Hơn 99% ứng dụng di động không kiếm được tiền
Phân tích các ứng dụng ra đời trong năm 2013, nhà phân tích Ken Dulaney đến từ Gartner dự đoán rằng có ít hơn 1% các ứng dụng phần mềm có thể mang lại nguồn thu cho nhà phát triển.
Phân tích các ứng dụng ra đời trong năm 2013, nhà phân tích Ken Dulaney đến từ Gartner dự đoán rằng có ít hơn 1% các ứng dụng phần mềm có thể mang lại nguồn thu cho nhà phát triển.
Điều này có nghĩa là hơn 99% ứng dụng không mang lại doanh thu. Dulaney còn dự đoán rằng, vào năm 2018 ít hơn 0,01% các ứng dụng điện thoại di động có thể kiếm được tiền.
Video đang HOT
Theo Dulaney, đa số các ứng dụng di động không tạo ra lợi nhuận và nhiều ứng dụng di động không được thiết kế để tạo ra doanh thu. Tác dụng chính của các ứng dụng là để xây dựng thương hiệu và nâng cao nhận thức về sản phẩm hoặc là chỉ để cho vui.
Một phần do có quá nhiều ứng dụng mới ra đời. Dulaney mô tả thị trường ứng dụng phát triển rất nhanh chóng và cuộc chạy đua của các ứng dụng miễn phí chất lượng đã thiết lập các tiêu chuẩn cao trong ngành dịch vụ này. Gartner cũng dự báo vào năm 2017, sẽ có 94,5% ứng dụng cho phép tải miễn phí. Về doanh thu, khoảng 90% ứng dụng di động được tải xuống dưới 500 lần mỗi ngày với doanh thu ít hơn 1250 USD/ngày.
Gartner khuyên các nhà phát triển nên mở rộng việc phát tiển các ứng dụng với ưu tiên cho HTML5. Ít nhất ba nền tảng (Android, iOS và Windows) sẽ giành được thị phần đáng kể trong điện thoại thông minh, máy tính bảng và máy tính, đòi hỏi nhiều tổ chức để hỗ trợ nhiều nền tảng cho cả người tiêu dùng.
Mặc dù vậy, không thể phủ nhận doanh thu mà các cửa hàng ứng dụng mang lại. Apple gần đây cho biết App Store đã thu được 10 tỉ USD trong năm ngoái, thêm vào đó các nhà phát triển đã thu được 15 tỉ USD cho đến nay.
Theo VNE
Chợ ứng dụng không còn "màu mỡ"
Nếu như trước đây các nhà phát triển ứng dụng di động rất dễ dàng "hái ra tiền" sau khi đưa sản phẩm của mình lên các chợ ứng dụng, thì nay cơ hội thành công đang ngày một khó khăn hơn. Theo nhận định của công ty nghiên cứu thị trường Gartner, môi trường cạnh tranh dữ dội hơn và nhu cầu không ngừng tăng cao từ phía người dùng đang mang đến nhiều thách thức hơn cho những nhà phát triển có ước mơ kiếm tiền từ các ứng dụng dành cho điện thoại thông minh và máy tính bảng.
Chợ ứng dụng Google Play và iTunes của Apple đều đã có hàng triệu ứng dụng. Chính vì vậy, chúng cung cấp quá nhiều lựa chọn cho người dùng, đồng thời gây ra nhiều khó khăn hơn cho nhà phát triển muốn tạo ấn tượng tốt để bán ứng dụng.
Theo Gartner, hiện tại khoảng 90% ứng dụng trả phí được tải về không đến 500 lượt/ngày, tạo ra chưa tới 1.250 USD/ngày. Tình hình này sẽ còn tồi tệ hơn, do phải cạnh tranh dữ dội hơn. Bên cạnh đó, các ứng dụng sẽ phải được thiết kế tỉ mỉ hơn để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dùng, chính vì vậy quá trình phát triển, thử nghiệm, triển khai và hỗ trợ sẽ tốn nhiều chi phí hơn.
Điều đó có nghĩa là chỉ có 1 trong 10.000 ứng dụng có cơ may tìm được thành công vào năm 2018. Các nhà phát triển cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho thảm cảnh này và nên đặt mục tiêu thực tế. Nếu mục tiêu là kiếm tiền trực tiếp từ việc bán ứng dụng, các nhà phát triển cần phải xây dựng ý tưởng kỹ lưỡng, tính toán sát sao chi phí và cơ hội, bởi vì khả năng thành công là cực kỳ nhỏ.
Thị phần của ứng dụng miễn phí cũng được dự báo sẽ tăng từ 91% của năm ngoái lên 94,5% vào năm 2017. Trong khi đó, tổng số lượt tải về của ứng dụng miễn phí sẽ tăng từ 102,1 tỉ lên 268,7 tỉ.
Sự gia tăng mạnh mẽ của số lượng ứng dụng cũng sẽ làm thay đổi cách thức người dùng tìm kiếm ứng dụng mới. Chắc chắn họ không thể xem lướt qua một số lượng khổng lồ ứng dụng mà thay vì thế sẽ dựa vào các gợi ý của các động cơ tìm kiếm, bạn bè, mạng xã hội hay quảng cáo để khám phá ứng dụng mới.
Bên cạnh đó, Gartner cũng dự báo chi tiêu công nghệ thông tin (IT) trên toàn cầu sẽ lên tới 3,8 ngàn tỉ USD trong năm 2014, tăng 3,1% so với năm 2013. Chi tiêu mua sắm thiết bị - bao gồm máy tính để bàn, máy tính siêu di động, điện thoại di động và máy tính bảng - đã giảm 1,2% trong năm 2013, nhưng sẽ tăng 4,3% trong năm 2014. Chi tiêu cho phần mềm doanh nghiệp trên toàn cầu tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ với tỷ lệ 6,8% trong năm nay.
Theo VNE
Trình duyệt có tốc độ tải nhanh nhất cho "dế" Android Với bản cập nhật 9.5 cho Android, trình duyệt di động UC Browser đạt tốc độ tải nhanh nhất so với các trình duyệt khác trên thị trường. UC Browser 9.5 cũng hỗ trợ thêm nhiều ngôn ngữ và font chữ khi duyệt web, Trung tâm ứng dụng Web, trình xem ảnh mạnh mẽ cùng nhiều tính năng hữu ích khác. Tốc độ...