“Hong Kong còn ô nhiễm ghê gớm hơn cả Bắc Kinh”
Quyết định mới đây của chính quyền thành phố Bắc Kinh phải làm sạch bầu không khí đang ô nhiễm đã khiến Hong Kong phải tự thấy xấu hổ, bởi lẽ tại đô thị hiện đại này, khói bụi khiến hàng trăm người thiệt mạng mỗi năm, gây tổn thất cho các ngành kinh doanh và làm chảy máu chất xám, theo một nghiên cứu vừa công bố.
Khói bụi mờ mịt ở Hong Kong (Nguồn: Telegraph)
Mike Kilburn, người đứng đầu bộ phận chiến lược môi trường của nhóm phi lợi nhuận Civic Exchange, nói thất bại của Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong Donald Tsang (Tăng Âm Quyền) trong việc làm sạch bầu không khí thành phố có thể gây ra những hậu quả tai hại đối với khả năng cạnh tranh của đô thị sôi động này.
“Chính quyền Hong Kong phải đặt mục tiêu làm sạch bầu không khí ngay lập tức, đặc biệt là khi Trung Quốc (đại lục) đã đặt mục tiêu này,” ông Kilburn nói với AFP. “Hong Kong đang ở một vị trí đáng hổ thẹn khi Trung Quốc đang bày tỏ quyết tâm”.
Tuần trước, Bắc Kinh đã khởi động một chiến dịch quy mô gồm nhiều giải pháp để thay đổi chất lượng không khí, bao gồm việc thay đổi cách thức đo độ ô nhiễm, các chiến dịch tuyên truyền trên mạng và cam kết công khai định kỳ các số liệu về mức độ ô nhiễm.
Trước đó, Cục bảo vệ môi trường ở Hong Kong cho biết tình trạng ô nhiễm không khí ở thành phố này đã lên đến đỉnh điểm vào năm ngoái. Những đo đạc tiến hành ở các quận Central, Central, Causeway Bay và Mong Kok cho thấy cứ năm ngày thì có một ngày, mức độ ô nhiễm không khí cao hơn 10 lần so với năm 2005. Một xếp hạng khác của Tổ chức y tế thế giới (WHO) mới được tiến hành gần đây cũng cho thấy Hong Kong xếp hạng 559 trong 566 thành phố được đánh giá về mức độ không khí trong lành.
Video đang HOT
Điều đó khiến Bộ trưởng phụ trách môi trường của Hong Kong Edward Yau phải đối mặt với một buổi điều trần toát mồ hôi trước cơ quan lập pháp vào tuần trước. Nghị sĩ Kam Nai-wai cho rằng chính quyền phải “chịu trách nhiệm chính trị” về việc không thực hiện được lời hứa thực hiện các mục tiêu về chất lượng không khí được xác định năm 1987.
Một điều tra của Civic Action công bố ngày thứ Năm cho thấy xe cộ cũ kỹ chạy máy dầu, xe taxi và xe buýt nhỏ là những nguồn gây ô nhiễm ở thành phố đông đúc chật hẹp này. Chất lượng không khí không chỉ hủy hoại sức khỏe người dân, mà còn làm xói mòn năng lực cạnh tranh của thành phố này, với tư cách là một trong những trung tâm tài chính và kinh doanh của khu vực châu Á, Civic Action nói.
Cuộc điều tra cho thấy “ô nhiễm không khí đang xua đuổi những người lựa chọn Hong Kong làm cơ sở kinh doanh, những người giàu có nhất và được giáo dục tốt nhất”.
Bảy năm cầm quyền của ông Tsang, sẽ kết thúc vào tháng Ba, đã chứng kiến hơn 7.200 vụ tử vong vì các nguyên nhân liên quan đến khói bụi, theo Kilburn. Những con số này được trích xuất từ dữ liệu của Chỉ số môi trường Hedley và khoa y dược Đại học Hong Kong.
“Đó là một con số cao đến gây sốc. Chúng ta đang phải đối phó với một vấn đề khẩn cấp”, Kilburn nói ngày thứ Sáu, khi bầu trời Hong Kong dày đặc khói bụi khiến tầm nhìn trên cảng Victoria giảm đến mức tối thiểu./.
Theo TTXVN
Sau lễ vinh danh, nhân tài về đâu?
Tình trạng chảy máu chất xám đang báo động sự mất dần "nguyên khí quốc gia" nếu nước ta không sớm có một chiến lược hay chính sách hợp lý.
Sau lễ vinh danh, nhân tài về đâu?
Một thực tế đã tồn tại rất nhiều năm qua ở nước ta đó là người tài chưa thực sự có đất dụng võ. Tại Hội thảo "Nhân tài với suy thịnh đất nước" diễn ra ngày 27.9 ở Hà Nội, PGS-TS.Dương Phú Hiệp cho biết: Có không ít những "thần đồng" được quảng cáo rầm rộ một thời nhưng cuối cùng cũng bị thui chột vì không được trọng dụng. Có học sinh giỏi trong các cuộc thi quốc tế nhưng về sau vẫn phải chấp nhận làm một nghề không đúng với sở trường của mình.
