Hơn 7.000 học sinh tại TP.HCM vẫn chưa có sách giáo khoa cho năm học mới
Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết hiện TP.HCM vẫn còn 7.053 trường hợp chưa có sách giáo khoa, đều ở các khối lớp thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Sở GD&ĐT TP.HCM vừa có báo cáo gửi đến Bộ GD&ĐT và UBND TP.HCM về việc tình hình sau khai giảng năm học 2022-2023.
Theo Sở GD&ĐT TP.HCM, năm học 2022-2023, số học sinh tăng khoảng 21.825 em, gồm 15.282 học sinh công lập và 6.543 học sinh ngoài công lập. Trong đó, bậc THCS tăng nhiều nhất, với 13.661 học sinh, kế đến là THPT tăng 12.761 học sinh, mầm non tăng 6.587 học sinh…
Số học sinh tăng tập trung ở một số nơi như TP Thủ Đức, Quận 12, quận Bình Tân, huyện Bình Chánh, Hóc Môn do đây là các khu vực đang đô thị hóa nhanh, dân số tăng cơ học rất cao.
Về trường lớp, tháng 9-2022, TP đưa vào sử dụng thêm 35 dự án với 575 phòng.
Về công tác tuyển dụng giáo viên, theo Sở GD&ĐT, hiện ngành giáo dục đã hoàn thành tuyển dụng giáo viên đợt 1 và trong đợt tuyển dụng này, TP.HCM đã tuyển được 3.244 giáo viên.
Tuy nhiên, tổng số giáo viên biên chế còn thiếu toàn TP là 5.939 giáo viên. Trong đó, giáo viên còn thiếu và cần tuyển nhất là bậc THCS 2.467 giáo viên, bậc tiểu học cần 2.169 giáo viên, bậc mầm non cần thêm 1.006 giáo viên và bậc THPT cần 297 giáo viên.
Video đang HOT
Để đảm bảo đủ giáo viên, TP sẽ tổ chức tuyển đợt 2 vào tháng 10 tới, sau khi các trường học đã ổn định số học sinh, số lớp, xác định chính xác nhu cầu tuyển dụng.
Đối với các vị trí giáo viên thiếu nguồn tuyển dụng như công nghệ, tin học và các môn mới như âm nhạc, mỹ thuật, Sở đã hướng dẫn các đơn vị trực thuộc chủ động liên kết để chia sẻ giáo viên thỉnh giảng hoặc ký kết hợp đồng lao động ngắn hạn với điều kiện các trường hợp đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với cấp học.
Một trong những nguyên nhân khiến SGK bị thiếu là do Công ty sách và thiết bị trường học chưa cung cấp đủ sách theo đặt hàng của cơ sở giáo dục. Ảnh: Nguyễn Quyên
Đáng chú ý, về tình hình đáp ứng sách giáo khoa, đặc biệt là các khối lớp thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018, Sở GD&ĐT cho biết hiện TP có 99,5% học sinh đã được trang bị đủ sách giáo khoa. Thế nhưng, vẫn còn 7.053 trường hợp chưa có sách giáo khoa đều ở các khối lớp thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Trong đó, thiếu nhiều nhất ở hệ giáo dục thường xuyên với 2.771 bộ, THPT thiếu 2.232 bộ và THCS thiếu hơn 2.000 bộ, riêng tiểu học đã trang bị đủ sách.
Nguyên nhân, theo Sở GD&ĐT, học sinh chưa tự trang bị sách, Công ty sách và thiết bị trường học chưa cung cấp đủ sách theo đặt hàng của cơ sở giáo dục. Bên cạnh đó là còn những trường hợp học sinh từ nhiều địa phương khác chuyển đến TP.HCM học nhưng chưa trang bị sách. …
Để đảm bảo việc học cho các em, phương án của các cơ sở giáo dục là cung cấp file sách giáo khoa để các em kịp thời tham gia các hoạt động dạy học. Song song đó đôn đốc các đơn vị phát hành sách để khẩn trương bổ sung sách còn thiếu trong thời gian sớm nhất.
Thông tin đa chiều, thuyết phục
Ngoài việc duy trì nền nếp chế độ đọc báo, xem thời sự, nghe tin tức theo quy định, chúng tôi còn được chỉ huy đơn vị thông báo tình hình chấp hành kỷ luật, pháp luật; tình hình dư luận, tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ toàn quân để từ đó có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về bản chất từng sự việc.
Cùng với đó, chúng tôi được cấp trên quan tâm, tạo điều kiện để khai thác, sử dụng hiệu quả các thiết chế văn hóa tại đơn vị, vật chất công tác Đảng, công tác chính trị tại Phòng Hồ Chí Minh và bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn sách, báo, tạp chí, qua đó, có thêm nhiều thông tin hữu ích.
Tôi cho rằng, tin tức rất quan trọng, không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, nếu không tỉnh táo thì rất dễ dao động tư tưởng, bị lôi kéo, kích động trước những thông tin tiêu cực, sai trái. Vì thế, để bộ đội phân biệt được tin thật-giả, đúng-sai thì vai trò thông tin, định hướng của người chỉ huy rất quan trọng, nhưng đòi hỏi phải thông tin đa chiều, đầy đủ lý lẽ để có tính thuyết phục, tránh giáo điều. Bên cạnh đó, mỗi người cũng nên xây dựng cho mình ý thức cảnh giác trước những thông tin "nóng"; đừng quá hiếu kỳ, tò mò trước những thông tin giật gân, liên quan đến đời tư người khác.
