Hôn nhân trên bờ vực tan vỡ chỉ vì bà cô nhiều chuyện bên chồng
Vì không tìm được tiếng nói chung, tôi và chồng cũng xảy ra tranh cãi, mâu thuẫn. Tôi chưa bao giờ nghĩ chồng lại theo phe các cô mà chì chiết vợ như thể.
Tôi sinh ra và lớn lên ở thành phố, còn chồng ở nông thôn, lên đây học tập và lập nghiệp. Chúng tôi là bạn từ thời đại học. Sau 5 năm đi làm, hai đứa mới có duyên gặp lại rồi dần dần trở thành một cặp.
Chồng tôi không phải mối tình đầu nhưng là người khiến tôi có cảm giác an toàn. Anh không tán tỉnh, theo đuổi tôi cuồng nhiệt như những người yêu cũ. Ngược lại, anh cử nhẹ nhàng, ân cần khiến tôi thấy rất bình yên.
Không những thế, tôi còn cảm phục anh vì có ý chí cầu tiến, luôn phấn đấu và biết lo cho tương lai. Vì vậy, dù gia đình tôi không thật sự muốn gả tôi làm dâu nông thôn nhưng dưới sự cương quyết cuả tôi, bố mẹ đành chiều theo ý con gái.
Sau khi cưới, thấy bố mẹ chồng khá dễ tính, tôi mừng lắm. Tôi cũng chủ động thừa nhận với mẹ chồng chuyện mình không giỏi nữ công gia chánh, thậm chí khá vụng về chuyện bếp núc. May mắn, tôi nhận được sự bao dung từ bà.
Vì vậy, mỗi lần về quê, tôi hầu như không phải động tay động chân nấu nướng gì cả. Việc của tôi là dọn dẹp và bày biện đồ ăn do mẹ chồng nấu. Thời điểm đó, mối quan hệ của tôi và nhà chồng khá tốt đẹp.
Thế nhưng, trái ngược với bố mẹ chồng tốt tỉnh, chồng tôi lại có 2 người có ruột khá xấu tỉnh. Nói là cô nhưng ông bà nội chồng sinh muộn nên 2 cô cũng chỉ hơn vợ chồng tôi 7- 8 tuổi,
Lúc mới cưới về, thấy 2 cô cũng sản sàn như mình, chúng tôi có kết bạn trên mạng xã hội, từ facebook đến tik tok. Tôi còn hay tặng các cô túi xách, giày dép mua nhưng không dùng đến. Khi ấy, chính các cô chồng còn khen tôi giỏi giang, xinh đẹp, chồng tôi may mắn mới cưới được tôi làm vợ. Song về sau, khi tôi không còn tặng quà nữa thì phát hiện các cô chồng rất hay nói xấu mình khắp làng, khắp xóm ở quê.
Trước đây, các cô khen tôi có gu ăn mặc trẻ trung nên “ăn gian” được so với tuổi thật. Nhưng sau đó, tôi nghe được nhiều lời nói không hay của các cô chồng về mình. Đại loại như “30 tuổi rồi mà ăn mặc như bọn trẻ con mới lớn, người quen nhìn thấy thì chỉ mang tiếng nhà chồng không biết dạy con dâu”; “nhà có nghèo túng gì đâu mà ăn mặc lúc nào cũng như thiếu vài”.
Video đang HOT
Rồi nghiêm trọng hơn là “có chồng rồi còn suốt ngày đi tụ tập bạn bè, sớm muộn cũng sinh chuyện”; “không hiểu nó nghĩ gì mà suốt ngày đăng ảnh “thả thính” trên mạng, hay định lấy thêm chồng nữa”…
Ban đầu, mẹ chồng tôi ít soi mói hay để ý đến chuyện ăn mặc của con dâu, miễn sao không quá lố lăng là được. Thế nhưng, sau khi nghe các cô liên tục “bơm và” đâm ra bà cũng trở nên khó chịu với tôi. Lần nào về quê, bà cũng nhắc nhờ tôi chuyện ăn mặc rồi hạn chế “sống ảo” trên mạng xã hội, đừng để người ta đánh giá. Điều đó cũng khiến tôi không được thoải mái.
Không chỉ soi tôi chuyện ăn mặc, các cô chồng còn hay bỉ bôi tôi là tiểu thư con nhà giàu nên không biết làm gì cả. Chỉ như bình hoa di động, không được tích sự gì.
Tôi không biết nấu ăn, đó là sự thật và mẹ chồng tôi cũng hoan hỉ với điều đó. Nhưng các cô chồng lại luôn bóng gió nói tôi là dâu trưởng trong nhà mà không biết làm gì, làm sao làm gương cho các em sau này theo được.
