‘Hơn 60.000 bài viết MXH của ông Trump phải được lưu trữ’
Việc bảo quản hồ sơ tổng thống một cách hợp lý là mối quan tâm hàng đầu với các nhà sử học.
Năm 2017, một tuần sau khi Donald Trump trở thành tổng thống thứ 45 của Mỹ, tôi từng đưa ra lời khuyên cho chính quyền mới thành lập rằng nên ủng hộ việc dùng Twitter của ông.
Chúng ta chưa bao giờ có một vị tổng thống nói chuyện với dân Mỹ theo ý muốn mà không qua kiểm duyệt. Việc này có thể trở thành thử nghiệm tuyệt vời cho nền dân chủ và là nguồn tài liệu nghiên cứu của các học giả sau này.
Kể từ khi tuyên bố ứng cử tổng thống tháng 6/2015, ông Trump đã đăng hơn 34.000 bài trên Twitter.
Các bài đăng sẽ về đâu?
Từ khi bắt đầu đăng bài trên Twitter vào 18/3/2009, đến lúc tài khoản bị khóa ngày 8/1/2021, ông Trump đã đăng 59.553 bài trên mạng xã hội này. Theo Wikipedia , kể từ khi tuyên bố ứng cử tổng thống tháng 6/2015, ông đã đăng hơn 34.000 bài.
Nếu chia 34.000 tweet cho 66 tháng, trung bình ông Trump đăng khoảng 515 bài mỗi tháng, hoặc 17 bài một ngày. Người đàn ông này muốn nói rất nhiều điều, nhưng theo Twitter, không phải tất cả đều tốt.
Ngày 8/1, tài khoản Twitter cá nhân của tổng thống bị khóa do vi phạm chính sách của mạng xã hội này. Với lý do có thể gây kích động bạo lực, bằng chứng là vụ tấn công Điện Capitol, Twitter đã cấm cửa một trong những người dùng nổi tiếng và gây tranh cãi nhất trên nền tảng.
Việc này giáng đòn mạnh vào khả năng tiếp cận những người ủng hộ của ông Trump. Tổng thống có đến 88 triệu lượt theo dõi trên Twitter. Liệu còn vị lãnh đạo nào khác trong lịch sử loài người có thể đưa phát biểu hoặc bình luận của mình tiếp cận đến 88 triệu người ngay lập tức mà không tốn bất kỳ khoản phí nào, thậm chí không bị kiểm duyệt?
Ngày 8/1, tài khoản Twitter cá nhân của tổng thống bị khóa do vi phạm chính sách của Twitter.
Twitter không đơn độc. Cả Facebook, Instagram, Snapchat và Twitch đều chặn tài khoản tổng thống Mỹ trên các mạng xã hội này. Tuy nhiên, Twitter mới là nơi ông Trump ưa dùng nhất.
Video đang HOT
Với tư cách là người nghiên cứu về tổng thống, tôi tự hỏi các dòng tweet của Donald Trump sẽ đi về đâu khi tài khoản ông bị khóa?
Giá trị lịch sử cho tương lai
Tôi đã nghiên cứu và viết về hồ sơ tổng thống trong nhiều năm nay. Tôi tin rằng khi làm điều này, cần phải phân tích dựa trên bằng chứng, không theo đảng phái. Bởi đây là vấn đề lịch sử chứ không phải chính trị.
Hồ sơ điện tử vẫn còn khá mới trong lịch sử nước Mỹ và cũng chưa được thể hiện rõ ràng, đầy đủ trên những điều luật cũ. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, các thông điệp trên nền tảng kỹ thuật số có vai trò quan trọng và là cách giao tiếp chính trong cuộc sống con người. Vì thế, cần phải bảo quản những dòng tin này, không được để chúng thất lạc hay bị xóa mất.
Việc bảo quản và quản lý hồ sơ tổng thống một cách hợp lý là mối quan tâm hàng đầu đối với các nhà sử học và những người muốn nhìn lại nửa cuối thập kỷ đầu tiên thế kỷ 21.
