Hơn 40 trường đại học bàn cách thúc đẩy giáo dục quốc tế tại Việt Nam
Các ý kiến chia sẻ, kiến nghị, đề xuất của các đại biểu cũng là cơ sở để Bộ Giáo dục và Đào tạo có những chính sách kịp thời, đúng đắn cho sự phát triển của giáo dục đại học.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: GDTĐ)
Ngày 21/7, hơn 40 hiệu trưởng, giám đốc các cơ sở giáo dục đại học hàng đầu Việt Nam cùng tham gia “Hội nghị thúc đẩy cơ hội học tập chương trình giáo dục quốc tế tại Việt Nam.” Hội nghị do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức và có sự tham gia của đại diện sứ quán các nước có hợp tác quốc tế về giáo dục đào tạo với Việt Nam.
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh nhiều du học sinh Việt Nam bị lỡ dở chương trình học tập tại các trường quốc tế vì dịch COVID-19. Do ảnh hưởng của đại dịch, nhiều cơ sở giáo dục đại học ở các nước phải chuyển sang hình thức học trực tuyến. Nhiều du học sinh không thể quay lại trường học do các chính sách hạn chế đường bay và xuất nhập cảnh.
Trong khi đó, Việt Nam đã và đang kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19, các trường đại học vẫn mở cửa đón sinh viên. Theo lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, đây là dịp tốt cho các cơ sở đào tạo đại học tiếp nhận sinh viên Việt Nam đang du học tại nước ngoài về tiếp tục học tập đồng thời cũng là cơ hội tốt để tiếp nhận sinh viên nước ngoài đến học tập tại Việt Nam.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có công văn gửi các trường đại học, các học viện xem xét tiếp nhận các du học sinh Việt Nam và các sinh viên quốc tế vào học các chương trình đào tạo quốc tế.
Việt Nam hướng tới thúc đẩy giáo dục đại học chất lượng quốc tế (Ảnh minh họa: PM/Vietnam )
Video đang HOT
Với tinh thần đó, “Hội nghị thúc đẩy cơ hội học tập chương trình giáo dục quốc tế tại Việt Nam” được Bộ tổ chức nhằm giới thiệu, trao đổi về năng lực và kinh nghiệm triển khai các chương trình đào tạo quốc tế của các cơ sở giáo dục đại học trong nước. Từ đó, sẵn sàng đón các du học sinh Việt Nam ở nước ngoài, du học sinh nước ngoài học tập tại Việt Nam trong giai đoạn bệnh dịch còn diễn biến phức tạp trên thế giới.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh đây là cơ hội tuyệt vời cho tất cả các bên để bàn thảo và đưa ra những giải pháp giúp cung cấp các chương trình đào tạo tốt nhất cho cả sinh viên Việt Nam và nước ngoài, khởi tạo nên một môi trường quốc tế chuẩn mực cho người học, chuẩn bị hành trang cho các em trở thành những công dân toàn cầu trong tương lai.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay, các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam đã có nhiều chương trình đào tạo chất lượng, được kiểm định quốc tế, đào tạo bằng tiếng Anh và một số ngoại ngữ khác. Nhiều cơ sở giáo dục đại học Việt Nam được ghi nhận trong danh sách các bảng xếp hạng đại học uy tín nhất tại châu Á và trên thế giới với ba trường thuộc top 1.000 đại học tốt nhất thế giới theo xếp hạng của QS và THE; 8 trường thuộc top 500 đại học tốt nhất châu Á theo xếp hạng của QS.
Việt Nam cũng có 5 trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài. Các chương trình đào tạo quốc tế liên kết với các đại học uy tín ở nước ngoài không ngừng gia tăng cả về số lượng lẫn chất lượng với khoảng 400 chương trình liên kết đào tạo với hơn 30 quốc gia trên thế giới./.
Covid-19: ĐH Kinh tế Quốc dân thông báo tiếp nhận du học sinh về nước
Nhằm hỗ trợ những du học sinh Việt Nam có nhu cầu và đủ điều kiện học tập vào các chương trình liên kết với nước ngoài, ĐH Kinh tế Quốc dân chính thức thông báo tiếp nhận du học sinh.