Thậm chí mỗi lần nhà có giỗ chạp hay dịp lễ Tết đông người, các cô luôn nói bố mẹ chồng tôi chiều con dâu quá nên tôi mới hư như vậy. Luôn ỉ lại vào bố mẹ mà không chủ động lo việc cho nhà chồng.
“Ai đời nhà ai bố mẹ chồng lúi húi trong bếp, con dâu chị lăng xăng ở ngoài làm mấy việc lặt vặt. Thế thì mong có con dâu làm gì. Cưới con dâu về lại phải hầu thêm à”.
Những câu nói kiểu này cứ lặp đi lặp lại nhiều lần khiến bố mẹ chồng tôi cũng dần quay lưng với tôi. Nhất là khi đã gần 2 năm mà tôi chưa có em bé, ông bà càng thái độ với tôi ra mặt. Đến ngay cả chồng tôi cũng theo phe các cô mà nói như thể tôi phải thay đổi để làm tròn bổn phận dâu con trong nhà, rồi phải ăn mặc kín đáo hơn để không bị người ngoài đánh giá.
Trước sự thay đổi của chồng, tôi cũng ức chế vô cùng. Tôi vẫn nghĩ cuộc sống là của mình, sao phải chạy theo để đi làm hài lòng những người khác trong khi họ luôn nói xấu và tìm cách hạ bệ mình. Nhưng chồng tôi lại cho rằng tôi cứng đầu, không chịu hạ cái tôi để tiếp thu ý kiến của mọi người.
Vì không tìm được tiếng nói chung, tôi và chồng cũng hay xảy ra tranh cãi, mâu thuẫn rồi chiến tranh lạnh. Tôi chưa bao giờ nghĩ vì người khác mà mối quan hệ giữa vợ chồng tôi lại ra nông nỗi này.
Giờ tôi đang nghĩ đến chuyện ly hôn. Liệu đó có phải là con đường đúng đắn với tôi lúc này hay không?
Một lần rủ nam đồng nghiệp về nhà xem Euro, tôi đánh mất luôn vợ đẹp con ngoan
Giờ tôi phải làm sao đây, tôi rối quá!
Tôi từng có một gia đình hạnh phúc, vợ đẹp con ngoan. Cô ấy là hotgirl ở trường đại học. Chúng tôi cưới nhau năm 25 tuổi, và hiện tại sau 5 năm về chung một nhà thì cả hai đã cùng "hái quả ngọt" là cậu con trai đầu lòng đáng yêu. Nhưng cuộc hôn nhân giờ đây lại đang đứng trên bờ vực tan vỡ, chỉ vì một sai lầm tôi mắc phải mà vợ cho rằng tôi không xứng đáng làm bố. Thế là cô ấy ôm con bỏ về nhà ngoại đến nay cũng đã hơn một tuần, và còn soạn sẵn đơn ly hôn bảo tôi ký.
Tôi là một người có công việc đàng hoàng, có sở thích đặc biệt với thể thao, đặc biệt là bóng đá. Tuy nhiên, tôi chưa bao giờ nghĩ chính niềm đam mê của mình lại khiến bản thân rơi vào hoàn cảnh ngày hôm nay. Nói đến đây hẳn những ông bố nào mê bóng cũng đoán được sơ qua vấn đề. Chuyện là mùa giải Euro đang diễn ra, và dĩ nhiên từ khi nó bắt đầu thì tôi chưa bỏ sót một trận nào.
Đi làm thì thôi, chứ ở nhà là tưởng chừng như tôi dính luôn trên chiếc sofa phòng khách. Ở công ty thì ngủ gà ngủ gật nhưng banh bóng thì mắt sáng như sao. Ban đầu tôi chỉ ở nhà xem một mình, nhưng về sau thấy hơi buồn chán nên có rủ một nam đồng nghiệp ở công ty về xem, rồi anh em cùng nhâm nhi vài chén.
Ảnh minh hoạ
Thức khuya, dán mắt vào tivi nhiều bị vợ cằn nhằn suốt ngày đã đành, giờ dẫn thêm một người về thì nhà càng ồn ào hơn nên vợ tôi có vẻ không hài lòng. Nhưng đây chưa phải là "chất kích thích" cho cơn thịnh nộ, nhẫn nhịn của cô ấy. Mà nguyên nhân lớn nhất là trong lúc xem bóng và tranh luận, đồng nghiệp của tôi đã liên tục thốt ra những câu từ nhạy cảm, có phần văng tục và chửi thề.
