Máy tính 35 USD Raspberry Pi sẽ có trình duyệt web riêng
Trình duyệt sẽ giúp cho Raspberry Pi có thể duyệt được các website dùng ngôn ngữ HTML5, giúp lướt web nhiều thẻ một cách mượt mà, có thể render đồ họa 2D, decode video và ảnh.
Raspberry Pi – chiếc máy tính nhỏ gọn và siêu rẻ (35 USD) với chỉ 1 board mạch – khi ra mắt từng gây được rất nhiều sự chú ý. Không chỉ là công cụ tuyệt vời trong công việc giáo dục và dạy học, Pi còn mang lại cảm hứng sáng tạo cho rất nhiều người đam mê máy tính.
Mới đây, đội ngũ phát triển Pi vừa công bố họ đang phát triển một trình duyệt web riêng có tên Web được tối ưu cho chiếc máy tính này. Nỗ lực của nhóm phát triển hứa hẹn giúp cho những ai sở hữu Raspberry Pi có thể lướt web mượt mà hơn. Trình duyệt cho Pi đã được phát triển cách đây ít tháng với sự giúp đỡ từ các chuyên gia từ cộng đồng nguồn mở Collabora và được tối ưu cho cấu hình hạn chế của máy. Web hứa hẹn giúp Pi có thể duyệt được các website dùng ngôn ngữ HTML5, giúp lướt web nhiều thẻ một cách mượt mà, có thể render đồ họa 2D, có thể decode video và ảnh. Hiện tại người dùng Pi cũng đã có thể thử nghiệm trình duyệt này tuy nhiên bạn sẽ phải cần có hiểu biết nhất định về công nghệ, bởi quá trình thiết lập yêu cầu phải dùng tới các dòng lệnh khá lằng nhằng. Nhóm phát triển Pi cũng có các hướng dẫn các bước để giúp bạn có thể trải nghiệm bản beta của Web, còn phiên bản ổn định hứa hẹn sẽ được phát hành trong tương lai.
Theo PLXH
Vì sao trình duyệt di động luôn bị "đứng hình" 300 mili giây?
Vào tuần trước, Pocketnow rò rỉ thông tin rằng Google sẽ loại bỏ thời gian lag (trễ) 300 mili-giây được cố ý đưa vào Chrome. Vậy, tại sao các nhà phát triển lại cố ý tăng thời gian trễ cho quá trình tải web, và việc loại bỏ thời gian lag này sẽ có ý nghĩa gì?
Video đang HOT
Với nhiều người, trình duyệt là một phần mềm khá đơn giản. Phần mềm này chỉ có tác dụng duyệt web - một tác vụ luôn luôn được xem là "nhẹ ký" so với các tác vụ khác như chơi game hoặc xử lý video. Thực tế không phải như vậy, nếu bạn mở nhiều tab trên Firefox hoặc Chrome, bạn sẽ thấy các trình duyệt này chiếm tới hàng trăm megabyte RAM của bạn. Do đó, việc phát hành trình duyệt cho các thiết bị di động (vốn có phần cứng hạn chế hơn máy vi tính rất nhiều) là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn.
Vấn đề không chỉ dừng lại ở đây. Khi kỷ nguyên smartphone bắt đầu với sự ra mắt của iPhone, phần lớn các trang web được thiết kế cho độ phân giải 800 x 600 pixel. Nói cách khác, chúng được thiết kế để hiển thị không bị lỗi trên các màn hình có độ phân giải từ 800 x 600 pixel trở lên.
Điều này khiến cho một số nhà phát triển cố gắng tạo ra các trang web "hoàn hảo từng pixel" (hiển thị trên trình duyệt của người dùng giống hệt như khi chúng hiển thị trên công cụ phát triển của nhà phát triển). Việc tạo ra một trang web như vậy gần như là không thể: Có quá nhiều loại màn hình với các độ phân giải khác nhau; có quá nhiều phiên bản trình duyệt, hệ điều hành; chất lượng các màn hình cũng khác nhau và người dùng cũng có thể phóng to/thu nhỏ trình duyệt của mình. Bất kì nhà lập trình web nào cũng cần xét tới các yếu tố này, song trên các thiết bị di động, chúng trở nên rắc rối gấp nhiều lần.
