Hơn ba tháng H’Hen Niê đi chống dịch
Hoa hậu HHen Niê điều phối tiêm vaccine, lấy mẫu xét nghiệm, đi siêu thị, giao hàng giúp người dân và trao quà ở các khu cách ly, phong tỏa.
HHen Niê bắt đầu công việc tình nguyện viên cùng Thành đoàn TP HCM từ 18/6 đến nay. Thời gian đầu, cô tham gia công tác điều phối tiêm vaccine, đến gõ cửa từng hộ dân lấy mẫu xét nghiệm. Công việc của cô thường bắt đầu từ 13h đến 22h30. Trong giờ làm, cô không dám đi toilet hay uống nước. Mỗi ngày cô đều dậy sớm tập thể dục, ăn uống vệ sinh và uống đủ nước để không bị khát hay mất nước trong lúc làm việc. Thay đồ bảo hộ xong là làm việc luôn, đến lúc ra về mới cởi đồ bảo hộ và xịt khuẩn. Cô vui và hạnh phúc vì mình có thể giúp ích cho mọi người trong khoảng thời gian khó khăn này.
“Nhìn thành phố mình sinh sống phải chống chọi với đại dịch, người dân không thể làm việc được nên tôi muốn góp chút sức nhỏ nhoi để cùng mọi người chung tay chống dịch bệnh “, cô nói.
Khi TP HCM thực hiện Chỉ thị 16, người dân hạn chế ra đường, việc mua bán đồ dùng, thực phẩm thường thông qua hình thức online. Các siêu thị không đủ nhân lực hỗ trợ mua hàng giúp người dân dẫn đến việc tồn đọng nhiều đơn hàng không kịp giải quyết. Nhóm tình nguyện viên nghệ sĩ có sự tham gia của HHen Niê đã giúp đỡ người dân trong việc mua hàng online tại siêu thị. Họ nhận đơn online từ nhân viên siêu thị, đi mua đồ, để thành từng giỏ riêng. Trong quá trình làm việc, họ liên lạc với người dân theo số điện thoại ghi trên đơn để đổi mặt hàng trong trường hợp cần thiết.
HHen Niê cũng đi trao quà ở các khu cách ly, phong tỏa. Hình ảnh Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 mặc đồ giản dị, đi dép lê, chạy xe máy làm shipper, chở lương thực đến tiếp tế cho người dân gây xúc động. Cô còn tự tay bốc từng gói quà lên thùng nhựa.
HHen Niê nói nhờ việc tham gia các hoạt động tình nguyện mà cô không còn stress hay lo lắng. Thay vào đó, cô biết nghĩ cho cái chung, cho xã hội và nỗ lực làm tốt công việc để lan tỏa đến cộng đồng. “Khán giả và những người yêu thương tôi khi biết tôi đi làm tình nguyện viên rất vui và ủng hộ nhiệt tình. Các bạn còn gửi lời chúc sức khỏe cũng như dặn dò đủ thứ để tôi có thể luôn an toàn trong những ngày đi làm tình nguyện. Cảm giác mọi người nhắn gửi như người nhà mình dặn dò vậy đó, rất là ấm áp “, cô chia sẻ.
Hôm 7/8, người đẹp gốc Ê-đê livestream bán hàng trong chương trình Kết nối nông sản – San sẻ yêu thương – Chung tay vượt qua đại dịch do Trung ương Đoàn phối hợp với một số đơn vị tổ chức. Cô mặc váy thổ cẩm cùng khăn rằn, bán nông sản của tỉnh Đồng Tháp bị ùn ứ, không tiêu thụ được do giãn cách xã hội. Trong 90 phút livestream, HHen Niê chốt được hơn 1.500 đơn, thu về 300 triệu đồng. “Ý nghĩa của chương trình nằm ở chỗ chúng tôi thay mặt khán giả tặng số hàng này cho người dân bị phong tỏa hoặc các hộ nghèo. Tôi rất vui vì chúng ta vừa giải cứu nông sản, vừa ủng hộ những người khó khăn trong tâm dịch”, cô nói.