Các dòng tweet của Tổng thống Trump tương đương những bức thư của hai cựu Tổng thống Jefferson và Adams. Mặc dù đa số được viết sau khi cả hai đã không còn là tổng thống, những bức thư được lưu trữ lại cung cấp cái nhìn sâu sắc và vô giá về niềm tin, mối quan tâm, định kiến, các quyết định và tính cách của hai nhà sáng lập nước Mỹ.
Các dòng tweet của Tổng thống Trump có thể cho giới sử học cái nhìn rõ ràng hơn. Chúng đại diện cho suy nghĩ và cái nhìn của tổng thống Mỹ thứ 45. Khi thời gian dần trôi, sự việc này sẽ không còn được chú ý như lúc đầu, nhưng các nhà sử học vẫn sẽ tiếp tục tìm hiểu các nhân vật và động cơ sau sự việc lần này. Những dòng tin đó cung cấp cho họ thông tin sâu sắc hơn, dù chỉ một phần.
Bảo quản bài đăng trên mạng xã hội của ông Trump giúp ích cho các nhà nghiên cứu lịch sử trong tương lai.
May thay, các dòng tweet đó sẽ được giữ lại. Hôm 10/1, Cục Lưu trữ Quốc gia của Mỹ (NARA), cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý hồ sơ tổng thống cho biết họ sẽ lưu trữ nội dung trên mạng xã hội của ông Trump.
Vào đầu nhiệm kỳ của ông, cựu thư ký báo chí Sean Spicer cho biết các tweet của tổng thống sẽ được lưu lại trong hồ sơ. Dù Spicer không nói rõ nhưng hiện tại, NARA đã đưa tài khoản @realDonaldTrump vào danh sách lưu trữ, ngoài tài khoản chính thức của Nhà trắng là @POTUS.
Không rõ tất cả các tweet của ông Trump sẽ được lưu trữ hay chỉ những bài đăng phù hợp với định nghĩa hồ sơ trong Đạo luật Hồ sơ Tổng thống. Do đó, tôi đã liên hệ với David S. Ferriero, chuyên viên lưu trữ thứ mười của Mỹ.
Tôi nêu rõ ý kiến với Ferriero rằng tất cả các tweet, bài đăng Facebook và các bài trên mạng xã hội khác của Tổng thống Trump phải được lưu trữ vĩnh viễn, vì lợi ích của các nhà sử học và nhà nghiên cứu tương lai.
Truyền thông Trung Quốc mỉa mai các công ty khóa tài khoản ông Trump
Mâu thuẫn giữa tổng thống Mỹ và các ông lớn công nghệ đã tạo nên làn sóng dư luận gây tranh cãi tại cộng đồng mạng Trung Quốc.
Khi thế giới còn đang tranh luận gay gắt về quyền lực của các tập đoàn công nghệ lớn, Tổng thống Donald Trump lại bị hàng loạt nền tảng mạng xã hội "cấm cửa". Sự việc này thu hút quan tâm trên toàn cầu.
Các ông lớn công nghệ đang quay lưng với Trump
Kể từ sau những ngày u ám mà Điện Capitol mà người dân nước Mỹ phải đối mặt, ông Trump đã bị Twitter và Facebook cấm sử dụng dịch vụ vô thời hạn. Gần nhất, YouTube cũng đã cấm tài khoản của Trump đăng tải nội dung mới trong một tuần.
Sự việc đồng thời cũng thu hút sự quan tâm của người dùng Internet Trung Quốc. Đặc biệt là trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đạt đỉnh căng thẳng trong năm 2020.
Nhiều người ngạc nhiên với sự táo bạo của các Big Tech nhằm "bịt miệng" tổng thống tại vị. Số khác lại cho rằng Trump xứng đáng nhận hậu quả.
Những người cảm thông cho ông Trump đã liên hệ tình trạng khó khăn của ông với trải nghiệm của chính họ khi bị cấm trên các nền tảng xã hội.
Giới truyền thông Trung Quốc lại xem lệnh cấm mà các ông lớn công nghệ đưa ra là sự lạm quyền. Nhiều người cũng cho rằng lệnh cấm này đi ngược lại với chủ trương tự do ngôn luận của Mỹ.
Mei Xinyu, một nhà nghiên cứu tại Bộ Thương mại Trung Quốc, bày tỏ lo ngại về khả năng các nền tảng công nghệ tự do quá có thể gây ra mối đe dọa chính trị đối với các quốc gia.