Binh nhất DƯƠNG HỒNG QUÂN (Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 141, Sư đoàn 312, Quân đoàn 1)
Ảnh minh họa: qdnd.vn
----------------
Phát huy vai trò của đội ngũ báo cáo viên
Để tăng "sức đề kháng" cho bộ đội trước những luồng thông tin xấu độc, đặc biệt là các vấn đề nhạy cảm, nổi cộm được dư luận xã hội quan tâm, Phòng Chính trị Lữ đoàn 382 (Quân khu 1) đã chỉ đạo bộ phận báo cáo viên thường xuyên tuyên truyền miệng hoặc tuyên truyền tập trung trong từng thời điểm cụ thể. Ngoài thông tin từ tài liệu trên cấp và các báo, đài chính thống, đội ngũ báo cáo viên còn chọn lọc thông tin từ một số nguồn khác để liên hệ, đối chiếu với thực tiễn đời sống, với đơn vị nhằm phân tích, giúp bộ đội nắm được bản chất sự việc và nhận biết thông tin đúng-sai. Ngoài ra, đơn vị còn tăng cường thời gian tổ chức giáo dục trực quan. Để phục vụ nội dung này, hơn 500m2 tường rào dọc đường vào đơn vị được cán bộ, chiến sĩ vẽ các bức tranh tuyên truyền, cổ động với nhiều nội dung, như: Giáo dục truyền thống, bảo vệ chủ quyền biển, đảo; phòng, chống tham nhũng; chống các tệ nạn xã hội... Qua đó, góp phần xây dựng cảnh quan, môi trường đơn vị sáng, xanh, sạch, đẹp; đồng thời, tạo không gian giáo dục truyền thống trực quan, sinh động, giúp cho bộ đội dễ nhớ, dễ hiểu và dễ học tập, làm theo.
Nhờ thực hiện tốt nhiều biện pháp đồng bộ, nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ được nâng lên rõ rệt. Từ một đơn vị trước đây còn để xảy ra hiện tượng vi phạm kỷ luật nghiêm trọng phải xử lý, đến nay, chúng tôi đã khắc phục triệt để, không còn xảy ra vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, tỷ lệ vi phạm kỷ luật thông thường giảm đáng kể. Đơn vị xây dựng được môi trường văn hóa lành mạnh, 100% cán bộ, chiến sĩ xác định tốt trách nhiệm, yên tâm công tác, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Thượng tá NGUYỄN CHÍ CÔNG (Phó chủ nhiệm Chính trị Lữ đoàn 382, Quân khu 1)
-----------
Hiệu quả từ các tổ tin
Với đặc thù là đơn vị quản lý học viên đào tạo sĩ quan chỉ huy, tham mưu thông tin cấp phân đội, chúng tôi luôn nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc cung cấp những thông tin phù hợp, bổ ích cho bộ đội. Đơn vị luôn coi đây là một nội dung công tác quan trọng, thường xuyên để góp phần giúp học viên hình thành, phát triển phẩm chất, nhân cách của người cán bộ sĩ quan thông tin trong tương lai; giúp học viên chủ động tiếp nhận, biết khai thác và có đầy đủ kỹ năng ứng phó với những thông tin mới, phức tạp, nhạy cảm trong và ngoài quân đội; đồng thời, luôn đề cao cảnh giác, chấp hành nghiêm pháp luật, kỷ luật, ứng xử có văn hóa khi tham gia mạng xã hội.
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, việc cung cấp thông tin từ các báo, đài chưa thể đáp ứng hết nhu cầu thông tin của học viên, nhất là về thông tin khoa học quân sự. Vì thế, thời gian qua, cấp ủy, chỉ huy các cấp trong toàn tiểu đoàn luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc lựa chọn thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, bảo đảm thông tin phù hợp, hấp dẫn, không để học viên bị lạc hậu về thông tin. Trên cơ sở phân chia các nhóm đối tượng dựa trên nhu cầu thông tin cần cung cấp, chúng tôi thành lập các tổ tin trong đơn vị. Các tổ tin được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy Tiểu đoàn, có nhiệm vụ nắm bắt nhu cầu thông tin của các nhóm đối tượng, lựa chọn tin tức phù hợp từ các nguồn chính thống, cung cấp và định hướng tư tưởng, hành động cho học viên. Bên cạnh đó, chúng tôi luôn phát huy tốt vai trò của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên kiêm nhiệm trong việc cung cấp thông tin và định hướng tư tưởng, nhất là trước những thông tin mới, phức tạp, nhạy cảm. Nhờ làm tốt công tác cung cấp thông tin và định hướng tư tưởng mà đời sống văn hóa, tinh thần của bộ đội ngày càng được nâng lên, tạo sự ổn định vững chắc.
Trung tá NGUYỄN THÀNH CHUNG (Chính trị viên Tiểu đoàn 28, Trường Sĩ quan Thông tin)
Tp.HCM: Khó chồng khó vì thiếu giáo viên Tiếng Anh, Tin học cấp tiểu học Năm học mới đã bắt đầu, tình cảnh thiếu giáo viên Tiếng Anh, Tin học bậc tiểu học tại Tp.HCM buộc phải giải quyết bằng phương án tạm thời. Bài toán kinh phí để tuyển giáo viên Tp.Hồ Chí Minh là một trong hai địa phương có số học sinh đông nhất cả nước, cùng lúc thực hiện nhiều đề án về nâng...