Lúc trước chưa có con hoặc khi con tôi còn nhỏ chưa hiểu gì thì không sao, nhưng giờ thằng bé đã được gần 5 tuổi nên trong một lần nghe được những lời này từ đồng nghiệp của bố, con đã ngay lập tức học theo và áp dụng. Chưa dừng lại ở đó, đứa trẻ còn nhiều lần cãi mẹ không chịu đi ngủ. Và lý do nó đưa ra là "Tại sao bố xem tivi nhiều mà mẹ lại không mắng bố, tại sao bố xem được mà mẹ lại không cho con xem? Tại sao mẹ bảo thức khuya là không tốt, bắt con đi ngủ sớm nhưng bố không làm giống con gì cả..."
Tất cả những yếu tố này đã góp phần tạo nên "cơn địa chấn" của vợ tôi. Tôi và cô ấy đã cãi nhau to về chuyện này, cô ấy cấm tôi xem bóng nữa nếu không sẽ "làm hư" con, nhưng điều đó làm sao tôi chấp nhận được. Tôi thì vẫn giữ quan điểm con hư hay ngoan là do mình dạy. Mình có thể giải thích và nói rõ cho con hiểu để con không học những điều xấu.
Ảnh minh hoạ
Thế là vợ tôi tức giận ôm con bỏ về nhà ngoại, bảo tôi muốn làm gì làm. Từ đó đến nay tôi dỗ mãi mà cô ấy vẫn chưa nguôi, quá đáng hơn là còn bắt tôi chọn banh bóng hay chọn vợ con. Nếu chọn banh bóng thì cô ấy đã soạn sẵn đơn ly hôn rồi, còn chờ tôi ký nữa thôi! Mọi người thấy vợ tôi có quá đáng không, tôi thật bất lực không biết giải quyết thế nào mới thoả...
Trẻ nhỏ có khả năng ghi nhớ, bắt chước người lớn rất nhanh, đặc biệt là khi các con đang ở trong độ tuổi chưa phân biệt được đâu là điều nên học hỏi và đâu là không, thế nên trẻ sẽ cảm thấy tò mò và muốn tiếp thu mọi thứ cũng là chuyện dễ hiểu.
Tuy nhiên, không phải môi trường nào cũng tốt để trẻ bộc lộ khả năng này. Nếu học tập từ môi trường hoặc đối tượng không phù hợp, điều đó sẽ tác động lớn đến quá trình phát triển lành mạnh của trẻ. Chẳng hạn như trong trường hợp ở trên, trẻ nghe thấy và bắt đầu hình thành sự tò mò về lời ăn tiếng nói của người lớn. Thế nhưng ngôn ngữ giao tiếp của người lớn lúc này lại hoàn toàn tiêu cực, không phù hợp với độ tuổi của trẻ. Thêm vào đó, trẻ còn bắt chước những thói quen xấu.
Đây là một vấn đề đáng lo ngại, bởi vì những tác động tiêu cực từ môi trường sống sẽ hình thành những thói quen, tư duy và cách ứng xử không phù hợp ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tình cảm và xã hội của trẻ trong tương lai.
Chính vì vậy, vai trò của cha mẹ và những người lớn xung quanh trẻ là vô cùng quan trọng. Họ cần phải ý thức được những tác động sâu sắc của môi trường, đối tượng mà trẻ tiếp xúc hàng ngày. Bố mẹ cần tạo cho trẻ một môi trường an toàn, lành mạnh, với những hình mẫu tích cực, những lời nói, hành động đúng đắn để trẻ có thể học hỏi và phát triển phù hợp.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần quan tâm, lắng nghe và quan sát trẻ một cách thường xuyên. Khi nhận thấy trẻ có những biểu hiện, hành vi không bình thường, họ cần kịp thời can thiệp, định hướng và giúp đỡ trẻ. Điều này không chỉ giúp trẻ tránh được những tác động tiêu cực từ môi trường, mà còn góp phần hình thành nhân cách tích cực, lành mạnh cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
Tóm lại, trẻ nhỏ có khả năng học hỏi và bắt chước rất nhanh. Môi trường xung quanh trẻ đóng vai trò quyết định, ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Chính vì vậy, cha mẹ và những người lớn xung quanh trẻ cần trở thành hình mẫu tích cực, tạo dựng một môi trường an toàn, lành mạnh để trẻ có thể phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tình cảm và xã hội.
Chồng giấu lương tháng 50 triệu, lời bao biện của anh ta khiến tôi muốn ly hôn Tôi ăn tiêu tiết kiệm với số tiền ít ỏi chồng đưa cho mỗi tháng, nhưng sự thật mức lương của anh ấy rất cao. Tôi năm nay 34 tuổi đã kết hôn cùng chồng được 8 năm. Hồi còn yêu nhau, chúng tôi là cặp đôi yêu thương, gắn bó với nhau mỗi ngày. Lấy nhau rồi, vật chất chưa có gì...