Hơn 64 triệu phụ nữ “không có đất sống” ở Ấn Độ
Con số giật mình này là hậu quả của việc nạo phá thai chọn lọc theo giới tính và do các bé trai nhận được sự chăm sóc tốt hơn bé gái.
Học sinh xếp hàng lấy đồ ăn trưa ở Bangalore, Ấn Độ
Hơn 63 triệu phụ nữ đang “mất tích” trên khắp Ấn Độ, theo số liệu các quan chức chính phủ vừa công bố.
Theo một báo cáo kinh tế hàng năm của chính phủ công bố hôm thứ hai, Ấn Độ đang phải đối mặt với vấn đề mất cân bằng giới tính nghiêm trọng. Hiện, số liệu cho thấy Ấn Độ đang bị thiếu 63 triệu phụ nữ so với cần thiết.
Ngoài ra, hơn 21 triệu bé gái Ấn Độ được sinh ra trái với mong muốn của gia đình, theo báo cáo.
Tỷ lệ nam giới và nữ giới chênh lệch xảy ra phần lớn là vì nạo phá thai chọn lọc theo giới tính và do các bé trai nhận được sự chăm sóc y tế và dinh dưỡng tốt hơn bé gái.
Ngoài ra, báo cáo cho thấy “những gia đình có con trai nhiều khả năng ngừng sinh con hơn những gia đình có con gái”.
Khi một bé trai ra đời, gia đình Ấn Độ thường ăn mừng và tự hào. Trong khi đó, sự ra đời của một bé gái có thể khiến gia đình xấu hổ, thậm chí đau buồn.
Video đang HOT
Các nghiên cứu cho thấy các bé gái Ấn Độ ít được giáo dục, có chế độ dinh dưỡng thấp hơn và ít được chăm sóc y tế hơn các em trai. Nhiều phụ nữ – bao gồm những người có học vấn và giàu có – nói rằng họ phải chịu áp lực lớn trong việc đẻ con trai, thường là từ mẹ chồng.
“Thử thách giới tính đã tồn tại từ đâu, có lẽ từ nhiều thiên nhiên kỷ trước”, tác giả của báo cáo, Cố vấn trưởng Arvind Subramanian, cho biết. Ông thêm rằng Ấn Độ đang phải “đối mặt với sự ưu tiên nam giới trong xã hội”.
Báo cáo cũng cho biết sự phát triển kinh tế không không làm giảm sự phân biệt giới tính trong các gia đình. Tình trang ưa thích con trai ở một số khu vực tương đối giàu có, bao gồm New Delhi, thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn trong những năm qua.
Theo Dantri
'Tìm thấy' 30 triệu bé gái 'mất tích' ở Trung Quốc
Các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc vừa tuyên bố họ đã "tìm thấy" 30 triệu bé gái được cho là "mất tích" ở Trung Quốc.
Trong những năm qua, nhiều báo cáo cho rằng chính sách một con hà khắc của Trung Quốc cùng với tư tưởng trọng nam kinh nữ đã dẫn đến tình trạng nhiều người chọn con trai, do đó các bé gái thường bị giết trong lúc phá thai hay sau khi được sinh ra.
Trẻ mồ côi tại một mái ấm ở Bắc Kinh - Ảnh: Getty Images.
Ước chừng có khoảng 30 đến 60 triệu bé gái Trung Quốc bị "mất tích" vì lý do trên.
Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây đưa ra luận điểm rằng hàng triệu bé gái đó không phải "mất tích" kiểu như vậy, mà chỉ là các em không được đăng ký sau khi sinh ra, kênh Global News ngày 30-11 đưa tin.
"Nhiều người cứ nghĩ 30 triệu bé gái bị mất tích. Con số đó là tổng dân số của cả bang California đấy", Global News dẫn lời phó giáo sư ngành khoa học chính trị John Kennedy của Đại học Kansas (Mỹ).
