Hơn 5,2 triệu trẻ mầm non được học 2 buổi/ngày
Tại Hội thảo ‘Kinh nghiệm quốc tế và quốc gia xây dựng chương trình giáo dục mầm non’ do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức, báo cáo kết quả sau hơn 10 năm thực hiện cho thấy, đến nay Chương trình giáo dục mầm non đã được thực hiện ở 15.461 cơ sở, trong đó có 5.255.889 trẻ (99%) học 2 buổi/ngày.
Một số kết quả sau 10 năm triển khai Chương trình Giáo dục mầm non
Chương trình Giáo dục Mầm non được Bộ trưởng Bộ GDĐT ký quyết định ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009. Sau hơn 10 năm tổ chức thực hiện, với sự chỉ đạo sâu sát, hiệu quả của Bộ GDĐT, sự triển khai kịp thời, đồng bộ với nhiều biện pháp linh hoạt, sáng tạo của các địa phương, cơ sở giáo dục mầm non, đến nay Chương trình giáo dục mầm non đã được thực hiện ở 15.461 cơ sở (đạt 100%), trong đó có 5.255.889 trẻ (99%) học 2 buổi/ngày theo Chương trình giáo dục mầm non.
Chương trình giáo dục mầm non đã thể hiện tính ưu việt, khoa học, phù hợp với thực tiễn và góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non: Chương trình thể hiện tính chất của Chương trình khung quốc gia, tạo cơ hội cho cơ sở giáo dục và giáo viên chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong triển khai thực hiện; Chương trình hướng đến sự phát triển toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm, phương châm giáo dục “học bằng chơi, bằng trải nghiệm” của trẻ, tạo điều kiện đảm bảo cho trẻ phát triển liên tục, đáp ứng sự đa dạng của các vùng miền, các đối tượng trẻ.
Năm học 2019-2020, toàn quốc huy động 5.795.002 trẻ em đến trường để thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục theo Chương trình giáo dục mầm non, tăng 1.890.293 trẻ so với năm học 2010-2011; tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo đạt 90,1%, tăng 7,1%. Tỷ lệ trẻ nhà trẻ học 2 buổi ngày là 99,8%, tăng 13,2%; trẻ mẫu giáo học 2 buổi/ngày đạt 98,9%, tăng 26,1%.
Năm học 2019-2020, toàn quốc có 364.776 giáo viên mầm non, tăng 149.751 giáo viên; tỷ lệ giáo viên mầm non có trình độ cao đẳng sư phạm trở lên tăng 34,8% so với năm học 2010-2011.
Năm học 2019-2020 toàn quốc có 201.605 phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, tăng 77.353 phòng so với năm học 2010-2011; trong đó, phòng kiên cố tăng 89.985 phòng; phòng học bán kiên cố giảm 15,3%; phòng học tạm giảm 8,7%; phòng học nhờ, mượn giảm 11.584 phòng so với năm học 2010-2011.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế, đặc biệt là chất lượng đội ngũ và công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ và tài liệu nguồn cho giáo viên; một số yếu tố vẫn cần được quan tâm để đảm bảo điều kiện thực hiện chương trình giáo dục mầm non, như: chế độ chính sách, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc thực hiện chương trình; số trẻ/lớp; không gian, diện tích lớp và đồ dùng, đồ chơi, học liệu cho trẻ.
Video đang HOT
Lương giáo viên mầm non còn thấp chưa tương xứng với công việc; chưa bố trí đủ giáo viên mầm non, nhân viên theo định mức nên rất khó khăn trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non; cần nhân viên y tế, dinh dưỡng chuyên trách không phải là hợp đồng vụ việc để đảm bảo chất lượng việc chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non theo quy định; còn khoảng cách vùng miền trong tiếp cận chương trình giáo dục mầm non và các điều kiện thực hiện Chương trình…
Hội thảo “Kinh nghiệm quốc tế và quốc gia xây dựng chương trình giáo dục mầm non”
Nhiều khuyến nghị cho Việt Nam về xây dựng chương trình giáo dục mầm non
Hội thảo đã ghi nhận ý kiến trao đổi, báo cáo về kinh nghiệm xây dựng Chương trình giáo dục mầm non của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam từ các chuyên gia của Ngân hàng thế giới.
