Hộp mực in Canon trở thành ‘nạn nhân’ của tình trạng thiếu chip
Canon vừa ra thông báo cho biết hãng đang phải thay đổi cách sản xuất hộp mực in của mình do ảnh hưởng của tình trạng thiếu chip toàn cầu hiện nay.
Theo Neowin, nhà sản xuất máy in này cho biết họ đã chọn loại bỏ chip trong thời điểm hiện tại như một biện pháp tạm thời, và do đó sẽ sản xuất hộp mực ít chip cho máy in và các thiết bị đa chức năng khác của họ.
Hộp mực in không chứa chip sẽ bắt đầu được lưu hành vào khoảng tháng 2. Công ty cũng lưu ý vì đây là biện pháp tạm thời nên họ hy vọng các hộp mực in bình thường sẽ hoạt động trở lại trong tương lai.
Hộp mực in thiếu chip không ảnh hưởng nhiều đến việc in ấn của khách hàng
Công ty viết: “Sự thiếu hụt chip bán dẫn toàn cầu đang tác động đến việc cung cấp nhiều thiết bị điện tử và một số phụ kiện. Các phụ kiện bị ảnh hưởng bao gồm hộp mực cho máy in doanh nghiệp và thiết bị đa chức năng (MFD) của Canon. Để đảm bảo khách hàng của chúng tôi không bỏ lỡ bản in, Canon đã cải tiến việc sử dụng chip để đảm bảo chúng tôi vẫn có thể cung cấp hộp mực. Canon đã bắt đầu sản xuất hộp mực không cần chip. Mặc dù sẽ có một số thay đổi không thể tránh khỏi đối với trải nghiệm của khách hàng của chúng tôi nhưng nó là nhỏ và người dùng vẫn có thể in như bình thường”.
Video đang HOT
Được biết, con chip bên trong hộp mực giúp xác định sản phẩm chính hãng của Canon, cảnh báo người dùng về mức độ sử dụng cùng nhiều thứ khác. Tuy nhiên, mực không chứa chip sẽ không ảnh hưởng đến quá trình in.
Trên bài đăng hỗ trợ của Canon, công ty đã trình bày chi tiết cách xử lý các thông báo lỗi do các thiết bị có hộp mực in không có chip. Bài đăng cũng liệt kê tất cả sản phẩm hộp mực in bị ảnh hưởng.
Dự đoán: Tình trạng thiếu chip sẽ kéo dài trong bao lâu?
Một trong những chủ đề nhức nhối nhất hiện nay đối với hầu hết các nhà sản xuất thiết bị điện tử là tình trạng thiếu linh kiện sản xuất chip.
Bắt đầu từ khi đại dịch bắt đầu bùng phát năm 2020, tình trạng thiếu hụt chip đã trở nên đáng quan ngại hơn bao giờ hết. Chuỗi cung ứng không đủ khả năng sản xuất các bộ phận một cách nhanh chóng và đủ số lượng. Vậy, tình trạng này sẽ còn kéo dài bao lâu nữa?
Những người đứng đầu các hãng sản xuất chip lại có những phản ứng khác nhau trước tình hình này: trong khi CEO Qualcomm khá lạc quan thì CEO Intel và ARM hoàn toàn ngược lại.
Cristiano Amon
Người đứng đầu Qualcomm - Cristiano Amon tin rằng tình hình thiếu chip này sẽ sớm được cải thiện vào năm 2022.
Pat Gelsinger
Trái ngược hoàn toàn với sự lạc quan của Cristiano Amon, Giám đốc điều hành Intel Pat Gelsinger lại tin rằng tình trạng thiếu chip toàn cầu sẽ tiếp tục cho đến năm 2023.
Simon Segars
Còn người đứng đầu ARM, Simon Segars lại hoàn toàn bi quan. Ông cho rằng tình hình không những không được cải thiện mà còn có thể trở nên tồi tệ hơn trong tương lai, sự thiếu hụt bộ vi xử lý sẽ còn kéo dài và ngày càng trở nên nhức nhối hơn.
Nhiều nhà sản xuất điện thoại thông minh không thể mua đủ bộ vi xử lý từ Qualcomm, điều này đã ảnh hưởng đến việc sản xuất điện thoại thông minh của họ. Samsung cũng không phải là ngoại lệ khi giám đốc mảng di động TM Roh và các giám đốc điều hành mua sắm đã đến Mỹ vào giữa năm để gặp gỡ các công ty chip nhằm đảm bảo thêm nguồn cung.
Do khan hàng, các nhà sản xuất bắt đầu tăng giá cho bộ vi xử lý của mình. MediaTek, một trong những nhà cung cấp chip lớn nhất cho smartphone, đã buộc phải tăng giá các thiết bị của mình. Có thông tin cho rằng, việc tăng giá này đã ảnh hưởng đến bộ vi xử lý dành cho smartphone hỗ trợ 4G và 5G.
Thiếu chip giúp các công ty trong chuỗi cung ứng 'tỏa sáng' Thu nhập và định giá của các nhà sản xuất chip tăng vọt khi giới đầu tư nhận ra tầm quan trọng của họ. Khi Powerchip quay trở lại Sở giao dịch chứng khoán Đài Loan vào ngày 6.12, thì đó sẽ là sự trở lại đáng chú ý đối với một công ty đã bị xóa sổ. Từng là nhà sản xuất...