Hơn 70% trẻ dưới 36 tháng tuổi chưa có nơi học
Thống kê của Bộ GD&ĐT cho thấy, hiện nay chỉ có 28% trẻ em trong nhóm trẻ dưới 36 tháng tuổi có nơi học. Như vậy còn hơn 70% trẻ chưa có nơi học, vì chính sách đất đai dành cho giáo dục chưa được quan tâm đúng mức.
Sáng nay (27/10), tại TPHCM, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, sơ kết 2 năm thực hiện Đề án Phát triển Giáo dục Mầm non giai đoạn 2018-2025, triển khai Nghị định số 105 ngày 08/9/2020 của Chính phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non.
Thứ trưởng Bộ GDĐT Ngô Thị Minh phát biểu tại hội thảo.
Qua 10 năm thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi trong cả nước, mạng lưới trường lớp được củng cố, mở rộng và phân bố đến hầu hết các địa bàn dân cư xã, phường, thị trấn. Cả nước hiện có 15.461 nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non công lập và ngoài công lập với hơn 201.000 phòng học.
Điều này đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đưa trẻ đến trường, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ và hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2017.
Video đang HOT
Các đại biểu tham dự hội nghị.
Đáng chú ý là nhờ phổ cập giáo dục mầm non mà tỷ lệ huy động trẻ đến trường ở nhiều địa phương tăng mạnh, chất lượng giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các cơ sở giáo dục không ngừng tăng lên.
Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non giảm dần qua các năm. Nhờ đó, trẻ vào lớp 1, mạnh dạn, tự tin, ham hiểu biết, thích đi học.
Ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non, Bô GD- ĐT báo cáo đánh giá kết quả 10 năm thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.
Tuy nhiên, chất lượng phổ cập giữa các địa phương vẫn chưa đồng đều, công tác rà soát sắp xếp mạng lưới trường lớp học ở một số địa phương chưa phù hợp, chậm hướng dẫn triển khai. Đến nay, một số địa phương chưa hoàn thiện quy hoạch tổng thể, chưa dành quỹ đất xây trường mầm non. Một số nơi vùng cao địa hình phức tạp, đồi núi, độ dốc lớn nên quy hoạch trường lớp khó khăn.
“Khó khăn, vướng mắc mà chúng ta đang gặp phải đó là quỹ đất để dành cho cơ sở giáo dục mầm non mà giáo dục mầm non đang cần rất lớn. Hiện nay chỉ có 28% trẻ em trong nhóm trẻ dưới 36 tháng tuổi có nơi học. Như vậy còn hơn 70% trẻ chưa có nơi học, vậy chính sách đất đai dành cho giáo dục chúng ta phải quan tâm hơn”, Thứ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo Ngô Thị Minh cho biết./.
Hướng đến phổ cập giáo dục mầm non trẻ 4 tuổi
Ngày 27-10, tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) tổ chức Hội nghị "Đánh giá kết quả 10 năm thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và Sơ kết hai năm thực hiện Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2020".
Quang cảnh Hội nghị.
Theo Bộ GD và ĐT, đến nay, cả nước có 15.461 nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, tăng 2.634 trường so năm học 2010-2011. Trong đó, có 12.281 trường công lập, đạt tỷ lệ 79,4% và 3.180 trường ngoài công lập, đạt tỷ lệ 20,6%.
Theo đó, tổng số trẻ mầm non được đến trường hơn 5.306.501 trẻ, đạt tỷ lệ 66,2%, tăng 1.535.018 trẻ so năm học 2010-2011. Trong đó, có 1.637.266 trẻ mẫu giáo 5 tuổi đến trường đạt tỷ lệ 99,6%.
Tại Hội nghị, các đại biểu nhấn mạnh, từ khi triển khai phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, chất lượng phòng học thay đổi theo hướng tích cực, bảo đảm một phòng học/lớp mẫu giáo 5 tuổi. Từ phòng học tạm đến nay, hầu hết phòng học cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi đã được đầu tư kiên cố, bán kiên cố với diện tích trung bình đạt 1,5m2/trẻ trở lên.
Tuy nhiên, việc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi nói riêng và trẻ mầm non nói chung còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Cụ thể, công tác rà soát sắp xếp mạng lưới trường, lớp học ở một số địa phương còn chưa phù hợp, chưa hoàn thiện quy hoạch tổng thể về phát triển trường, lớp mầm non, nhất là chưa quan tâm quy hoạch trường lớp, quỹ đất tại các khu vực có khu công nghiệp, khu chế xuất.
Ngoài ra, mặc dù tỷ lệ huy động trẻ đến trường của cả nước có tăng theo từng năm học, tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đến trường đạt cao nhưng tỷ lệ huy động trẻ các độ tuổi có sự chênh lệch đáng kể giữa các vùng, miền. Đặc biệt, tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo 3, 4 tuổi ở một số địa phương còn thấp ảnh hưởng đến sự bền vững của phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi...
Nhằm khắc phục những tồn tại trên, thời gian tới, Bộ GD và ĐT và các tỉnh, thành tiếp tục củng cố, duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; phát triển giáo dục mầm non cho trẻ dưới 5 tuổi để hướng đến năm 2030 phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 4 tuổi.
Đồng thời, tiếp tục đưa ra các giải pháp đồng bộ tạo chuyển biến căn bản về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp một, hướng tới đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.
Cùng với đó, chú trọng, tập trung phát triển quy mô mạng lưới, cơ sở vật chất trường lớp; phát triển đội ngũ giáo viên bậc mầm non; đổi mới, nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non và tăng cường hợp tác quốc tế, huy động nguồn lực xã hội hóa phát triển giáo dục mầm non...
Nỗ lực xóa mù chữ Thực hiện Đề án Xóa mù chữ đến năm 2020, những năm qua, tỉnh Quảng Ninh triển khai xây dựng, thưc hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 đến 60 của tỉnh, đặc biệt là những huyện vùng núi, hải đảo ngày càng cao. Nhờ được xóa mù chữ, người dân dễ dàng tiếp...