Hợp đồng vũ khí hàng tỷ USD là ‘đòn phản công ngọt ngào’ của Pháp?
Sau khi bất bình do mất hợp đồng sản xuất tàu ngầm Australia vào tay Mỹ, Pháp đã đạt được thỏa thuận bán vũ khí nhiều tỷ USD với UAE.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gặp gỡ Thái tử UAE Mohammed bin Zayed al-Nahyan ngày 3/12. Ảnh: AFP
Vào đầu tháng 12, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đến thăm Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Qatar cùng Saudi Arabia. Tại UAE, nhà lãnh đạo Pháp đã “chốt” được hợp đồng 80 chiến đấu cơ Rafale và 12 trực thăng quân sự trị giá 19 tỷ USD.
Mỹ lại không gặp may như vậy sau khi UAE trong tháng 12 tuyên bố ngưng hợp đồng vũ khí trị giá 23 tỷ USD.
Video đang HOT
Vào tháng 9 vừa qua, Pháp đã thể hiện bất bình về thông tin Mỹ cùng Anh sẽ giúp Australia phát triển tàu ngầm. Theo đó, Australia đã rút khỏi thỏa thuận 66 tỷ USD mua tàu ngầm do Pháp thiết kế. Điều này đồng nghĩa với thất thu cho ngành công nghiệp quốc phòng Pháp nhưng lại là “mẻ lưới lớn” cho nhiều doanh nghiệp Mỹ.
CNN nhận định thỏa thuận chiến đấu cơ hàng tỷ USD của Pháp với UAE là bằng chứng của việc “không giận dữ, hãy ngang bằng”. Kênh CNN (Mỹ) cho biết Tổng thống Macron cũng là một trong những nhà lãnh đạo phương Tây đầu tiên gặp gỡ Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman kể từ sau vụ nhà báo Jamal Khashoggi bị sát hại. Tổng thống Macron chia sẻ với các phóng viên ở Dubai: “Làm sao chúng ta có thể bảo vệ hòa bình và ổn định ở Trung Đông nếu không trao đổi với Saudi Arabia, quốc gia đông dân và có tầm ảnh hưởng nhất Vùng Vịnh?”.
Trong gần một thế kỷ qua, Mỹ luôn là đồng minh hàng đầu và là đối tác của nhiều quốc gia khắp bán đảo Arab và Trung Đông, từ Saudi Arabia tới Kuwait đến UAE. Nhưng gần đây, khi đối mặt với các rủi ro mới, khu vực Trung Đông đang tìm kiếm đồng minh hoặc bạn bè mới. Việc Mỹ đột ngột rút quân khỏi Afghanistan, sau khi giảm lực lượng ở Iraq và Syria được nhiều quốc gia trong khu vực Trung Đông coi là dấu hiệu họ phải tự đứng trên chân mình.
Ngoài ra, nhiều quốc gia trong khu vực Trung Đông như UAE, Qatar, Saudi Arabia và Ai Cập lo lắng về thỏa thuận hạt nhân Iran tan biến. Trong khi đó chính quyền Tổng thống Biden chưa có nhiều động thái kể từ khi người tiền nhiệm Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân đạt được năm 2015. Iran và các nước trong Nhóm P5 1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) đã đạt được thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) vào năm 2015. Điểm chính của JCPOA là Iran hạn chế phát triển vũ khí hạt nhân để được nới lỏng các lệnh trừng phạt.
Pháp ký hợp đồng bán 3 tàu hộ vệ tên lửa hiện đại cho Hy Lạp
Hy Lạp đã ký hợp đồng đặt mua 3 tàu hộ vệ tên lửa Belharra hiện đại của Pháp, một biểu hiện cho quan hệ đối tác chiến lược ngày càng đi vào chiều sâu giữa hai nước.
Mô phỏng thiết kế tàu hộ vệ tên lửa Belharra. Ảnh: Navalnews
Hợp đồng được ký kết tại Điện Elysee ngày 28/9, trong khuôn khổ chuyến thăm Pháp của Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gọi quyết định của Athens đặt mua tàu Belharra là "biểu hiện cho lòng tin" vào năng lực của nền công nghiệp quốc phòng Pháp, trước sự cạnh tranh đến từ tập đoàn Lockheed Martin. Theo thỏa thuận, hai tàu Belharra sẽ được đóng mới tại Pháp và chuyển cho Hy Lạp vào năm 2025. Chiếc còn lại sẽ được bàn giao vào năm 2026.
Thỏa thuận mới cũng là cách để Paris chuyển đi thông điệp sau khi bất ngờ bị Australia hủy hợp đồng đặt mua 12 tàu ngầm tấn công thông thường trị giá hàng chục tỉ USD. Quyết định được Canberra đưa ra sau khi Australia, Mỹ và Anh hôm 16/9 ra tuyên bố thành lập quan hệ đối tác an ninh ba bên (AUKUS), kèm theo điều khoản Mỹ, Anh sẽ hỗ trợ, chia sẻ công nghệ tàu ngầm hạt nhân cho Australia.
Về phần mình, ông Mitsotakis đánh giá sự kiện này là mốc lịch sử cho quan hệ Hy Lạp-Pháp, với việc hai bên quyết định nâng cấp hợp tác quốc phòng song phương. Chi tiết về giá trị hợp đồng chưa được công bố, nhưng thủ tướng Hy Lạp nhấn mạnh thỏa thuận đạt được có điều khoản "tương hỗ", "phối hợp hành động ở mọi cấp độ" giữa hai nước.
Theo thủ tướng Mitsotakis, thỏa thuận ký với Pháp sẽ không ảnh hưởng đến thỏa thuận hợp tác quốc phòng đang được Athens thảo luận với Mỹ, không phải là hành động gây thù địch cho quan hệ Mỹ-Hy Lạp. Ông cũng không quên nhắc lại việc Pháp đã "sát cánh" với Hy Lạp trong "mùa hè khó khăn 2020", một cách ám chỉ vụ leo thang căng thẳng giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ ở vùng biển Aegean.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung sau khi kết thúc cuộc gặp, Tổng thống Macron khẳng định thỏa thuận AUKUS vừa qua sẽ không ảnh hưởng đến chiến lược của Pháp đối với Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Ông cũng cảnh báo "châu Âu cần chấm dứt ngây thơ" khi tính đến cạnh tranh địa chính trị. Tổng thống Pháp cũng khẳng định Đại sứ Pháp sẽ quay trở lại Mỹ trong ngày 30/9 sau khi được triệu hồi về nước.
Tàu Belharra là lớp tàu hộ vệ tên lửa hạng trung FTI do tập đoàn Naval Group nghiên cứu, phát triển. Tàu có lượng giãn nước 4.500 tấn, có thể thực hiện nhiều loại nhiệm vụ như chống tàu mặt nước, chống ngầm và phòng không. Naval Group cũng là đơn vị từng nhận được hợp đồng đóng tàu ngầm cho Australia.
Tàu Belharra được trang bị hệ thống radar hiện đại nhất, cùng với đó là hệ thống vũ khí cực mạnh, với 8 bệ phóng tên lửa diệt hạm Exocets đời mới, hai ống phóng lôi MU90, một pháo hạm 76mm cùng hai súng máy tự động điều khiển từ xa.
Chụp ảnh tổng thống Pháp mặc quần bơi tắm biên, 'phó nhòm' bị điều tra Cảnh sát Pháp đang điều tra một nhiếp ảnh gia về hành vi vi phạm luật riêng tư sau khi chụp bức ảnh Tổng thống Emmanuel Macron mặc quần bơi tắm biển trong kỳ nghỉ. Pháo đài Bregancon ở miền nam Pháp. Ảnh AFP AFP ngày 27.9 đưa tin văn phòng công tố Paris đã xác nhận thông tin của đài Europe 1...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hàn Quốc bắt người tảo mộ nghi gây vụ cháy rừng lớn nhất lịch sử

