Họp ĐHCĐ OCH: Kế hoạch lãi 2020 tăng 5 lần, sẽ đưa cổ phiếu khỏi diện kiểm soát sau 3 năm
OCH mục tiêu lãi sau thuế tăng 5 lần đạt 192 tỷ đồng, trong khi quý I đạt 219 tỷ đồng.
Ban lãnh đạo đặt mục tiêu sẽ đưa cổ phiếu thoát khỏi diện kiểm soát sau nửa nhiệm kỳ HĐQT 2019-2024.
Sáng 22/5, CTCP Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương (HNX: OCH) họp cổ đông thường niên 2020, trình kế hoạch tổng doanh thu hợp nhất 997,7 tỷ đồng, giảm 18% so với năm trước. Trong khi đó, lãi sau thuế mục tiêu tăng 5 lần lên 192,6 tỷ đồng.
Các chỉ tiêu riêng lẻ của công ty mẹ đặt kế hoạch giảm lần lượt 54% và 81% với doanh thu và lợi nhuận ở mức 164 tỷ đồng và 39,6 tỷ đồng.
Trong quý I, doanh thu thuần của OCH giảm 26% so với cùng kỳ do thoái vốn toàn bộ vốn góp tại CTCP Du lịch Khách sạn Suối Mơ vào đầu tháng 1 nên không còn hợp nhất kết quả. Bên cạnh đó, dịch Covid-19 khiến doanh thu kinh doanh dịch vụ khách sạn của các công ty con đều giảm và mảng kinh doanh thực phẩm cũng có doanh thu thấp hơn.
Tuy nhiên, hoạt động tài chính mang về doanh thu đột biến hơn 258 tỷ đồng nhờ lãi từ thoái vốn đầu tư tại 2 công ty là CTCP Du lịch Khách sạn Suối Mơ và CTCP Dịch vụ Hỗ trợ và Phát triển Đầu tư, giúp OCH báo lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ hơn 219 tỷ đồng, vượt kế hoạch cả năm.
Ban lãnh đạo nhận định với lĩnh vực kinh doanh khách sạn, ngay từ đầu năm 2020, doanh thu của các công ty thành viên về kinh doanh khách sạn đã giảm 50-60% công suất phòng so với cùng kỳ năm trước vì dịch Covid-19. Tình trạng nguồn cung phòng khách sạn mới tăng ồ ạt trong giai đoạn 2018-2019 với sự xuất hiện của các tổ hợp khách sạn lớn ở Nha Trang, Đà Nẵng… Đây là những khó khăn khách quan từ thị trường đã và sẽ tiếp tục gây sức ép lên hoạt động kinh doanh của các công ty con hoạt động trong lĩnh vực này.
Video đang HOT
OCH cũng có các công ty con mang thương hiệu bánh Givral và kem Tràng Tiền nhưng thị trường bánh ngọt, kem cũng phải chịu sự cạnh tranh. Nhiều thương hiệu lớn có tiềm lực tài chính mạnh sẵn sàng chấp nhận bù lỗ trong giai đoạn gia nhập để chiếm lĩnh thị phần.
Phiên họp cổ đông của OCH sáng 22/5. Ảnh: L.H.
Trong phần thảo luận, đề cập đến vấn đề đưa cổ phiếu khỏi diện kiểm soát, ông Nguyễn Giang Nam, Tổng giám đốc của OCH cho biết dù kết quả quý I tốt nhờ thoái vốn tại các công ty thua lỗ, công ty chưa thể bù đắp khoản lỗ lũy kế. Do đó, cổ phiếu OCH sẽ vẫn tiếp tục trong diện kiểm soát.
Ban lãnh đạo phấn đấu trong 3 năm đầu của HĐQT nhiệm kỳ 2019-2024 sẽ cố gắng xóa lỗ lũy kế và đưa cổ phiếu thoát khỏi diện kiểm soát và bắt đầu trả cổ tức cho cổ đông.
Đề cập đến nợ khó đòi, trong đó có khoản phải thu của ông Hà Trọng Nam đã tồn tại hơn 7 năm, giá trị gần 600 tỷ đồng, ông Nguyễn Thành Trung, Chủ tịch HĐQT OCH cho hay ban lãnh đạo đang đẩy mạnh quá trình thu hồi nợ. Trong 2 quý cuối của 2019 và quý I của 2020, công ty đã thu hồi được 100 tỷ đồng nợ khó đòi. Năm nay, công ty sẽ thực hiện các biện pháp mạnh hơn để thu hồi nợ, bổ sung vào nguồn tiền hoạt động.
Đồng thời, cổ đông cũng bầu bổ sung thành viên HĐQT độc lập là ông Trần Quốc Toản, nâng số lượng thành viên độc lập lên 3 người. Lý giải việc này, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thành Trung cho biết nhằm tăng tính minh bạch và bổ sung nhân sự điều hành ở các công ty con trong hệ thống.
Tại đại hội, cổ đông cũng thông qua đề xuất đổi tên từ CTCP Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương thành CTCP Khách sạn và Dịch vụ OCH. Người đứng đầu OCH cho biết việc đổi tên nhằm tránh sự nhầm lẫn giữa OCH và công ty mẹ Tập đoàn Đại Dương, thay đổi nhận diện để không bị lầm tưởng có mối liên hệ với Ngân hàng Đại Dương đã được Nhà nước mua lại với giá 0 đồng.