Hơn 80% số thủ khoa sau khi được vinh danh phải tự đi tìm việc làm.
Hiện tượng "chảy máu chất xám" trên thực tế đã xảy ra ở không ít nơi. Từ tháng 3.2003 đến cuối năm 2007 đã có 6.422 cán bộ công chức xin nghỉ việc. Có tới 80% số thủ khoa tốt nghiệp đại học tự đi kiếm việc làm sau khi được tuyên dương thành tích học tập tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám hàng năm. Đó là một thực trạng hết sức xót xa...
TS Cao Vĩnh Hải - Giám đốc Trung tâm Tư vấn Môi trường tự nhiên lại đưa ra một bất cập khác trong việc cơ cấu "đầu vào" và chính sách "đầu ra" đối với người tài ở các lĩnh vực cụ thể: "Nhiều sinh viên giỏi không được phân vào các ngành khoa học cơ bản do cơ chế thị trường đã điều tiết họ. Ngay trong ngành lâm nghiệp, nơi quản lý một diện tích gấp đôi ngành nông nghiệp nhưng sinh viên vào ngành này lại có điểm chuẩn thấp, ngành địa chất cũng có tình hình tương tự. Vậy thì làm sao tuyển chọn được nhân tài?".
Một thực tế khác được coi là nguyên nhân "đẩy" nhân tài ra xa "đất dụng võ" là cơ chế "ấm tử ấm sinh" đang tồn tại như một bệnh dịch trong các cơ quan công quyền, làm thui chột mầm mống và chính sách nuôi dưỡng, giữ chân người tài. Tâm lý "con vua thì lại làm vua" và "một người làm quan cả họ được nhờ" đã khiến cơ quan công quyền trở thành "cánh cửa hẹp" với người tài.
Hiến kế dùng nhân tài
"Nói chưa có chính sách, chế độ đãi ngộ nhân tài thì không đúng. Thực tế đã có nhưng rất chắp vá, rời rạc và mang tính tình thế. Với những cái đã có không thể gọi là chiến lược trọng dụng nhân tài". Đó là nhận định của Thiếu tướng PGS - TS Lê Văn Cương - Phó Chủ tịch T.Ư Hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực Việt Nam.
Hiện nay, nhiều địa phương đã có những chính sách đãi ngộ thu hút nhân tài rất tích cực, như Chương trình đào tạo 500- 1.000 tiến sĩ, thạc sĩ trong và ngoài nước của Thành ủy, TP.HCM, đến nay đã có 216 người tốt nghiệp và 187 người được sử dụng. Việc quy hoạch dài hạn chương trình này cũng đã được 1.204 người, lấy nguồn từ cán bộ, công chức và sinh viên trên địa bàn thành phố.
TP.Đà Nẵng cũng có những chính sách rất cụ thể bằng việc hỗ trợ tiền, chỗ ở, bán rẻ chung cư, nhà đất cho cán bộ cần thu hút. Thành phố còn bố trí việc làm cho vợ hoặc chồng của nhân tài, tạo điều kiện cho họ yên tâm công tác lâu dài tại địa phương... Tuy nhiên theo PGS-TS Lê Văn Cương, đây mới chỉ là những chính sách nhỏ lẻ chưa có tính chiến lược cho cả một vấn đề mang tầm quốc gia.
Để triển khai tốt hơn công tác giữ chân người tài, ông Vũ Quốc Tuấn - Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho rằng: "Không nên coi công tác tổ chức, cán bộ như một loại công tác bí mật, khép kín. Phải công khai để chấm dứt tình trạng "mua quan bán chức". Cũng theo ông Tuấn, không thể kéo dài tình trạng tiền lương quá lạc hậu như hiện nay, nhất là lương của những chuyên gia đầu ngành, vì với vai trò và cống hiến của mình, họ có thể hưởng lương cao hơn thủ trưởng cơ quan, đơn vị là điều đương nhiên. Làm thế nào để họ không phải làm thêm việc khác để có thu nhập mới đủ sống.
TS Nguyễn Văn Hùng - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu khoa học Dân vận (Ban Dân vận T.Ư) đề xuất: "Các nhà khoa học công nghệ thường có những ý tưởng sáng tạo, độc đáo, táo bạo, cải cách nên có thể bị cản trở, đố kỵ. Người tài cũng là đối tượng được quan tâm, thu hút của các thế lực bên ngoài, do đó cần có cơ chế bảo vệ thích hợp, đảm bảo cho nhân tài được làm việc trong môi trường an toàn, toàn tâm, toàn ý cho hoạt động sáng tạo".
Theo DV
Chấn hưng giáo dục để thông thế "tắc"... nhân tài Chấn hưng giáo dục là điều kiện quyết định để có thể khuyến khích, trọng dụng nhân tài. Đó là ý kiến được thống nhất rút ra sau hộo "Nhân tài với thịnh suy đất nước" do TƯ Hội khoa học t triển nguồn nhân lực, nhân tài VN tổ chức hôm qua 27/9. "Nhân thì có, còn tài thì ít" Đề cập...