Lướt web trên thiết bị di động
Vào thời điểm iPhone và Android ra mắt, có rất ít trang web được thiết kế một phiên bản di động riêng như hiện nay. Bởi vậy, các trình duyệt di động phải "thu nhỏ" nội dung trang web lên màn hình của smartphone và cho phép người dùng phóng to/thu nhỏ (zoom) để xem các phần nội dung của trang web. Lúc đầu, Apple dùng cử chỉ cảm ứng kéo-để-zoom, song Android thì lại dùng cử chỉ chạm liên tiếp vào màn hình 2 lần (double-tap) để phóng to.
Bởi các trang web thường không nhận diện cử chỉ "click đúp" (hoặc chạm liên tiếp 2 lần) trên toàn bộ trang, Google đã có thể phát triển một lớp tương tác riêng có thể nhận diện cử chỉ này và cho phép người dùng phóng to trang web.
Xét về mặt lập trình, thế nào là "chạm liên tiếp 2 lần"?
Chạm liên tiếp 2 lần, hay còn gọi là "nhấn đúp" vào màn hình, là 2 lần chạm vào màn hình cách nhau một khoảng thời gian ngắn. Nhằm nhận diện xem bạn vừa "nhấn đúp" hay chỉ nhấn một lần vào màn hình, sau khi bạn nhấn lần thứ nhất, trình duyệt sẽ phải đợi trong một khoảng thời gian ngắn để xem bạn có nhấn tiếp lần thứ 2 hay không.
Thông thường, các nhà phát triển thường để trình duyệt đợi trong vòng 300 mili-giây, tức khoảng 1/3 giây. Trong khoảng thời gian này, trình duyệt sẽ không làm gì và đợi xem liệu bạn có tiếp tục chạm vào màn hình lần thứ 2 hay không. Bởi vậy, nếu bạn sử dụng các ứng dụng nền web trên di động, bạn có thể có cảm giác hơi "lag" nếu chỉ "nhấn đơn" mà không "nhấn đúp".
Khoảng thời gian chờ 300ms là không còn cần thiết nữa
Trong khoảng vài năm trở lại đây, các thiết bị di động đã trở nên mạnh mẽ và phổ biến hơn rất nhiều: tất cả các trang web nổi tiếng đều có phiên bản di động, và thậm chí đối với hiều trang web thì phiên bản nền di động còn được phát triển trước cả phiên bản dành cho PC.
Để biến một trang web trở nên "thân thiện" với các thiết bị di động, các nhà phát triển web chỉ cần thêm một dòng mã nguồn vào trình duyệt của mình:
Thuộc tính "name" được đặt giá trị "viewport" để chỉ cửa sổ trình duyệt của bạn. Thuộc tính "content" được đặt thành "width=device-width" để trang web luôn luôn "vừa vặn" với cửa sổ của bạn. Nói cách khác, trang web nào có dòng mã nguồn trên cũng sẽ hoạt động tốt trên thiết bị di động của bạn mà không cần phóng to/thu nhỏ.
Như vậy, các trình duyệt di động không còn cần khoảng thời gian trễ 300ms để "chờ" người dùng ra lệnh nhấn đúp nữa. Điều này được thể hiện rất rõ ràng trên phiên bản beta mới của Chrome trên Android:
Nếu bạn muốn thử nghiệm thay đổi mới này, hãy tải về Chrome Beta từ gian hàng Play Store của Google.
Theo Pocketnow
Máy Mac 27 năm tuổi vẫn chạy tốt Một kỹ sư máy tính người Mỹ đã không những thành công trong việc "hồi sinh" một máy Mac "cổ lỗ sĩ" 27 năm tuổi, mà còn kết nối được nó lên mạng toàn cầu Internet. Macintosh Plus - Ảnh: Wikipedia Trong câu chuyện lý thú này, trang công nghệ Digitaltrends cho biết chàng tư vấn viên phần mềm người Mỹ Jeff Keacher...