Hơn 82.000 học sinh tham gia dự án “Giáo dục bền vững cho thế hệ tương lai”
Trong khuôn khổ dự án “Giáo dục Bền vững cho Thế hệ tương lai”, AEON Việt Nam tiếp tục triển khai chương trình giáo dục ngoại khóa về giữ gìn vệ sinh cá nhân cho hơn 50.000 học sinh tại TP HCM, hơn 32.000 học sinh tại TP Hà Nội và tỉnh Hải Dương.
Vừa qua, tại Trường Tiểu học Lê Lai (quận Tân Phú, TP HCM), Công ty TNHH AEON Việt Nam (AEON Việt Nam) tổ chức buổi ngoại khóa cho hơn 1.600 học sinh, hướng dẫn các em giữ gìn vệ sinh cá nhân với thông điệp “Sạch đôi tay – Vững tương lai”. Buổi ngoại khóa nhằm giúp các em hiểu về tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, phòng chống dịch bệnh và thực hành rửa tay đúng cách.
Với sự hướng dẫn của các nhân vật hoạt hình, siêu anh hùng bằng hình thức vui nhộn, phù hợp tâm lý lứa tuổi, các em học sinh đã tiếp thu kiến thức một cách chủ động.
Sau khi khởi động tại TP Hải Phòng vào tháng 9-2020, dự án đã hoàn thành việc lắp đặt 80 bồn rửa tay thông minh và trang bị gần 6.500 chai nước rửa tay cho 50 trường mầm non và tiểu học tại TP Hải Phòng và TP HCM.
Năm 2021, AEON Việt Nam tiếp tục triển khai chương trình giáo dục ngoại khóa về giữ gìn vệ sinh cá nhân cho hơn 50.000 học sinh của 30 trường tiểu học và mầm non tại TP HCM, và hơn 32.000 học sinh tại TP Hà Nội và tỉnh Hải Dương. Bên cạnh đó, dự án còn tiến hành lắp 50 bồn rửa tay thông minh tại 50 trường tiểu học và mầm non ở Hà Nội, Hải Dương trong tháng 5 và tháng 6.
Ông Sasamori Hiroaki, Phó tổng Giám đốc AEON Việt Nam, chia sẻ mặc dù tình hình dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam đã ổn định hơn, nhưng việc nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng cho trẻ em là cách tốt nhất để chuẩn bị cho những điều không lường trước được trong tương lai.
“Chúng tôi vui mừng khi dự án Giáo dục bền vững cho thế hệ tương lai nhận được sự ủng hộ của học sinh, nhà trường, phụ huynh, Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM. Đây là động lực để chúng tôi nỗ lực hơn nữa trong hành trình vì sự phát triển bền vững của Việt Nam” – ông Sasamori Hiroaki cho hay.
Học sinh thực hành rửa tay đúng cách
Tại buổi ngoại khóa, cô Trần Thị Khanh, Hiệu Trưởng Trường Tiểu học Lê Lai, cho biết đây là hoạt động ý nghĩa, thiết thực. Nó đem đến cho các em những kiến thức chăm sóc bản thân tốt hơn đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh mà còn giúp các em tự tin tham gia hoạt động tập thể và có thêm những giây phút trải nghiệm vui vẻ cùng các bạn.
Dự án “Giáo dục bền vững cho thế hệ tương lai” được AEON Việt Nam phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh thực hiện trong 5 năm, từ 2020 đến 2024. Dự án sẽ hỗ trợ cơ sở vật chất, trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho học sinh trong độ tuổi mầm non, tiểu học, hướng đến tương lai phát triển bền vững.
Hàng nghìn học sinh tiểu học Thọ Sơn múa hát xoan, nhảy dân vũ giữa giờ
Giữa giờ học, gần 1. 800 học sinh và giáo viên Trường tiểu học Thọ Sơn (Việt Trì, Phú Thọ) múa, hát xoan nhịp nhàng.