Theo Tiến sĩ Aija Rinkinen, Chuyên gia cao cấp về giáo dục tại Ngân hàng Thế giới, xây dựng chương trình giáo dục mầm non không chỉ đơn thuần là nơi chăm sóc trẻ để cha mẹ đi làm mà thay vào đó là xây dựng triết lý giáo dục. Tại đó, trẻ em là trung tâm, chăm sóc và phát triển trẻ là phương pháp. Giáo viên được liên tục bồi dưỡng để cập nhật, đổi mới; trẻ em được xác định và hỗ trợ các nhu cầu cần thiết. Nhà trường phối hợp với phụ huynh, gia đình cùng với các tổ chức xã hội, y tế…
PGS.TS. Hu Xinyun, Annie Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Giáo dục Hồng Kông cho rằng: Khác với cách học truyền thống chú trọng truyền tải về kiến thức, hiện nay, các chuyên gia giáo dục mầm non tập trung xây dựng chương trình mới hướng đến những phương pháp giáo dục cung cấp cho trẻ các kỹ năng, dụng cụ, thiết bị, bối cảnh, qua đó phát triển năng lực, cảm xúc, trẻ em học được cách chia sẻ, chăm sóc, trải nghiệm, hỗ trợ những người xung quanh.
Các đại biểu tham dự Hội thảo cũng đã tập trung thảo luận, trao đổi làm rõ thêm các nội dung được trình bày qua tham luận, cung cấp thêm ý kiến từ nhiều góc nhìn khác nhau, phân tích, góp ý bổ sung, điều chỉnh quan điểm/định hướng xây dựng chương trình giáo dục mầm non mới. Các giải pháp nhằm phát huy nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ dưới 6 tuổi nói chung và xây dựng thành công Chương trình giáo dục mầm non mới nói riêng, cũng sẽ được đề cập tại Hội thảo.
Định hướng các giá trị ở bậc học mầm non theo hướng giản dị
Từ những kinh nghiệm được trao đổi tại Hội thảo, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn đề nghị nhóm biên soạn tiếp tục đánh giá, khảo sát sâu hơn đối với chương trình giáo dục mầm non hiện hành, tiếp thu ý kiến từ giáo viên – những người trực tiếp triển khai chương trình về những thuận lợi, vướng mắc.
Cho rằng, học tập kinh nghiệm của thế giới là rất quan trọng, song Bộ trưởng cũng lưu ý, việc thiết kế chương trình phải phù hợp, khả thi với triển khai thực tế tại Việt Nam, về điều kiện, mức sống, đội ngũ giáo viên… Cần có sự phân tích kỹ những đối tượng sẽ chuyển hóa, thực thi chương trình này trong thực tế, với bối cảnh một vài năm tới chưa có sự thay đổi đáng kể nào so với hiện nay.
Bộ trưởng gợi mở một số nguyên tắc khi xây dựng chương trình như tính kế thừa chương trình cũ, lấy nền tảng khoa học tâm lý học, trong đó nhấn mạnh đặc thù lứa tuổi. Bộ trưởng cũng đề nghị nhóm chuyên môn xem xét thật thấu đáo cách tiếp cận năng lực phù hợp với giáo dục mầm non, bởi nếu không thận trọng sẽ lấy cách tiếp cận phổ thông cho bậc học này. Thống nhất với mục tiêu chung là nhằm phát triển con người toàn diện, song Bộ trưởng cho rằng, cần định hướng các giá trị ở bậc học mầm non theo hướng giản dị, trong đó, định hướng đầu tiên là sự lương thiện của con người.
“Vì đây là vấn đề hệ trọng, không được phép sai lầm, nên cần rút kinh nghiệm những giai đoạn trước, việc khảo sát, thử nghiệm phải làm rất thấu đáo. Mục tiêu là có một chương trình giáo dục mầm non tốt, phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với khả năng thực hiện. Tinh thần là dành tất cả những gì tốt nhất cho trẻ em và cần chuẩn bị các điều kiện, cơ sở vật chất, giáo viên, tâm thế, truyền thông… để có thể có được kết quả tốt nhất”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.