Ocean Group (OGC) lên phương án khắc phục ý kiến ngoại trừ và đề nghị đưa cổ phiếu ra khỏi dạng bị kiểm soát
CTCP Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group, mã OGC - sàn HOSE) vừa có văn bản gửi Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh nêu phương án khắc phục ý kiến ngoại trừ và nhấn mạnh của kiểm toán viên.
Được biết, ngày 4/5 vừa qua, Ocean Group đã nhận được văn bản của HOSE về việc, mặc dù trong năm 2019, Công ty có lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ là 74,62 tỷ đồng, nhưng vẫn còn các vấn đề ngoài trừ và nhấn mạnh đã tồn tại trước đây trên báo cáo tài chính kiểm toán và vẫn còn các khoản lỗ lũy kế khoảng 2.843,05 tỷ đồng.
Theo Ocean Group, căn cứ Báo cái tài chính hợp nhất cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2019 đã được kiểm toán, các ý kiến ngoại trừ, nhấn mạnh đều tập trung vào vấn đề liên quan tới khả năng thu hồi công nợ các khoản phải thu, các khoản góp vốn cho các đối tác để triển khai một số dự án đầu tư tại công ty mẹ và các đơn vị thành viên, cũng như khả năng hoạt động liên tục của công ty mẹ OGC và Công ty cổ phần Dịch vụ hỗ trợ phát triển đầu tư (IOC).
Ocean Group cho biết, so sánh với các ý kiến kiểm toán trên báo cáo tài chính đã được soát xét cho kỳ hoạt động nửa đầu năm 2019 và báo cáo tài chính tại ngày 31/12/2018 thì ý kiến kiểm toán tại ngày 31/12/2019 đã giảm 1 ý kiến ngoài trừ do được viết chung vào ý kiến ngoại trừ khác. Các nội dung ngoại trừ khác trên báo cáo kiểm toán cơ bản không thay đổi, tuy nhiên, các số liệu về giá trị ngoại trừ đã giảm so với các kỳ trước.
Năm 2019 là sự chuyển giao giữa 2 nhiệm kỳ của ban lãnh đạo Ocean Group. Sau khi tiếp quản từ cuối tháng 6/2019, Hội đồng quản trị nhiệm kỳ mới 2019 - 2024 và Ban Tổng giám đốc Công ty đã nỗ lực để củng cố và phát huy tối đa tiềm lực nội tại, thúc đảy sự phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh các ngành nghề mũi nhọn của các đơn vị thành viên trong Tập đoàn.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2019 với lợi nhuận trước thuế hợp nhất toàn Tập đoàn đạt 125 tỷ đồng, hoàn thành 227% kế hoạch đã đề ra. Kết quả này có được là từ những đóng góp tích cực của lĩnh vực sản xuất kinh doanh thực phẩm với 2 thương hiệu đã trở thành di sản - Bánh Givral và Kem Tràng Tiền, cùng ngành kinh doanh dịch vụ khách sạn với thương hiệu Sunrise và Starcity.
Trong năm 2020, Ocean Group sẽ tiếp tục tập trung vào lĩnh vực thế mạnh là sản xuất kinh doanh thực phẩm và chuỗi khách sạn nghỉ dưỡng. Tập đoàn cũng sẽ đánh giá lại hiệu quả các khoản đầu tư bất động sản, tiếp tục tìm các đối tác chiến lược để thực hiện thoái vốn một số khoản đầu tư chưa hiệu quả tạo nguồn lực cho các dự án trọng tâm.
Với những ý kiến giải trình cùng phương hướng thực hiện trên, Ban lãnh đạo Công ty cũng đề nghị HOSE xem xét, chấp thuận đưa cổ phiếu OGC ra khỏi dạng bị kiểm soát.
Hiện trên thị trường, cổ phiếu PGC đang tạm đứng tại mức giá 3.290 đồng/CP khi chốt phiên giao dịch sáng 8/5, với khối lượng khớp lệnh gần 1 triệu đơn vị.
Mới đây, Ocean Group đã điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2020 với tổng doanh thu dự kiến 1.008,56 tỷ đồng, giảm 21,81% so với kế hoạch chưa điều chỉnh (1.289,85 tỷ đồng), nhưng tăng 45,51% so với mục tiêu lợi nhuận trước điều chỉnh, lên 207,55 tỷ đồng.
Kết thúc quý I/2020, OGC ghi nhận doanh thu thuần đạt 147,2 tỷ đồng giảm 25,7% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, trong kỳ Ocean Group thu về 257 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động tài chính cao gấp hơn 10 lần cùng kỳ, nên lợi nhuận sau thuế đạt gần 220 tỷ đồng, gấp hơn 34 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Bộ Tài chính chốt phương án triển khai IFRS được chia thành 3 giai đoạn Việc triển khai chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) được kỳ vọng sẽ khó có cửa cho ban lãnh đạo công ty thực hiện hành vi phản ánh không trung thực tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm mục đích đi vay, đẩy giá cổ phiếu hoặc che dấu những khoản lợi nhuận để hưởng lợi về thuế... Góp...