Hồng Đà Lạt ế ẩm vì bị hồng Trung Quốc lấn át
Hồng ăn trái Đà Lạt – Lâm Đồng là một đặc sản đặc trưng của địa phương, đang bị lấn át bởi hồng nhập từ Trung Quốc. Chính vì vậy, trái hồng Lâm Đồng trở nên ế ẩm, địa phương cũng không còn mặn mà với loại cây trồng này.
Mấy ngày nay, nhiều chủ vựa chuyên thu mua trái hồng ở thị trấn D’Ran, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) đã tạm ngưng kinh doanh vì các đầu mối lớn ở khắp nơi đều thông báo không nhập hàng hồng Lâm Đồng.
Nguyên nhân là do đặc sản hồng ăn trái mang thương hiệu Đà Lạt – Lâm Đồng đã bị sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc “đánh bật” ngay tại thị trường trong nước. Đặc biệt là trên thị trường đã có sự giả danh, đánh đồng giữa hồng ăn trái ngoại nhập với hồng Đà Lạt – Lâm Đồng khiến người tiêu dùng e ngại.
Theo ông Phạm Ngọc Quang, ở thôn Phú Thuận, thị trấn D’ran (Đơn Dương), cây hồng ăn trái đã bám rễ trên vùng đất này hơn 60 năm qua, và đây là một trong những loại cây trồng chủ lực đã từ lâu mang thương hiệu đặc sản Đà Lạt – Lâm Đồng.
“Đầu mùa hồng còn có giá trên 10.000 đồng/kg thì nay đã giảm xuống còn 6.000 đến 8.000 đồng/kg, thậm chí thấp hơn. Giá cả của hồng ở đây không còn duy trì được như những năm trước nên bà con ở đây cũng hạn chế chăm sóc cây hồng, ra được trái nào thì thu trái đó thôi…”, ông Quang cho biết.
Trái hồng Đà Lạt ế ẩm vì bị hồng Trung Quốc lấn át
Trong khi đó, ông Trần Xuân Thưởng cùng ở thị trấn D’Ran (Đơn Dương) cho rằng: “Hồng ăn trái xuất xứ Trung Quốc lấn át thị trường với giá rẻ hơn đã trực tiếp gây thiệt hại cho bà con nông dân. Vì vậy mà sản lượng hồng các năm giảm hẳn, nguyên nhân là do người dân không còn mặn mà với cây hồng nữa. Nếu tình hình này tái diễn, chắc chắn trái hồng sẽ biến mất khỏi vùng đất này”.
Theo bà Võ Thị Tuyết – chủ vựa thu mua hồng ở thị trấn D’Ran (Đơn Dương): “Thị trường tiêu thụ đang bị ảnh hưởng vì người ta cho rằng hồng ở đây ủ bằng thuốc độc hại nên người ta ngại ăn. Thực tế thì hồng sau khi thu về thì chúng tôi cho vào máy lau, đánh bóng quả và ủ bằng hơi tự nhiên. Trái này không xuất khẩu được, cho nên giá bán không cao. Giá đã rẻ lại bị trái hồng của Trung Quốc lấn át, khiến cho đặc sản này của địa phương càng thê thảm…”
Video đang HOT
Nông dân điêu đứng vì hồng Trung Quốc đội lốt Đà Lạ.
Được biết, ngành chức năng tỉnh Lâm Đồng đang triển khai Dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận hồng ăn trái Đà Lạt – Lâm Đồng”, nhằm bảo đảm việc kiểm soát chất lượng, tăng cường xúc tiến thương mại và nâng cao giá trị kinh tế cho loại trái cây đặc sản này của Việt Nam.
Trước sự lấn át của trái hồng nhập từ Trung Quốc, người trồng hồng ở Lâm Đồng đang trông chờ dự án này sớm có kết quả, để bảo vệ thương hiệu cho trái hồng đặc sản của Đà Lạt – Lâm Đồng.
Ngọc Hà
Theo Dantri
Miễn chê mãng cầu sẻ thơm ngon, dai ngọt
Như bù lại với hình dáng hơi sần sùi, kích cỡ trái nhỏ chỉ nhỉnh hơi quả chanh một chút, thịt mãng cầu sẻ dai, ngon khỏi chê và mùi thơm hơn rất nhiều so với cùng loại giống cao sản hay ghép.
