Hơn 98% thí sinh làm thủ tục dự thi THPT quốc gia
Theo Bộ GD&ĐT, số thí sinh đến đăng ký thủ tục dự thi THPT quốc gia ngày 30/6 là 871.362 em, đạt 98,22%. Cụm thi có tỷ lệ thí sinh đến làm thủ tục dự thi thấp nhất là 95,03%.
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016 có 120 cụm thi (gồm 50 cụm thi tốt nghiệp và 70 cụm thi đại học). Cả nước có 1.452 điểm thi với 31.292 phòng thi.
Năm nay, tổng số thí sinh đăng ký dự thi: 887.409. Trong đó, cụm thi tốt nghiệp là 255.815 và cụm thi đại học: 631.594.
Ngày 30/6, tổng số thí sinh đến làm thủ tục dự thi: 871.362, đạt tỷ lệ 98,22%. Trong đó, cụm thi tốt nghiệp đạt 98,43%, cụm thi đại học đạt 98,10%.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia. Ảnh: Tiến Tuấn.
Cả nước có 5 cụm thi 100% thí sinh đến làm thủ tục dự thi.
Theo đánh giá chung của Bộ GD&ĐT, kỳ thi được chuẩn bị chu đáo theo đúng kế hoạch.
Video đang HOT
Kỳ thi có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành trung ương, địa phương và các trường đại học; lực lượng thanh niên tình nguyện.
Giao thông ở các thành phố lớn thông suốt, không xảy ra ách tắc do số lượng thí sinh dự thi không quá lớn như trước đây.
Theo Zing
Thứ trưởng GD&ĐT: 'Thí sinh đừng nghĩ thi cử quá ghê gớm'
"Thời điểm này thí sinh nên coi thi cử là nhẹ nhàng, đừng nghĩ quá ghê gớm", Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga nói trước khi kỳ thi THPT quốc gia bắt đầu vào sáng 1/7.
Tại buổi kiểm tra công tác đảm bảo thi của Đại học Bách Khoa Hà Nội sáng 30/6, Thứ trưởng Bùi Văn Ga trao đổi với phóng viên trước thềm kỳ thi THPT quốc gia 2016.
- Thưa Thứ trưởng, trước khi kỳ thi THPT quốc gia bắt đầu vào ngày mai, ông có thông điệp gì gửi thí sinh trên toàn quốc?
- Thời gian này, thí sinh nên nghỉ ngơi dưỡng sức để bước vào kỳ thi đạt kết quả cao nhất. Hơn nữa, thí sinh nên coi việc thi cử nhẹ nhàng, không nên nghĩ những điều quá ghê gớm.
Thí sinh trong ngày đầu làm thủ tục dự thi. Ảnh: Tiến Tuấn.
Về đề thi, thí sinh cũng không nên quá lo lắng. Cấu trúc đề năm nay không khác năm 2015, các em chỉ cần tập trung ôn thi thật tốt. Nội dung đề thi chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12. Đề thi không đánh đố, không có những câu hỏi yêu cầu thí sinh phải học thuộc lòng. Sau khi có kết quả, các em dựa vào đó cân nhắc chọn ngành, chọn trường phù hợp sức của mình.
- Sau quá trình thanh, kiểm tra, Thứ trưởng lưu ý gì với các trường tham gia tổ chức cụm thi?
- Chúng tôi lưu ý các cụm thi, điểm thi cần lưu ý tính minh bạch, công bằng. Vì vậy, công tác an ninh trong kỳ thi đặc biệt phải được quan tâm. Các Hội đồng thi phải chú ý tới trách nhiệm và sự chuyên nghiệp của giám thị.
Năm nay, các cụm thi do các trường đại học chủ trì được tổ chức ở tất cả các địa phương. Vì vậy, một số điểm thi lần đầu tiên tổ chức. Bộ GD&ĐT chỉ đạo, nếu có bất cứ vấn đề gì xảy ra, phải báo cáo ngay về Ban chỉ đạo thi để xử lý.
Qua kiểm tra, chúng tôi nhận thấy các địa phương nắm chắc quy chế và có giải pháp, phương án rất chi tiết để xử lý những tình huống khẩn cấp có thể xảy ra.
- Dư luận vẫn băn khoăn về tính công bằng giữa các cụm thi đại học và cụm thi tốt nghiệp. Nhiều ý kiến lo lắng giám thị ở cụm thi tốt nghiệp sẽ nới lỏng hơn. Ông nghĩ sao về điều này?
- Bộ GD&ĐT luôn nhận thức được vấn đề đảm bảo công bằng cho kỳ thi. Tất cả các khâu như coi thi, chấm thi, xử lý các tình huống trong đề thi đều được chú trọng.
Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các trường đại học, địa phương không phân biệt giữa cụm thi do Sở GD&ĐT tổ chức và cụm thi do trường đại học tổ chức. Sẽ không có chuyện những cụm do sở tổ chức "nhẹ tay" mà trường đại học tổ chức thì chặt chẽ.
Đối với những cụm thi do sở GD&ĐT, trường đại học lần đầu tiên tổ chức, Bộ GD&ĐT yêu cầu tăng cường cán bộ hỗ trợ trong quá trình tổ chức thi.
Năm nay, với đề thi chung, cách tổ chức như nhau, việc chấm thi do giảng viên đại học và giáo viên các trường THPT cùng đảm nhận nên đảm bảo công bằng.
- Số cụm thi tăng lên, lượng giáo viên chấm cũng phải tăng lên. Vậy giáo viên địa phương có đủ trình độ để chấm thi, thưa ông?
- Không có chuyện giáo viên không đủ trình độ vẫn chấm thi. Các cụm thi và các địa bàn thi đã tăng cường giáo viên chứ không có chuyện khoán trắng cho địa phương và các trường.
Thậm chí, ở từng địa phương, chúng tôi đã phải tính tới việc đổi giáo viên chấm chéo, khắc phục tình trạng chấm chặt, chấm lỏng. Tất cả những vấn đề trên Bộ GD&ĐT đã tính toán. Giáo viên ở các cụm vất vả nhưng phải làm vậy để đảm bảo tính khách quan.
Theo Zing
Thí sinh không được làm thủ tục dự thi vì mặc quần soóc Trong ngày làm thủ tục dự thi THPT quốc gia 30/6, nhiều thí sinh gặp sự cố như mất giấy tờ, mặc quần soóc, bị tai nạn. Tại điểm thi trường Phổ thông Năng khiếu Thể dục Thể thao Hà Nội, nhiều thí sinh mặc quần soóc đến làm thủ tục thi. Những thí sinh này không được vào trường thi, phải chờ...