Chia sẻ với PV Dân trí , cô Trần Thị Ánh Nguyệt, Hiệu trưởng Trường tiểu học Thọ Sơn cho biết, đây là một trong những hoạt động giáo dục ngoại khóa của nhà trường.
Theo đó mỗi tuần, trường có hai buổi hoạt động giữa giờ và thay đổi tuần tự bằng hát xoan, múa hát, nhảy dân vũ...
Cô trò Trường tiểu học Thọ Sơn, Việt Trì, Phú Thọ múa hát xoan giữa giờ.
"Chúng tôi chọn hát xoan vì đó là di sản của quê hương Phú Thọ. Đồng thời, qua các bài hát, làn điệu hát xoan, chúng tôi muốn học sinh thay đổi trạng thái, vui hơn, khỏe hơn để học tập.
Đặc biệt, lời ca tiếng hát phần nào gắn kết tình yêu thương của học trò và thầy cô, cao hơn nữa là tình yêu quê hương đất nước.
Chẳng hạn bài "bông hồng tặng cô", chúng tôi muốn học sinh thêm yêu thầy cô giáo.
Bài "Việt Nam đánh bay Covid-19", giáo dục các con ý thức bảo vệ cộng đồng"..., cô Nguyệt cho hay.
Cô trò trường tiểu học Thọ Sơn biểu diễn bài "Việt Nam đánh bay Covid-19" giữa giờ học.
Cũng theo Hiệu trưởng Trần Thị Ánh Nguyệt, Trường Tiểu học Thọ Sơn đã đưa bộ môn hát xoan vào chương trình giáo dục ngoại khóa cho các em học sinh.
Nhiều Câu lạc bộ hát xoan đã được thành lập ở các khối lớp, thu hút sự tham gia nhiệt tình của các em học sinh.
Chương trình ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo - tìm hiểu địa phương tại miếu Lãi Lèn vừa qua, là một trong những hoạt động thiết thực, bổ ích, giúp các em được hiểu thêm về vùng đất phát tích của bộ môn hát xoan - một Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Qua đó, giáo dục cho các em truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", thêm tự hào về quê hương giàu truyền thống văn hóa Phú Thọ.
"Việc học tập lịch sử qua các đợt trải nghiệm thực tế, gặp trực tiếp các nghệ nhân tại làng, giúp học sinh nắm bài học tốt hơn.
Không chỉ hát xoan, chúng tôi cho học sinh trải nghiệm ở làng nghề, ở trung tâm nuôi dạy trẻ em khuyết tật để giáo dục lòng nhân ái.
Học sinh Trường Tiểu học Thọ Sơn trong buổi hoạt động giữa giờ.
Năm vừa qua, trường chúng tôi cũng là đơn vị duy nhất trong khối trường học ủng hộ Covid-19 được 84 triệu đồng, cùng khối trường học ủng hộ đồng bào lũ lụt hàng trăm triệu đồng", cô Nguyệt cho biết.
Được biết, hát xoan đã được triển khai đến hầu hết các trường học, các huyện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Theo đó, ở mỗi cấp học nhà trường đều có phương pháp riêng để đưa hát xoan vào trường học một cách hiệu quả nhất.
Nhiều trường trên địa bàn tỉnh tích cực dạy hát xoan trong tiết học âm nhạc, hoạt động ngoại khóa, hoạt động tập thể...
Những tiết học này giúp các em không chỉ biết hát mà còn có trách nhiệm trong việc tuyên truyền, giữ gìn và bảo tồn di sản hát xoan của địa phương.
Triển khai chương trình sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6: Chủ động "chạy đà" Các trường học chủ động trong đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá với mong muốn tạo đà cho cả GV và HS bắt nhịp với đổi mới chương trình - sách giáo khoa. Học sinh Trường Tiểu học Núi Thành (quận Hải Châu) trong buổi sinh hoạt ngoại khóa chủ đề Chúng em là chiến sĩ nhỏ. Ảnh:TG Hướng...