TP HCM có nhiều trẻ em mất cha hoặc mẹ vì dịch Covid-19. Khi chương trình Thành phố 18h kêu gọi các mạnh thường quân bảo trợ học tập cho các em thiếu nhi đến khi học xong lớp 12, với mức học phí 3 triệu đồng một năm, HHen Niê xúc động, quyết định nhận bảo trợ cho một em. Cô trao 30 triệu đồng cho Tấn Phát – cậu bé có mẹ mất vì Covid-19, hôm 16/8. “Tôi chỉ biết động viên em vượt qua nỗi buồn, tiếp tục học tập để có tương lai tươi sáng hơn “, HHen Niê nói.
HHen Niê trở thành đại sứ của chương trình Triệu túi an sinh . Giữa tháng 9, cô mặc áo xanh tình nguyện, mang 400 túi an sinh đến Nhà Bè, trao cho những hộ dân khó khăn do dịch.
Video đang HOT
Hôm 20/9, cô cùng đoàn thiện nguyện đến hỗ trợ người nghèo tại thị xã Lagi, Bình Thuận. Đây là chuyến đi xa nhất của Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam từ đầu dịch đến nay. HHen Niê không ngại vác những bao gạo nặng 50 kg cùng nhiều túi rau củ, thực phẩm để chuyển đến bà con. Đoàn thiện nguyện đã chuyển đến thị xã Lagi khoảng 50 tấn hàng, gồm 3.000 phần quà cho các hộ gia đình, 1.000 phần quà cho trẻ em với tổng giá trị trên 2,5 tỷ đồng.
HHen Niê nói, thời gian này, việc thuê nhân công bốc vác, chuyển hàng rất khó khăn. Cô đề nghị để cả nhóm thiện nguyện tự làm. Cô cũng đã quen tập tạ nặng, cũng có thể lực sẵn nên không sợ đau. “Ngày xưa, khi còn ở quê, làm những việc bê vác nặng là quá bình thường đối với tôi. Bốc vác, vận chuyển hàng nhiều nên sáng dậy có hơi ê ẩm một chút vì khi vác, tôi tranh thủ tập luôn những tư thế phát triển các nhóm cơ ở mông và tay. Tôi vui, hạnh phúc khi bản thân và mọi người làm được nhiều việc ý nghĩa” , cô nói.
Mới đây, HHen Niê livestream đấu giá bộ trang sức ngọc trai để sử dụng tiền mua sách cho các trẻ em nghèo ở Đắk Lắk. Siêu mẫu Quỳnh Hoa đấu giá thành công vật phẩm với 100 triệu đồng. Ngoài số tiền đấu giá, các nhà hảo tâm cũng ủng hộ tiền. Tổng số dư tài khoản kêu gọi quyên góp của HHen Niê tính đến ngày 30/9 là 550 triệu đồng. Cô sẽ sử dụng tiền quyên góp được mua sách giáo khoa và tập kết tại TP HCM, sau đó vận chuyển, bàn giao cho Hội đồng đội tỉnh Đắk Lắk. Hội sẽ chịu trách nhiệm phân bổ sách tới các trẻ em dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Kêu gọi quyên góp giữa thời điểm nhạy cảm, HHen Niê nói: “Tôi biết hành trình này cần phải thật thận trọng vì không biết trước được điều gì sẽ diễn ra. Tuy nhiên tôi tin sự minh bạch, rõ ràng của mình và Hội đồng đội tỉnh Đắk Lắk, cũng như có sự hỗ trợ theo sát từ luật sư để có thể đưa ra những văn bản, thông tin rõ ràng nhất để mọi người an tâm”.