Theo lí giải của nhiều người dân vùng quê ở Quảng Ngãi, do kích cỡ của loại trái này khá nhỏ nên được gọi là mãng cầu (na) sẻ. Tuy nhiên một số nơi vẫn gọi chung là mãng cầu ta, còn tên khoa học của nó là Annona squamosa.
Kích cỡ của trái mãng cầu sẻ to không hơn trái chanh là bao nhiêu
Cũng như đồng loại, cây mãng cầu sẻ từ khi trồng đến lúc trưởng thành và ra trái từ 2 năm trở lên, với chiều cao 2-5 mét, gồm có 2 loại: Mãng cầu bở với đặc điểm khi chín trên cây có thể bị nứt và phần múi thịt bên trong rời rạc. Còn giống mãng cầu dai khi chín các múi thịt dính chặt vào nhau, dù có chạm mạnh trái không bị vỡ, vỏ có thể bóc ra từng mảng như vỏ quít.
Giá bán của mãng cầu sẻ (loại dai) hiện từ 15.000-20.000 đồng/chục (10 trái); còn loại bở thì rẻ hơn, từ 10.000-12.000 đồng/chục.
Một góc vườn của người dân còn trồng mãng cầu sẻ
Những trái mãng cầu sẻ ẩn mình dưới lá
Nhiều năm trước, mãng cầu ta nói chung được người dân các vùng thôn quê Quảng Ngãi trồng khá phổ biến trong vườn nhà, ít thì 1-2 cây, nhiều thì lên đến gần cả trăm cây/nhà.
Đưa tay chỉ vào góc vườn có 5 cây mãng cầu sẻ đang trong giai đoạn cho quả, ông Bùi Hồng Vân (40 tuổi, ở xã Phổ Khánh, huyện Đức Phổ) bộc bạch: "Trước kia cả 2 sào (500m2/sào) vườn gần như được mãng cầu ta phủ kín. Tuy nhiên gần đây đã chặt gần hết, chỉ để lại mấy cây để lấy trái cho mấy đứa trẻ trong nhà".
Lý do mãng cầu sẻ bị chặt phá bỏ và dần trở thành loại "hàng hiếm" là vì kích cỡ nhỏ và lượng trái ra mỗi mùa của loại này không sai bằng giống ghép hay cao sản nên hiệu quả kinh tế mang lại thấp. "Dù tiền hái trái bán được cũng hơn 1 triệu đồng/vụ/năm, thế nhưng so với nhiều loại cây khác chẳng bỏ bẽn gì", ông Vân cho biết.
Bù lại với trái nhỏ, thịt mãng cầu sẻ thơm ngon, dai ngọt khỏi chê
Tuy mãng cầu sẻ cho hiệu quả kinh tế thấp nhưng những người đã trồng loại trái cây đặc sản này đều xác nhận: "Không những thịt mãng cầu sẻ có vị ngọt thanh, dai mà trái mãng cầu sẻ và cả giống mãng cầu ta nói chung khi chín có mùi thơm rất đặc trưng của nó, chứ không thoảng, thậm chí "vô mùi" như giống cao sản hay giống ghép".
Cũng như các giống khác, ngoài là loại cây cho trái ăn ngon, mãng cầu sẻ xanh và chín còn sử dụng để chữa một số bệnh như hạ khí tiêu đờm, làm săn da, tiêu sưng và rễ, vỏ cây dùng trị giun...
Theo Danviet
Đua nhau về Đà Nẵng lặn chíp chíp bán cho Trung Quốc Hiện giá mỗi kg chíp chíp tăng gấp đôi so với trước đây vì mặt hàng này đang được xuất khẩu sang Trung Quốc. Bắt đầu khoảng 2h chiều hàng ngày, không khí mua bán chíp chíp (bên bờ sông Hàn, đoạn gần cầu Thuận Phước, thuộc quận Sơn Trà, Đà Nẵng) diễn ra nhộn nhịp. Đây là thời điểm các thợ lặn...