Hồng Kông: Nối lại các lớp học trực tiếp
Lần đầu kể từ khi năm học mới bắt đầu, hơn 300.000 học sinh tiểu học và trung học Hồng Kông đã được gặp lại bạn bè và giáo viên, khi việc học trực tiếp được nối lại. Động thái này được đưa ra trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 giảm.
Học sinh tại Trường Tiểu học Công giáo Yaumati chờ được đo thân nhiệt.
Học sinh lớp 1, 5 và 6 cũng như mẫu giáo K3 đã trở lại trường để học nửa ngày, với các biện pháp kiểm soát lây nhiễm và giãn cách. Trong khi đó, các học sinh khối khác sẽ trở lại lớp học từ tuần tới.
Người đứng đầu cơ quan Giáo dục Hồng Kông, ông Kevin Yeung Yun-hung cho biết, hoạt động mở cửa trở lại trường học diễn ra “hầu như suôn sẻ”. Ông Yeung đồng thời kêu gọi học sinh và phụ huynh giữ gìn vệ sinh tại trường, do đại dịch vẫn đang tiếp diễn.
Trường học tại Hồng Kông đã tạm dừng các lớp học trực tiếp trong hơn 4 tháng kể từ đầu tháng 2. Sau 1 tháng hoạt động trở lại, các trường tiếp tục phải đóng cửa khi số ca mắc Covid-19 gia tăng hồi đầu tháng 7.
Tại Trường Tiểu học Công giáo Yaumati (đường Hoi Wang), hàng trăm học sinh được hiệu trưởng và giáo viên chào đón ở cổng trường, trước khi các lớp học bắt đầu lúc 8 giờ sáng. Người học bắt buộc phải đo thân nhiệt trước khi được phép vào khuôn viên trường.
Nhà trường đã lắp đặt tấm ngăn trên mỗi bàn trong các lớp học, cũng như thiết bị tia cực tím để khử trùng sách trong thư viện và máy rửa tay tự động gần cửa ra vào. Bên cạnh đó, nhà trường cũng sắp xếp cho học sinh sử dụng các lối vào khác nhau để đến lớp.
“Em rất vui nhưng hơi lo lắng khi được gặp lại giáo viên của mình”, Chung Hei-nga – một học sinh lớp 1 cho biết. Nữ sinh này chia sẻ, em thường xuyên được bố nhắc rửa tay để phòng tránh Covid-19.
Video đang HOT
Ông Raymond Chung – bố của Hei-nga, cho biết: “Thật khó để con bé làm quen với giáo viên và bạn học thông qua các cuộc thảo luận qua Zoom. Vì vậy, chúng tôi vô cùng hào hứng khi con được tới trường”.
Trong ngày đầu tiên trở lại trường, một số học sinh đã đeo kính bảo hộ và khẩu trang. Trong khi đó, nhân viên nhà trường luôn nhắc nhở những người vào khuôn viên chú ý vệ sinh tay.
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Công giáo Yaumati – Polly Chan Shuk-yee chia sẻ, nhà trường sẽ dành những ngày đầu tiên để giúp trẻ thích nghi với môi trường mới.
“Mặc dù chúng tôi rất vui khi học sinh có thể trở lại trường, nhưng điều đáng tiếc là mọi thứ không hoàn toàn bình thường và các em không thể có sự tương tác giữa những nhóm lớn hơn”, nữ hiệu trưởng bày tỏ.
Tại Trường Trung học Don Bosco Ng Siu Mui ở Kwai Chung, khoảng 100 học sinh có mặt tại khuôn viên trường trước khi các lớp học bắt đầu lúc 7 giờ 55. Trước đó, khoảng 50 người học năm nhất đã tham gia một chương trình định hướng để làm quen với môi trường mới.
Trợ lý hiệu trưởng Ricky Chan Chi-Wai cho biết, mỗi ngày, các học sinh sẽ tham dự 7 tiết học. Mỗi tiết học khoảng 35 phút và kéo dài đến 12 giờ 50. Frank Lee – một học sinh tại trường dự kiến tham dự kỳ thi Giáo dục Trung học vào năm tới, chia sẻ, cậu “rất vui và hồi hộp” khi được trở lại trường sau nhiều tháng học trực tuyến.
“Tôi khá lo lắng về quá trình học tập và chuẩn bị cho kỳ thi của mình. Khi trở lại trường, tôi sẽ tranh thủ thời gian để hỏi giáo viên nhiều hơn và cố gắng bắt kịp kiến thức. Tôi đặc biệt quan tâm đến môn tiếng Anh, bởi tôi cần cải thiện vốn từ vựng và ngữ pháp”, nam sinh 18 tuổi nói.
Theo Hiệu trưởng Dion Chen, hơn 400 học sinh tại YMCA của Trường Cao đẳng Cơ đốc giáo Hồng Kông ở Tung Chung không gặp bất cứ khó khăn nào khi trở lại trường. Nhà lãnh đạo này cũng bày tỏ sự lạc quan rằng, việc mở lại trường học sẽ không khó khăn, bởi hầu hết tổ chức giáo dục đã chuẩn bị kỹ lưỡng.
Ông Chen – Chủ tịch Hội đồng các trường thuộc Chương trình Trợ cấp Trực tiếp, đại diện cho 71 trường tiểu học và trung học, cũng bày tỏ hy vọng, các lớp học trực tiếp sẽ sớm được kéo dài trong cả buổi sáng và chiều như trước.
Hồng Kông: Học sinh "đặc biệt" thi thế nào
Nhiều người học có nhu cầu giáo dục đặc biệt tại Hồng Kông đã gặp nhiều khó khăn khi thi cử thời Covid-19. Tuy nhiên, những học sinh này khẳng định sẽ không từ bỏ và tiếp tục theo đuổi mục tiêu.
