Hơn 600 giảng viên tham gia tập huấn chương trình, giáo trình các môn Lý luận chính trị
Sáng 23/8, tại Học viện Chính trị khu vực 2, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị tập huấn chương trình, giáo trình các môn học Lý luận chính trị thực hiện kết luận số 94-KL/TW ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Hải An phát biểu khai mạc Hội nghị tập huấn chương trình, giáo trình các môn học Lý luận chính trị
Tại đây, hơn 600 giảng viên các môn Lý luận chính trị đến từ các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) phía Nam tham gia tập huấn tập trung vào các nội dung chuyên môn của 5 môn học: Triết học Mác-Lênin, Kinh tế Chính trị Mác-Lênin, Chủ nghĩa Xã hội khoa học, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là các môn học sẽ đưa vào giảng dạy tại các cơ sở GDĐH từ năm học 2019-2020.
Phát biểu tại buổi khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Hải An đề nghị, các đồng chí báo cáo viên truyền đạt cho đội ngũ giảng viên các môn Lý luận chính trị những vấn đề mới, cốt lõi của chương trình, giáo trình các môn Lý luận chính trị vừa được tổ chức biên soạn.
Các giảng viên, cán bộ, thành viên hội đồng biên soạn tham dự khai mạc hội nghị tập huấn
Ngoài ra, để đợt tập huấn thực sự có hiệu quả, các báo cáo viên, giảng viên cần dành nhiều thời gian cho trao đổi thảo luận để giải đáp những vấn đề còn chưa rõ về điểm mới trong bộ chương trình, giáo trình mới để khi đưa vào giảng dạy các môn học trong năm học 2019-2020 sẽ không còn băn khoăn. Trách nhiệm của các thầy cô chính là người truyền lửa cho các thế hệ sinh viên lĩnh hội kiến thức trong bộ giáo trình mới này.
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT đề nghị, các giảng viên tham gia tập huấn cũng như lãnh đạo các bộ môn, khoa Lý luận chính trị tư vấn, tham mưu cho lãnh đạo nhà trường, tập trung vào các nhiệm vụ chính:
Tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy, thi kiểm tra đánh giá trong quá trình các môn học Lý luận chính trị song hành với nó là xây dựng bài giảng điện tử, hệ thống phim, tư liệu, cơ sở dữ liệu để phục vụ tốt cho việc dạy học các môn này. Bên cạnh đó, đề xuất các nhiệm vụ NCKH theo hướng vận dụng được những kiến thức lý luận vào thực tiễn cho những ngành đào tạo của nhà trường trong quá trình giảng dạy;
Video đang HOT
Khuyến khích giảng viên các môn Lý luận chính trị ở các cơ sở GDĐH học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức thực tiễn, thực tế để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học các môn Lý luận chính trị;
Đề nghị lãnh đạo các trường, bộ môn, bố trí đội ngũ giảng viên giảng dạy một cách khoa học. Trong thời gian trước mắt cần bố trí giảng viên giảng dạy phù hợp với chuyên môn đã đào tạo để đảm bảo chất lượng của môn học theo chương trình, giáo trình mới. Song hành cùng với đó, tái cấu trúc lại các nhóm chuyên môn, tổ bộ môn… để đảm bảo hiệu quả, tránh sự chồng chéo;
Đối với các cơ sở GDĐH có đào tạo chuyên ngành giảng viên chuyên môn các môn Lý luận chính trị, cần tổ chức các hội thảo khoa học về đổi mới nội dung chương trình đào tạo giảng viên Lý luận chính trị trong các cơ sở GDĐH;
Thứ trưởng Lê Hải An chia sẻ, chương trình, giáo trình các môn Lý luận chính trị được nhiều năm biên soạn và đã được thẩm định, tuy nhiên từ thực tế trong quá trình giảng dạy, các thầy cô có thể có những đóng góp để tiếp tục cập nhật, hoàn thiện hơn nữa nội dung chương trình, giáo trình các môn sau mỗi năm học.
Ngay sau khai mạc, các giảng viên, cán bộ chia thành 5 nhóm theo các môn để thảo luận, trao đổi và tập huấn về chương trình, giáo trình. Hội nghị diễn ra trong ba ngày 23, 24 và 25/8.
Trước đó, Bộ GD&ĐT cùng Ban Tuyên giáo cũng đã tổ chức 2 đợt tập huấn cho các giảng viên, cán bộ ở khu vực phía Bắc, khu vực miền Trung.
Thảo Nguyên
Theo GDTĐ
'TP.HCM phải đi đầu về chất lượng giáo dục'
TP.HCM sẽ có một chương trình đồng bộ để hướng đến đào tạo nhân lực trình độ quốc tế trên các lĩnh vực chọn lọc.
Đào tạo đội ngũ giáo viên tiếng Anh; cơ chế, chính sách; hệ thống quản trị đại học (ĐH), hội nhập quốc tế là những vấn đề được các đại biểu đặt ra tại hội thảo "Đào tạo nhân lực trình độ quốc tế ở TP.HCM giai đoạn 2020-2030" diễn ra ngày 15-8.
Đào tạo nhân lực quốc tế phải có giảng viên quốc tế
Tham dự hội thảo, PGS-TS Vũ Hải Quân, Phó Giám đốc thường trực ĐH Quốc gia TP.HCM, đặt ra câu hỏi nhân lực quốc tế nằm ở đâu trong chiến lược phát triển của TP.HCM. Dưới góc độ của ĐH Quốc gia TP.HCM, nhân lực chính là điểm tựa, khoa học công nghệ là đòn bẩy.
