sẻ chuỗi giá trị”, ông Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Video đang HOT
Trên thế giới đã bắt đầu xuất hiện những mô hình hợp tác giữa các doanh nghiệp OTT và nhà mạng. Mới đây, nhà mạng lớn thứ hai của Singapore là StarHub vừa tuyên bố bắt tay với Tencent, nhà phát triển ứng dụng WeChat của Trung Quốc. Theo đó, StarHub sẽ cung cấp cho các khách hàng trả trước gói cước sử dụng hầu như không giới hạn ứng dụng này với mức cước 0,32 USD/ngày (khoảng 6.700 đồng) hoặc 4,80 USD/tháng (khoảng trên 100.000 đồng). Nhà mạng StarHub cho biết, gói cước WeChat được áp dụng với các thuê bao trả trước. Khi đăng kí gói cước này, các thuê bao của StarHub sẽ được sử dụng các dịch vụ nhắn tin, chia sẻ hình ảnh, video clip và tin nhắn thoại gửi đi từ Singapore. Cước dữ liệu chuyển vùng được áp dụng khi ứng dụng WeChat được sử dụng qua một mạng lưới của nhà mạng nước ngoài. Gói cước WeChat không bao gồm những chi phí phát sinh dữ liệu khi người dùng tải về các ứng dụng WeChat, thực hiện cuộc gọi video và sử dụng các dịch vụ của bên thứ ba như dịch vụ định vị.
Chiến lược này của StarHub cũng tương tự như những gì mà đối thủ lớn hơn của họ là SingTel đã công bố hồi tháng 8 vừa qua. SingTel đã cung cấp dịch vụ WhatsApp với mức phí 0,40 USD/ngày (8.500 đồng) hoặc 4,80 USD/năm (trên 100.000 đồng). Cả hai nhà mạng đều cung cấp dung lượng dữ liệu để sử dụng các ứng dụng OTT trên là 1 GB/ngày.
Theo ICTnews
"Doanh nghiệp OTT xem nhà mạng như đại lý"
Vẫn chưa có thỏa thuận hợp tác nào được ký kết giữa nhà mạng viễn thông và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ OTT...
Bộ Thông tin và Truyền thông đã khuyến khích hợp tác, các nhà mạng viễn thông đã nhắc đến viễn cảnh bắt tay với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ gọi điện, nhắn tin miễn phí trên Internet (OTT) để mang đến lợi ích tối đa cho người tiêu dùng. Song cho đến nay, vẫn chưa có thỏa thuận hợp tác nào được ký kết.
Trao đổi với VnEconomy, lãnh đạo một nhà mạng viễn thông cho biết, đơn vị của ông đã trao đổi với hầu hết các doanh nghiệp cung cấp OTT trên thị trường để bàn về phương thức hợp tác. Tuy nhiên, theo ông, các doanh nghiệp OTT đều muốn tiếp tục duy trì miễn phí tin nhắn, cũng như đề xuất chỉ thu phí đối với những ứng dụng/nội dung được bán trên tin nhắn. Đôi bên sẽ ăn chia trên phần doanh thu này.
"Với hơi hướng hợp tác trên, các doanh nghiệp OTT đã coi nhà mạng như một kênh bán hàng, một đại lý", ông nói.
Vì thế, vị này cho rằng, hợp tác giữa nhà mạng và doanh nghiệp OTT phải thật sự "win - win", và cần phải có "động tác khác", chứ không chỉ như kỳ vọng của doanh nghiệp OTT.
Và ông nhấn mạnh, nếu Bộ Thông tin và Truyền thông coi OTT là một dịch vụ viễn thông, thì cần sớm có chính sách, văn bản hướng dẫn để quản lý đối với các dịch vụ này.
Về phía các cơ quan quản lý, hôm 31/10 vừa qua, Bộ rrưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son đã ký Chỉ thị số 75/BTTTT về việc tăng cường quản lý và phát triển dịch vụ viễn thông quốc tế.
Trong chỉ thị trên, có một nội dung đáng chú ý, đó là chỉ đạo Cục Viễn thông nghiên cứu tình hình phát triển công nghệ, dịch vụ mới, đặc biệt là dịch vụ OTT để đề xuất các cơ chế, chính sách, biện pháp nhằm "giảm thiểu ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh dịch vụ viễn thông nói chung, dịch vụ viễn thông quốc tế nói riêng" trên cơ sở bảo đảm quyền lợi người sử dụng dịch vụ, hợp tác cùng có lợi giữa các doanh nghiệp viễn thông và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ OTT.
Theo Bộ, các doanh nghiệp viễn thông cần chủ động nghiên cứu và thử nghiệm các mô hình hợp tác với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ OTT.
Ngoài ra, nhà mạng cũng cần xem xét và đề xuất với Cục Viễn thông giá cước dịch vụ truy nhậpInternet trên di động và các gói cước áp dụng với dịch vụ OTT nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng và đảm bảo quyền lợi của người sử dụng dịch vụ, cũng như của doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ OTT.
Ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông nói, quan điểm của Bộ là ủng hộ doanh nghiệp đôi bên đàm phán để tạo ra các phương thức hợp tác hợp lý nhất.
"Tất nhiên, nếu "ông" nào cũng chỉ nghĩ đến mình thôi, thì rất khó", ông Hải nói.
Cục trưởng Hải cũng tiếp tục khẳng định, OTT là dịch vụ công nghệ tiên tiến đem lại nhiều lợi ích cho người dùng, nên chắc chắn không có chuyện dùng chính sách để ngăn cấm, ngăn cản OTT phát triển.
Theo VNE
"Doanh nghiệp OTT coi nhà mạng như đại lý" Vẫn chưa có thỏa thuận hợp tác nào được kí kết giữa nhà mạng viễn thông và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ OTT... "Doanh nghiệp OTT coi nhà mạng như đại lý" Cục trưởng Cục trưởng Cục Viễn thông khẳng định, chắc chắn không có chuyện dùng chính sách để ngăn cấm, ngăn cản OTT phát triển. Bộ Thông tin và Truyền...