Nhiều khó khăn trong triển khai giáo dục mầm non, Bộ GD-ĐT bàn xây dựng chương trình mới
Tổng kết 10 năm thực hiện chương trình giáo dục mầm non cho thấy còn nhiều khó khăn, trong đó có vấn đề lương giáo viên quá thấp, không tương xứng với yêu cầu công việc.
Sau 10 năm triển khai nhiều nơi vẫn gặp khó khăn trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non hiện hành
Kết quả khảo sát, đánh giá của Bộ GD-ĐT sau 10 năm thực hiện Chương trình giáo dục mầm non phản ánh tình trạng lương giáo viên mầm non còn thấp chưa tương xứng với công việc.
Bộ cũng nêu thực trạng địa phương chưa bố trí đủ giáo viên mầm non, nhân viên theo định mức nên rất khó khăn trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non; cần nhân viên y tế, dinh dưỡng chuyên trách không phải là hợp đồng vụ việc để đảm bảo chất lượng việc chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non theo quy định.
Được biết, sau hơn 10 năm tổ chức thực hiện, Chương trình giáo dục mầm non đã được thực hiện ở 15.461 cơ sở (đạt 100%), trong đó có 5.255.889 trẻ (99%) học 2 buổi/ngày theo Chương trình giáo dục mầm non.
Chương trình giáo dục mầm non đã thể hiện tính ưu việt, khoa học, phù hợp với thực tiễn và góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non: Chương trình thể hiện tính chất của Chương trình khung quốc gia, tạo cơ hội cho cơ sở giáo dục và giáo viên chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong triển khai thực hiện;
Chương trình hướng đến sự phát triển toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm, phương châm giáo dục "học bằng chơi, bằng trải nghiệm" của trẻ, tạo điều kiện đảm bảo cho trẻ phát triển liên tục, đáp ứng sự đa dạng của các vùng miền, các đối tượng trẻ.
Năm học 2019-2020, toàn quốc huy động 5.795.002 trẻ em đến trường để thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục theo Chương trình giáo dục mầm non. Tỷ lệ trẻ nhà trẻ học 2 buổi ngày là 99,8%, tăng 13,2%; trẻ mẫu giáo học 2 buổi/ngày đạt 98,9%, tăng 26,1%.
Toàn quốc có 364.776 giáo viên mầm non, tăng 149.751 giáo viên; tỷ lệ giáo viên mầm non có trình độ cao đẳng sư phạm trở lên tăng 34,8% so với năm học 2010-2011.
Năm học 2019-2020 toàn quốc có 201.605 phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, tăng 77.353 phòng so với năm học 2010-2011; trong đó, phòng kiên cố tăng 89.985 phòng; phòng học bán kiên cố giảm 15,3%; phòng học tạm giảm 8,7%; phòng học nhờ, mượn giảm 11.584 phòng so với năm học 2010-2011.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế, đặc biệt là chất lượng đội ngũ và công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ và tài liệu nguồn cho giáo viên; một số yếu tố vẫn cần được quan tâm để đảm bảo điều kiện thực hiện chương trình giáo dục mầm non, như: chế độ chính sách, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc thực hiện chương trình; số trẻ/lớp; không gian, diện tích lớp và đồ dùng, đồ chơi, học liệu cho trẻ.
Được biết, việc đánh giá, phân tích ngành đối với giáo dục mầm non qua 10 năm triển khai nhằm nhìn nhận, đánh giá chương trình giáo dục mầm non hiện hành và rút kinh nghiệm, đề xuất quan điểm xây dựng chương trình giáo dục mầm non mới.
10 năm triển khai Chương trình Giáo dục mầm non: 99% trẻ được học 2 buổi/ngày Kinhtedothi- Theo thông tin từ Bộ GD&ĐT, sau 10 năm triển khai Chương trình Giáo dục mầm non, đến nay, cả nước có trên 5,2 triệu trẻ em được học 2 buổi/ngày; số giáo viên mầm non và phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ cũng tăng đáng kể. 99% trẻ mầm non được học 2 buổi/ngày Chương trình Giáo dục Mầm...