Nếu TP.HCM sử dụng nhân lực phục vụ cho sự phát triển của mình thì TP nên có một cơ chế đặt hàng các đơn vị đào tạo nhân lực. Bên cạnh đó, TP cần nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh. Bởi hội nhập quốc tế, trình độ nhân lực quốc tế, ngoại ngữ sẽ là yếu tố then chốt. Thực tế hiện nay, khi học ĐH, sinh viên thường yếu nhất ở môn tiếng Anh. "Cho nên tôi hy vọng chương trình đào tạo tiếng Anh sẽ được bắt đầu sớm để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội" - ông Quân nói.
Ông Quân đề xuất TP và các trường ĐH nên xây dựng trung tâm cải tiến các phương pháp và công nghệ giảng dạy. Đây là điều quan trọng, bởi muốn có nhân lực quốc tế cần phải có phương pháp mới, công nghệ mới để đào tạo. Song song đó nên hình thành mô hình ĐH dựa trên nền tảng công nghệ để các trường có thể chia sẻ kinh nghiệm, bài giảng, phương pháp, tài liệu.
Trong khi đó, TS Hà Thúc Viên, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Việt Đức, cho rằng để thúc đẩy và nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam, một trong những yêu cầu là hội nhập quốc tế và quốc tế hóa hệ thống giáo dục.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân trò chuyện với các đại biểu bên lề hội thảo. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
Để thực hiện điều này cần có chính sách quốc gia, cũng như chính sách của TP.HCM về quốc tế hóa. Quốc tế hóa giáo dục ĐH đòi hỏi một sự đầu tư mạnh mẽ trong hoạt động đào tạo nghiên cứu.
Mặt khác, vấn đề cơ chế, chính sách rất quan trọng. "Trong quá trình triển khai dự án ĐH Việt Đức, chúng tôi thấy cơ chế, chính sách là vấn đề rất lớn, có những lúc đã tạo ra những rào cản trong quá trình hợp tác quốc tế về giáo dục ĐH. Chính vì thế, TP cần có một khung pháp lý cởi mở, rõ ràng. Bên cạnh đó, trong quá trình hợp tác quốc tế cần quan tâm đến chất lượng học thuật của các chương trình, dù hợp tác chương trình đào tạo ở cấp khoa hay thành lập ĐH quốc tế theo mô hình thì chất lượng học thuật đặt lên hàng đầu" - ông Viên nói.
Cần có hội đồng tư vấn đào tạo nhân lực quốc tế
Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: Với sự cần thiết về nguồn nhân lực trình độ quốc tế của TP.HCM, TP sẽ có một chương trình đồng bộ để hướng đến đào tạo nhân lực trình độ quốc tế trên các lĩnh vực chọn lọc.
Trước hết, nên chăng cần có một hội đồng tư vấn đào tạo nhân lực quốc tế TP.HCM. Hội đồng tư vấn sẽ bao gồm 10 người trong nước, 10 người nước ngoài. Bởi muốn có trình độ quốc tế thì phải có chuyên gia nước ngoài tham gia. Việc có hội đồng tư vấn sẽ giúp cho các chương trình được triển khai đồng bộ.
Thứ hai, TP nên có một chương trình cho vay để sinh viên học trường chất lượng cao. Thực tế, nhiều sinh viên khá, giỏi muốn học trường chất lượng cao nhưng không đủ điều kiện. Với nguồn vốn trên, các em sẽ được vay tiền đóng học phí và cam kết trả sau khi có việc làm. Song song đó, TP nên có chương trình cho vay kích cầu để hình thành các trường ĐH có trình độ quốc tế.
Bên cạnh đó, TP cần phải phát triển mạnh mẽ hợp tác công tư theo từng nhóm chuyên đề khác nhau như tăng tốc nâng cao trình độ tiếng Anh; đào tạo giáo viên thực hiện chương trình quốc tế; triển khai các chương trình đào tạo quốc tế; kiểm định chất lượng giáo dục; hợp tác trong việc nâng cao trình độ quản lý của nhà trường. Cùng đó là việc triển khai các chương trình khởi nghiệp sáng tạo; chuyển giao công nghệ mới và phát triển công nghệ mới.
Mong muốn TP.HCM đi đầu trong đào tạo nhân lực
TP.HCM tiếp tục hỗ trợ các cơ sở giáo dục ĐH nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực; quan tâm, xem xét có những chính sách hỗ trợ để các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM tham gia với các cơ sở giáo dục ĐH trong việc phát triển và đánh giá chương trình đào tạo, hỗ trợ quá trình đào tạo, tạo môi trường sinh thái khởi nghiệp.
Đặc biệt, với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn tới, TP.HCM đưa ra các dự báo đào tạo nguồn nhân lực cho TP đáp ứng sự phát triển kinh tế-xã hội trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.
Bộ GD&ĐT mong muốn TP.HCM sẽ đi đầu trong đào tạo nhân lực có khả năng hội nhập quốc tế để cạnh tranh với các trường ĐH trong khu vực, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội không chỉ cho TP mà cho cả nước.
Ông LÊ HẢI AN, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT
NGUYỄN QUYÊN
Theo PLO
TPHCM quyết tâm không để học sinh nào bỏ học vì không có tiền đóng học phí UBND TPHCM chấp thuận phương án không tăng học phí đối với giáo dục mầm non, phổ thông và các cơ sở giáo dục trên địa bàn TPHCM sau khi xét đề nghị của Sở GD-ĐT và ý kiến của Sở Tài chính. UBND TPHCM đã có công văn khẩn gửi Sở GD-ĐT, Sở Tài chính, Sở LĐTB-XH và UBND 24 quận, huyện...