Houthi tuyên bố tấn công tàu sân bay Mỹ 3 lần trong 24 giờ

Có người trúng giải độc đắc Powerball hơn 500 triệu USD

WHO có thể phải giảm hơn 1 tỉ USD ngân sách

Phe đối lập Myanmar ngừng bắn sau động đất, Thái Lan điều tra vụ cao ốc sập

NÓNG: Động đất mạnh 7,1 độ tấn công Tonga, cảnh báo sóng thần

Ông Trump 'kiềm chế', không sa thải cố vấn sau vụ lộ tin nhắn nhóm chat?

Thủ tướng Đan Mạch tới Greenland sau chuyến đi của Phó tổng thống Mỹ

Chiến sự Trung Đông leo thang nguy hiểm

Tàu sân bay Mỹ, Trung Quốc đang ở đâu trên Thái Bình Dương?

Máy bay Nga bay sát tàu sân bay, Mỹ điều động 2 chiến đấu cơ đối phó?

Mỹ biến căn cứ quân sự thành lò tinh chế khoáng sản ứng phó Trung Quốc?
Có thể bạn quan tâm

Nổi tiếng với vai "IQ thấp", ai ngờ nữ diễn viên gốc H'Mông này ngoài đời đỉnh vậy: Harvard mời nhập học mà từ chối!
Sao âu mỹ
21:38:16 30/03/2025
O Sen Ngọc Mai lần đầu có chia sẻ sau gần 1 năm "ở ẩn" vì vụ việc nhạy cảm
Sao việt
21:35:20 30/03/2025
Xuất hiện 1 ông lớn cố cứu Triệu Lộ Tư giữa bão drama, nhưng làm 1 hành động khiến netizen ngao ngán
Sao châu á
21:32:26 30/03/2025
Myanmar xảy ra trận động đất mới, người dân hoảng loạn
Tin nổi bật
21:12:55 30/03/2025
Mỹ - Nhật - Philippines tập trận tại Biển Đông, nói tàu Trung Quốc tiếp cận

Hồ sơ giải mật của CIA nói đã tìm được thánh tích Kitô giáo Hòm Giao ước
Lạ vui
20:33:03 30/03/2025
Xác minh nhóm "quái xế" lạng lách, tạt đầu ô tô trên cầu Nhật Tân
Pháp luật
20:24:18 30/03/2025
Lý do ngôi sao số 1 Hàn Quốc phải liên tục xin lỗi, một khoảnh khắc khiến triệu người xót xa
Nhạc quốc tế
19:59:44 30/03/2025
HIEUTHUHAI tung teaser MV mới chìm nghỉm giữa tấn drama của ViruSs, sau hơn nửa ngày vẫn chưa lọt Top Trending
Nhạc việt
19:51:40 30/03/2025
Công thức pha nước chanh giải khát làm đẹp da
Làm đẹp
19:34:52 30/03/2025