Hơn 100 ngày ở tâm dịch của nghệ sĩ Việt
Hơn 100 ngày qua, đông đảo nghệ sĩ Việt dấn thân vào tâm dịch để hỗ trợ đội ngũ tuyến đầu và trao hàng triệu phần quà đến những hoàn cảnh khó khăn.
Một ngày cuối tháng 5, TP.HCM bắt đầu thực hiện Chỉ thị 15. Quãng thời gian sau đó là chuỗi ngày truy vết, cách ly, khoanh vùng, dập dịch rồi giãn cách xã hội kéo dài.
Cũng thời điểm, đội tình nguyện viên nghệ sĩ với 10 thành viên đầu tiên được hình thành với nhiệm vụ ban đầu là hỗ trợ nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm tại các khu phong tỏa, dọn dẹp khu ký túc xá để làm nơi cách ly... Diễn viên, MC Minh Khang (sinh năm 1993) là một trong số 10 người của nhóm. Khi được hỏi về dự tính làm tình nguyện viên trong bao lâu, anh cho biết sẽ đồng hành cùng đội khi thành phố hết dịch.
Giữ đúng lời hứa, sau hơn 3 tháng, Minh Khang vẫn cần mẫn, miệt mài tham gia các hoạt động trong đội tình nguyện viên nghệ sĩ.
Hạnh phúc lớn nhất là được cho đi
Trên mạng xã hội, Minh Khang không đăng nhiều hình ảnh trong quá trình anh làm tình nguyện viên. Đa phần trong đó là ảnh do đồng nghiệp chia sẻ. Nam MC bộc bạch tính anh vốn "nhút nhát" và "sợ bị khán giả nói làm màu" nên hạn chế khi đăng tải những thứ thuộc về cá nhân.
Dù kiệm lời nhưng không kiệm làm, hơn 100 ngày qua, anh tích cực đi lấy mẫu xét nghiệm hỗ trợ nhân viên y tế, làm điều phối, đo huyết áp cho người dân, vận chuyển nhu yếu phẩm, đi siêu thị giúp bà con, tham gia thực hiện chương trình Thành phố 18h...
Minh Khang trải qua hơn 3 tháng làm tình nguyện viên chống dịch. Ảnh: @minhkhang.
Nam MC bày tỏ đó là những công việc lần đầu tiên trong đời anh thực hiện và mang lại những trải nghiệm thú vị, đáng nhớ. Nhờ đó, tính cách anh trở nên điềm tĩnh, sống tích cực và nỗ lực hợp tác để công việc được trôi chảy, hiệu quả.
"Cuộc sống trong thời dịch của tôi là đợi 'show' đến. Mỗi ngày, ban điều hành sẽ có tầm 4-5 show khác nhau cho các thành viên đăng ký. Tùy vào nhu cầu của mỗi cá nhân mà người đứng đầu sẽ sắp xếp công việc hợp lý. Nếu trước giãn cách xã hội, nghệ sĩ hóng show ghi hình, quay phim, chụp ảnh, giờ thì chờ show tình nguyện", anh cười khi kể lại.
Minh Khang bày tỏ nếu bình tâm ngồi lại, nhớ về những buồn vui trong hơn 3 tháng làm tình nguyện viên, anh phải chia sẻ "7 ngày, 7 đêm cũng chưa chắc hết".
Tuy nhiên, kỷ niệm luôn in rõ trong đầu anh là tình cảm của người dân tại mỗi vùng đất mà anh cùng cả nhóm đi qua. Bà con thường xuyên tặng đồ ăn, nước uống và dành hàng vạn lời cảm ơn để tặng đội tình nguyện viên nghệ sĩ.
Lần gần nhất, đội xuống hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm tại huyện Cần Giờ vào cuối tháng 8. Nhóm của Minh Khang được xếp làm tại một ấp nhỏ, nơi đó không có mái che hay bóng râm. Giữa cái nắng chang chang của buổi trưa, bộ đồ bảo hộ nóng nực, mồ hôi anh đổ ra như tắm. Không chỉ đội tình nguyện viên mà người dân cũng kiên nhẫn đứng đợi giữa thời tiết nắng nóng để chờ đến lượt lấy mẫu xét nghiệm.