Không tuân thủ chính sách một con
Nghiên cứu của ông Kennedy cùng với giáo sư kinh tế Shi Yaojiang của Đại học Tây An, Trung Quốc, đăng trên tạp chí Journal China Quarterly, lập luận rằng người dân sống ở những vùng sâu xa ít người thường không thực hiện chính sách một con và họ còn bao che cho nhau.
"Thay vào đó họ thực hiện những thoả thuận ngầm trong việc cho phép các gia đình có con thêm, để đổi lấy sự ổn định xã hội trong cộng đồng của họ", nghiên cứu nhận định.
Chia sẻ với Global News, ông Kennedy cho biết mình bắt đầu nghiên cứu từ 20 năm trước khi ông còn sống ở một ngôi làng nhỏ ở phía bắc tỉnh Tây An.
"Chúng tôi quan sát các gia đình có 3 đến 4 con, và rõ ràng là bọn trẻ nói với chúng tôi rằng chúng không được đăng ký khai sinh", ông Kennedy giải thích.
Sau khi nhận thấy điều đó, đồng thời biết được cha mẹ ở các cộng đồng ít người lại thích con gái hơn, ông bắt đầu thắc mắc xem chuyện này có phổ biến ở những nơi khác không.
Sau đó, ông và các đồng nghiệp của mình bắt đầu nghiên cứu các thống kê cấp quốc gia, so sánh số trẻ sinh năm 1990 với số thanh niên nam nữ tuổi 20 vào năm 2010, và phát hiện ra rằng một số lượng lớn dân số không được thống kê.
Theo báo Washington Post, các nhà nghiên cứu phát hiện ra thêm 4 triệu người, trong đó nữ giới nhiều hơn nam đến 1 triệu người.
Do vậy, chuyện mất cân bằng giới tính mất ở Trung Quốc, đàn ông nhiều hơn phụ nữ, có thể không giống như được tuyên bố, ông Kennedy phân tích.
Những người không có giấy tờ tùy thân
Khi được hỏi liệu các dữ liệu điều tra dân số ông dùng có đáng tin cậy không, phó giáo sư Kenney cho biết số liệu họ dùng để phân tích là những số liệu được các nhà nghiên cứu khác dùng trong nhiều thập kỷ qua.
"Nghiên cứu này không được trình lên cơ quan nhà nước trước khi được công bố và cũng không bị kiểm duyệt chi tiết nào", ông Kennedy nói thêm. "Do vậy mà chính phủ Trung Quốc không thực sự ảnh hưởng đến nghiên cứu của chúng tôi, nhưng chúng tôi hy vọng nghiên cứu của mình có thể tác động đến Bắc Kinh".
Theo ông Kennedy, các bé gái mà mọi người tưởng bị "mất tích" đều không có giấy chứng minh nhân thân và đang chịu thiệt thòi.
"Họ không thể ở khách sạn, họ không thể mua vé xe lửa, và cũng khó mà kiếm được một công việc chính thức", ông nói thêm.
"Chính phủ Trung Quốc cũng đang hành động nhằm đảm bảo mọi công trên 18 tuổi đều có được giấy chứng minh, dù họ có giấy khai sinh hay không", ông Kennedy cho biết. "Và tôi nghĩ đây là một động thái tốt để bảo vệ những người không được đăng ký trong dữ liệu dân số".
Năm ngoái, Trung Quốc cũng bắt đầu cho phép các cặp vợ chồng sinh con thứ hai.
(Theo Tuổi Trẻ)
Vụ bé gái bị hãm hiếp đến sinh con ở Ấn Độ: Bất ngờ lệnh của tòa án Tuy con của bé gái đã tử vong, tòa án vẫn yêu cầu tiếp tục điều tra sự việc. Phụ nữ tham gia một cuộc biểu tình ở Ấn Độ Một tòa án ở Ấn Độ vừa ra lệnh cho cảnh sát đào mộ của một đứa trẻ - con của bé gái 14 tuổi bị cưỡng hiếp dẫn tới mang thai. Tháng...