Yang không thể học trực tuyến do mất thị lực.
Mary Lam Ka-yan - học sinh tại Trung tâm Chữ thập đỏ Hồng Kông John F Kennedy, chia sẻ đã vô cùng áp lực khi đăng ký vào ngành nghệ thuật trực quan trong kỳ thi Văn bằng giáo dục trung học Hồng Kông (DSE) hồi tháng 4 vừa qua.
Mặc dù bị bại não, nữ sinh 21 tuổi quyết tâm theo đuổi ước mơ trở thành nhà thiết kế đồ họa.
"Tôi đã được cung cấp thêm thời gian để hoàn thành bài kiểm tra vì căn bệnh ảnh hưởng đến tốc độ viết và khả năng vẽ của tôi. Đôi khi, tôi sẽ cần sự giúp đỡ từ các cán bộ tại địa điểm thi vì gặp khó khăn trong việc lấy sơn và thực hiện các động tác chính xác bằng tay", Lam chia sẻ.
Nữ sinh này chỉ là một trong nhiều người học nỗ lực vượt qua khó khăn để đạt được mục tiêu của mình. Để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh đại học, Lam phải luyện tập từ 10 - 15 phút mỗi ngày để tăng tốc độ viết.
Nhờ những nỗ lực không ngừng, Lam đạt được 19 điểm với kết quả khả quan ở cả môn Tiếng Anh và Tiếng Trung. Tuy nhiên, kết quả thấp hơn mong đợi của nữ sinh này trong môn nghệ thuật trực quan có thể sẽ khiến Lam không đỗ vào Trường Thiết kế Đại học Bách khoa. Lam cho biết sẽ không từ bỏ ngay cả khi thất bại.
"Tôi sẽ tiếp tục hành trình tự học nghệ thuật. Mặt khác, tôi sẽ xem liệu mình có thể làm được điều gì khác", nữ sinh 21 tuổi nói.
Lam là một trong 3.156 sinh viên có nhu cầu giáo dục đặc biệt tham dự kỳ thi DSE năm nay. Con số này tăng khoảng 2% so với năm 2019. Bài thi DSE được tính theo thang điểm 7 cấp độ, điểm cao nhất là 5 **, trong khi thấp nhất là 1.
Ethan Yang Enhua (23 tuổi) - học sinh tại trường khiếm thị Ebenezer, cũng không đạt được số điểm như kỳ vọng khi thi vào Trường Cao đẳng Man Kiu. Tuy nhiên, Yang cho biết sẽ luôn lạc quan.
Yang chuyển từ Cáp Nhĩ Tân - thủ phủ của tỉnh Hắc Long Giang, đến Hồng Kông vào năm 2014. Thị lực của cậu bị suy giảm vào năm 2017 và khiến Yang phải học chữ nổi. Nam sinh này cho biết, âm nhạc đã giúp mình tăng cường trí nhớ và tiếp thu kiến thức mới nhanh hơn.
"Tôi từng đọc được bản nhạc, nhưng khi tôi mất thị lực, giáo viên phải hát để tôi ghi âm và luyện tập bằng cách nghe lại băng. Việc ghi nhớ âm nhạc đã giúp tôi học từ vựng tiếng Anh nhanh hơn", Yang bày tỏ.
Do Covid-19 bùng phát, các lớp học phải tạm dừng hoạt động và chuyển sang hình thức trực tuyến. Điều này đã gây nhiều khó khăn cho những học sinh như Yang, khi không thể nhìn thấy màn hình. Do chỉ được 16 điểm trong kỳ thi DSE vừa qua, Yang dự định thi lại môn Tiếng Anh vào năm tới và nộp đơn vào Học viện Nghệ thuật biểu diễn Hồng Kông.
Mặc dù không phải học sinh có nhu cầu đặc biệt, nhưng Donna Izabel (18 tuổi) cũng gặp nhiều thách thức trong việc học thời Covid-19. Izabel hiện theo học Hiệp hội Đạo giáo Hồng Kông thuộc Trường Trung học Yuen Yuen số 3.
"Covid-19 xảy ra vào thời điểm toàn bộ học sinh chuẩn bị tham dự kỳ thi DSE. Lẽ ra, học sinh có thể đến trường và học một - một với giáo viên. Nhờ đó, chúng tôi có thể biết mình còn kém ở đâu và sẽ thực hiện tốt hơn. Nhưng, trong thời gian đó, các trường học đều đóng cửa, chúng tôi không thể đi học và không biết đâu là điểm mạnh - yếu của mình", Izabel cho hay.
Với số điểm 25 trong kỳ thi DSE, Izabel sẽ theo học ngành luật tại một trường học ở Hồng Kông. Nữ sinh 18 tuổi nhận định, việc cải thiện thái độ cũng như cách ứng xử với người dân tộc thiểu số là điều vô cùng cần thiết.
"Hầu hết các dân tộc thiểu số được đối xử tốt, đặc biệt là khi tìm kiếm hỗ trợ tài chính. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp khi luật pháp thất bại trong việc bảo vệ các dân tộc thiểu số", Izabel khẳng định.
Mặc TT Trump ép các trường mở cửa, trường của Barron đóng tới tháng 10 Trường tư thục của Barron Trump bị cấm mở cửa đến tháng 10, trong khi Tổng thống Mỹ đang không ngừng gây sức ép buộc các trường mở cửa trở lại trong mùa dịch. Từ đầu tháng 7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ gây sức ép với các thống đốc bang để yêu cầu mở cửa trở lại các trường...