"Chứng kiến cảnh đó, tôi và các anh chị em trong đội khuyên bà con tìm chỗ mát để trú, lúc nào gọi tên thì mới bước vào cho đỡ mệt. Thế nhưng, bà con vừa cười vừa đáp: 'Mấy cô cậu còn ngồi ngoài nắng để làm thì tụi tui cũng đứng được. Với lại đứng ngoài nắng diệt virus, không sao đâu'. Chúng tôi nghe những lời ấy mà trong lòng như có ngọn gió mát thổi đến. Mọi mệt mỏi tan biến hết", anh tâm sự.
Nam MC cho biết bản thân "nghiện" làm tình nguyện viên sau thời gian dài gắn bó. Ảnh: @minhkhang.
Niềm vui lớn nhất trong tháng ngày làm tình nguyện viên theo Minh Khang chính là sự cho đi và không cần nhận lại.
Càng đi vào những nơi hẻm sâu, xa xôi, nam MC càng nhận ra những hoàn cảnh khó khăn cần sự chung tay của cộng đồng. Trong nhiều chuyến trao quà, anh và cả nhóm mang 600-700 phần lương thực, nhu yếu phẩm chia nhau đến Hóc Môn, Củ Chi để tặng.
"Số lượng không thấm tháp vào đâu, tôi và đồng đội chỉ ước rằng có thêm thật nhiều phần quà hơn nữa để tiếp tế, hỗ trợ bà con gặp khó khăn, ảnh hưởng vì đại dịch. Tôi luôn có niềm tin kiên định rằng sự cống hiến của mình cùng mọi người sẽ giúp thành phố sớm chiến thắng dịch bệnh", Minh Khang bộc bạch.
Bên cạnh những niềm vui, Minh Khang từng trải qua nỗi buồn lớn nhất trong cuộc đời tại thời điểm làm tình nguyện viên, cha anh ở quê đột ngột ra đi. Nam MC không thể về Lâm Đồng chịu tang cha. Anh phải ở lại TP.HCM và làm mâm cơm cúng, thắp hương tiễn biệt cha từ xa.
Minh Khang vẫn tiếp tục tham gia vào các hoạt động tình nguyện viên. Anh chia sẻ đó là cách tốt nhất để bản thân lấy lại sự cân bằng và xua tan nỗi buồn.
"Đến tận thời điểm này, gia đình vẫn là chỗ dựa lớn nhất của tôi. Mọi người vẫn ủng hộ tôi làm tình nguyện viên. Cũng qua thời dịch mà các thành viên trong gia đình tôi gắn kết, khăng khít và quan tâm nhau nhiều hơn", anh kể.
Nam MC thú nhận anh bị "nghiện" làm tình nguyện viên chống dịch. Ngày nào, anh cũng trông chờ đến lịch làm việc của ban điều hành để đăng ký.
"Tôi nghiện tới mức bản thân chỉ muốn đăng ký vào những địa điểm nào cần làm nhiều việc để đã cái nư của mình", Minh Khang nói.
Giảm 10 kg trong hai tháng làm tình nguyện viên
Gia nhập đội tình nguyện viên nghệ sĩ muộn hơn Minh Khang khoảng một tháng, đạo diễn Đỗ Kim Khánh cũng nhanh chóng trở thành thành viên hoạt động năng nổ và bền bỉ.
Mỗi ngày, anh thường dậy 5h sáng, chuẩn bị mọi thứ và tập kết tại địa điểm hỗ trợ vào lúc 7h. Anh làm cả ngày đến tối mịt mới trở về nhà. Sau hơn hai tháng quần quật trong tâm dịch, nam đạo diễn giảm khoảng 10 kg.