"Những gã khổng lồ công nghệ muốn âm mưu lật đổ Trump. Đây là lời cảnh tỉnh cho Trung Quốc. Nói cách khác, chúng ta không được để các công ty Internet, đặc biệt là liên minh của họ độc quyền.", Wang Sixin, giáo sư tại Đại học Truyền thông Trung Quốc nhận định.
Trong một bài viết được đăng tải trên Weibo, Hu Xijin, biên tập viên của tờ Global Times cho rằng Mỹ đã từng chê bai quyền tự do ngôn luận ở Trung Quốc. Giờ đây, họ lại đang chứng minh xã hội của họ đang ràng buộc quyền tự do ngôn luận.
"Chính quyền không thể hạn chế quyền tự do ngôn luận, nhưng các tập đoàn lại có thể. Đây là một thực trạng 'thú vị' ở Mỹ, là lý do tổ chức xã hội ở Mỹ khác với Trung Quốc", Ren Yi, một blogger nổi tiếng tại Trung Quốc, chia sẻ.
Dư luận và truyền thông Trung Quốc đưa ra 2 luồng ý kiến trái chiều.
Trước làn sóng tranh cãi trên, Victor Shih, phó giáo sư Đại học California, đã đưa ra lời giải thích. "Quy chuẩn kiểm soát nội dung Internet ở cả hai quốc gia là khác nhau. Ở Mỹ, thông tin sai lệch có thể dẫn đến một cuộc bạo loạn quy mô lớn", Victor cho biết.
Do đó, việc các công ty công nghệ Mỹ siết chặt hoạt động trên mạng của ông Trump không đồng nghĩa với họ đang đi ngược lại quyền tự do ngôn luận ở đất nước này.
Dưới thời ông Trump, Big Tech đã phải đối mặt các cuộc điều tra chống độc quyền, kết quả thường dẫn đến việc các tập đoàn bị chia nhỏ để hạn chế tập trung quyền lực. Microsoft, Facebook và Twitter lần lượt bị đưa vào tầm ngắm.
Các cuộc điều tra chống độc quyền nhận được sự ủng hộ và thúc đẩy từ cả đảng Dân chủ lẫn Cộng hòa. Dù vậy, Tổng thống Trump thường bị đổ lỗi là người khơi mào vì các chỉ trích.
Mặt khác, Trump cũng cáo buộc Big Tech "bịt miệng" ông, áp dụng "tiêu chuẩn kép" khi dán nhãn cảnh báo với các bài viết của ông.
Trước việc các Big Tech quay lưng với ông Trump, tờ Politico nhận định Big Tech đã quá ngây thơ khi nghĩ rằng đạp đổ ông Trump sẽ chấm dứt chuỗi ngày ác mộng của họ.
Chính quyền Biden sẽ tiếp tục gây áp lực cho các Big Tech.
Màn trả đũa của những ông lớn công nghệ đã làm dấy lên lo ngại đối với các chính trị gia Mỹ. Cả hai đảng đều sợ rằng quyền lực của Big Tech trong xã hội sẽ ngày càng lớn.
Chính quyền của Tổng thống đắc cử Joe Biden dự kiến sẽ tiếp tục theo đuổi các vụ kiện chống độc quyền mà chính quyền Trump đã khơi mào. Trong tuần trước, ông Biden đã chọn ông Vanita Gupta, người chỉ trích Facebook kịch liệt, làm quan chức số ba trong Bộ Tư pháp. Bên cạnh đó, Đảng Dân chủ tại Hạ viện đã đề xuất một loạt thay đổi lớn, tạo điều kiện cho việc chia nhỏ các Big Tech.
Facebook khuyên nhân viên không nên lộ 'thân phận' ở nơi công cộng sau khi khóa tài khoản của ông Trump vô thời hạn Một lưu ý nội bộ của Facebook viết: "Do các sự kiện xảy ra gần đây và để thận trọng, chúng tôi khuyến cáo mọi người tránh mặc hoặc mang theo các vật dụng mang nhãn hiệu Facebook vào thời điểm này". Mới đây, Facebook đã yêu cầu nhân viên của mình tránh mặc trang phục có in logo của công ty ở...