Hợp đồng
Những năm gần đây, tại một số địa phương đã xảy ra tình trạng giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Ảnh minh họa
Theo đó, hồi đầu năm nay, việc giáo viên Nguyễn Thị Minh Hương, chủ nhiệm lớp 3A5, Trường Tiểu học An Đồng (huyện An Dương, Hải Phòng) phạt học sinh vì nói chuyện trong lớp bằng hình thức bắt uống nước vắt từ giẻ lau bảng đã gây chấn động dư luận cả nước.
Càng đáng lo ngại hơn khi đây không phải là sự việc hy hữu mà giáo viên bạo hành học sinh đã trở thành chuyện xảy ra liên tiếp trong các nhà trường trên khắp cả nước. Mới đây nhất, 3 giáo viên Trường Mầm non tư thục Cầu Vồng, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình cũng đã bị cho nghỉ việc vì thiếu kỹ năng sư phạm khi để các bạn cùng lớp xúm lại đánh một học sinh.
Bàn giải pháp nhằm khắc phục tình trạng này, trong các hội thảo về giáo dục gần đây, một số ý kiến chuyên gia đã có những đề xuất táo bạo như nên bỏ biên chế giáo viên vĩnh viễn, thay vào đó là cơ chế hợp đồng lao động dài hạn.
Video đang HOT
Tại sao không? Một nữ giáo viên có thâm niên và uy tín trong nghề ở Hà Nội bày tỏ sự ủng hộ với quan điểm này. Chị cũng chia sẻ câu chuyện về một giáo viên đồng nghiệp của chị. Cô giáo này dạy tiểu học nhưng không yêu nghề, yêu trò, trình độ sư phạm yếu, luôn có những hành vi xúc phạm học trò và bất đồng với ban giám hiệu nhưng cuối năm khi bình xét thi đua, không đạt danh hiệu tiên tiến thì tỏ ra bất mãn, phản ứng tiêu cực. Thiết nghĩ nếu mọi giáo viên chỉ ký hợp đồng lao động, khi không đạt các tiêu chí trong giảng dạy và đạo đức nghề nghiệp thì có thể bị chấm dứt hợp đồng, chứ nếu nằm trong biên chế thì giải quyết phức tạp hơn nhiều.
Chia sẻ với báo chí về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) cho rằng nên bỏ biên chế vĩnh viễn với cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên công lập, thay bằng chế độ hợp đồng dài hạn để khích lệ sự sáng tạo, vươn lên. Cái khó nhất hiện nay là giải quyết hậu quả của hàng chục năm trước để lại: biên chế công chức, viên chức quá lớn, người làm được việc thì ít, người yếu kém thì nhiều, tâm lý bám vào Nhà nước đang còn nặng nề. Theo ông khó đến mấy cũng phải làm bằng được. Cần có những điều luật để làm căn cứ giải quyết vấn đề này. Trên cơ sở đó, Chính phủ xây dựng lộ trình triển khai thực hiện trong 5 – 10 năm tới.
Ghi nhận thực tế tại nhiều tỉnh thành cho thấy, việc sắp xếp, tinh giản giáo viên nhận được sự đồng tình của nhiều giáo viên, đặc biệt là các giáo viên trẻ. Thậm chí có giáo viên còn mạnh dạn cho rằng làm không được thì cho nghỉ. Yếu kém thì phải nhận mức lương thấp, còn giáo viên giỏi phải được hưởng chế độ thỏa đáng. Có như vậy mới hy vọng giáo dục mới phát triển.
Hiện nay, do biên chế giáo viên không được mở rộng nên khá nhiều giáo viên chấp nhận dạy hợp đồng với mức lương bèo bọt để chờ cơ hội vào biên chế. Nhưng thực tế cho thấy, biên chế, làm cho con người ta thụ động, chủ quan, yên vị, thiếu động lực phấn đấu. Còn nhiều giáo viên dạy hợp đồng rất giỏi, năng suất lao động cao, nhưng vì lý do nào đó mà không được vào biên chế. Ngược lại, có nhiều trường hợp sau khi được vào biên chế thì không còn động lực phấn đấu. Theo các chuyên gia giáo dục đó là điều vô cùng tai hại cho ngành giáo dục.
Hải Hà
Theo daidoanket
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện quy định về đạo đức nhà giáo
Năm học 2018 - 2019, Bô Giao duc va Đao tao sẽ tăng cương công tác thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện quy định về đạo đức nhà giáo.
Ảnh minh họa
Để khắc phục tinh trang giao viên vi pham đao đưc nha giao gây nhiêu bưc xuc trong dư luân xa hôi, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, năm học 2018 - 2019, Bộ Giao duc va Đao tao tiêp tuc chi đao cac cơ sơ đao tao, cơ sơ giao duc thưc hiên nghiêm tuc, co kêt qua Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 16/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
Đông thơi, hoan thiện Đề án Xây dựng văn hoá ưng xư trong trương hoc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đê triên khai thưc hiên tư năm hoc nay; chi đao sửa đổi, bổ sung các nội dung về đạo đức nhà giáo, đưa quy tắc ứng xử vào trong quy chế làm việc; phát huy dân chủ trường học.
Bô chi đao cac đia phương quan triêt va tô chưc cho giao viên hoc tâp Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày 15/5/2018 về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo trong đơt hoc he va bươc vao năm hoc mơi.
Theo đó, để nâng cao đạo đức nhà giáo, chấn chỉnh tình trạng giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo phối hợp với các cơ sở đào tạo giáo viên xây dựng và tập huấn cho giáo viên cách nhận diện và phòng ngừa những tình huống, nguy cơ có thể dẫn đến hành vi vi phạm đạo đức; hỗ trợ tư vấn tâm lý cho nhà giáo và người học khi có tình huống xảy ra.
Ngoài ra, tăng cường thanh tra, kiểm tra nền nếp, kỷ cương trường học; xử lý nghiêm các giáo viên, nhân viên, người lao động có hành vi vi phạm đạo đức, hành vi bạo hành thể chất, tinh thần học sinh và người đứng đầu cơ sở giáo dục để xảy ra các vụ việc vi phạm; phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về giáo dục.
Bên cạnh đó, Bô rà soát, hoàn thiện các chuẩn nghề nghiệp của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong đó có quy định về phẩm chất đạo đức nhà giáo; xây dựng chương trình bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp; rà soát, hướng dẫn nội dung bồi dưỡng thường xuyên, chú trong bồi dưỡng đạo đức nhà giáo, kỹ năng xử lý tình huống sư phạm; chi đao đổi mới hoạt động đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm, xây dưng chuân đâu ra cho sinh viên sư phạm gắn với chuẩn nghề nghiệp giáo viên, trong đó chú trọng tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp.
Đặc biệt, trong năm hoc nay, Bô Giao duc va Đao tao tăng cương công tác thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện quy định về đạo đức nhà giáo; kịp thời nắm bắt các thông tin xử lý tại địa phương và tôn vinh, tuyên dương, khen thưởng, tuyên truyền rộng rãi trong toàn ngành các tấm gương người tốt, việc tốt.
Thái Bình
Theo Dân trí
Nhiều nơi vi phạm nghiêm trọng về tuyển dụng, bố trí giáo viên Cả nước thiếu gần 76.000 giáo viên nhưng là thiếu cục bộ ở một số địa phương, trong khi nhiều nơi vi phạm nghiêm trọng quy định về tuyển dụng, bố trí, phân công giáo viên. Thứ trưởng Độ cho biết cả nước hiện thiếu 43.732 giáo viên mầm non, 18.953 giáo viên tiểu học, 10.142 giáo viên THCS. Đây là số thiếu...