Tuy nhiên, bản thân Kim Khánh không thấy mệt mỏi. Đạo diễn cho biết nhờ vận động tay chân nhiều, sức khỏe của anh cải thiện, cơ thể linh hoạt và nhanh nhẹn hơn trước.
"Những ngày đầu đi làm tình nguyện viên, tiếp xúc với F0, cha mẹ rất lo lắng. Nhưng thấy mình quyết tâm, cha mẹ cũng ủng hộ. Tôi chỉ góp công sức nhỏ nhoi cùng mọi người để trả ơn mảnh đất đã cưu mang, nuôi sống mình bao nhiêu năm qua. So với các lực lượng y bác sĩ ở bệnh viện dã chiến, những đội tình nguyện hỗ trợ mai táng cho các bệnh nhân không may qua đời thì công việc của tụi mình vẫn còn ít nguy hiểm, vất vả hơn", anh bày tỏ.
Kim Khánh cho biết cuộc sống của anh thay đổi trong 3 tháng qua. Ảnh: @dokimkhanh.
Nam đạo diễn cũng trải nghiệm một cuộc sống khác khi mỗi ngày, anh đến từng địa điểm mới, gặp gỡ những con người khác nhau để hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm, trao quà.
Tận mắt chứng kiến những cảnh đời cực khổ, lao đao giữa thời dịch, Kim Khánh thay đổi nhân sinh quan về cuộc sống. Anh thừa nhận bản thân sống chậm lại và biết yêu thương mọi người nhiều hơn.
"Tôi nhận nhiều niềm vui khi đi làm tình nguyện viên. Mỗi ngày, tôi giúp được ai đó từ việc nhỏ đến lớn đều khiến tâm an lành. Tôi thấy mọi người giúp nhau nhiều hơn trong những ngày dịch bệnh, gian khó bủa vây và cảm nhận tình người ấm áp hơn bao giờ hết", anh tâm sự.
Nam đạo diễn kể anh thường xuyên đi trao quà cho bà con ở khu cách ly hay những nơi thiếu lương thực cùng đội tình nguyện viên. Ngoài ra, anh còn tự mình mua quà ở siêu thị rồi gói thành từng phần nhỏ. Sau đó, anh dò tìm những hoàn cảnh cần giúp đỡ trên Zalo Connect để mang tặng.
"Tôi nhớ mãi một lần đi tặng lương thực cho gia đình gặp khó khăn tại khu nhà trọ ở quận 4. Đó là hoàn cảnh của một bà mẹ đơn thân, nuôi hai đứa con. Đứa lớn nhất là 5 tuổi, em bé sau 2 tuổi. Cô thất nghiệp đã hai tháng và không có tiền trang trải. Em bé 2 tuổi không có sữa, phải uống nước cơm. Tôi chứng kiến mà quặn lòng. Ngày hôm sau, tôi mua sữa và quay lại gửi tặng thêm cho người mẹ này. Rất nhiều hoàn cảnh thương tâm mà mình trực tiếp đi mới thấu cảm hết được", đạo diễn Kim Khánh nhớ lại.
Anh cho biết mong muốn lớn nhất là đại dịch được đẩy lùi trên toàn thế giới để kinh tế hồi phục, cuộc sống con người trở lại trạng thái bình thường.
"Tôi vẫn làm tình nguyện viên đến khi thành phố chiến thắng dịch bệnh. Còn việc làm thiện nguyện, chắc tôi phải dành cả cuộc đời để giúp đỡ, cho đi", đạo diễn Kim Khánh tiết lộ.
Ba tháng trong khu phong tỏa của nghệ sĩ Việt Là những người đầu tiên đăng ký đi tình nguyện viên trong tâm dịch TP.HCM, đến nay, các nghệ sĩ vẫn gắn bó với công việc hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm ở khu phong tỏa, cách ly. - Bà ơi, bà ngồi xuống đây nghỉ ngơi, rồi chờ đến lượt. - Dạ. Bà chích vaccine xong rồi ạ. Vậy để con đỡ...