Ảnh minh họa
Theo như thông báo, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã lên kế hoạch để tiếp nhận du học sinh. Hiện nhà trường đang triển khai 15 chương trình liên kết đào tạo quốc tế ở tất cả các bậc đào tạo: Đại học, thạc sỹ và tiến sỹ.
Cụ thể, ở bậc đại học, trường liên kết đào tạo với 7 đối tác nước ngoài (9 chương trình) gồm: Cử nhân Kế toán và Kế toán - Tài chính liên kết với Đại học Cardiff Metropolitan, Anh. Sinh viên hoàn thành chương trình được nhận bằng do Đại học Cardiff Metropolitan cấp;
Cử nhân Quản trị Kinh doanh Quốc tế và Cử nhân Ngân hàng Tài chính liên kết với Đại học West of England, Anh. Sinh viên hoàn thành chương trình được nhận bằng do Đại học West of England cấp
Cử nhân Quản trị Kinh doanh và Cử nhân Quản trị sự kiện liên kết với Đại học Sunderland, Anh. Sinh viên hoàn thành chương trình được nhận bằng do Đại học Sunderland cấp.
Cử nhân Kinh tế học và Tài chính (1 2) liên kết với Đại học Lincoln, Anh (1 năm tại Việt Nam và 2 năm tại Anh). Sinh viên hoàn thành chương trình được nhận bằng do Đại học Lincoln cấp.
Cử nhân Kinh doanh và Marketing liên kết với Đại học Coventry, Anh. Sinh viên hoàn thành chương trình được nhận bằng do Đại học Coventry cấp;
Cử nhân công nghệ tài chính (Fintech 2 2) liên kết với Đại học Á Châu, Đài Loan (2 năm tại Việt Nam và 2 năm tại Đài Loan). Sinh viên hoàn thành chương trình được nhận bằng do Đại học Á Châu cấp.
Cử nhân Quản trị Kinh doanh (2 2) liên kết với Đại học Dongseo, Hàn Quốc (2 năm tại Việt Nam và 2 năm tại Hàn Quốc). Sinh viên hoàn thành chương trình được nhận bằng do Đại học Dongseo cấp.
Đối với bậc sau đại học, Đại học Kinh tế Quốc dân liên kết đào tạo với 6 đối tác nước ngoài (6 chương trình): Cử nhân, Thạc sĩ chuyên ngành Định phí Bảo hiểm và Tài chính liên kết với Đại học Tổng hợp Claude Bernard Lyon 1, Pháp. Học viên hoàn thành chương trình được nhận bằng do Đại học Tổng hợp Claude Bernard Lyon 1 cấp.
Thạc sĩ Điều hành Quản trị Kinh doanh Quốc tế liên kết với Đại học Quản trị Paris, Pháp. Học viên hoàn thành chương trình được nhận bằng do Đại học Quản trị Paris cấp;
Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh liên kết với Đại học Andrews, Hoa Kỳ. Học viên hoàn thành chương trình được nhận bằng do Đại học Andrews cấp;
Thạc sĩ Quản trị Thông tin chuyên ngành Quản trị Công nghệ, Đổi mới sáng tại và Khởi nghiệp liên kết với Đại học Koblenz-Landau, Đức. Học viên hoàn thành chương trình được nhận bằng do Đại học Koblenz-Landau cấp;
Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh cao cấp liên kết với Đại học Quebec tại Montreal, Canada. Học viên hoàn thành chương trình được nhận bằng do Đại học Quebec tại Montreal cấp;
Tiến sĩ Kinh doanh và Quản lý liên kết với Đại học Huddersfield, Anh.
Việc tiếp nhận sẽ dựa trên kết quả học tập, số tín chỉ du học sinh đã tích lũy trong thời gian học ở nước ngoài để xem xét miễn giảm hoặc học bổ sung tín chỉ, học phần cho người học theo các quy định hiện hành.
Trước đó, Bộ GD-ĐT cũng đã có công văn gửi các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH), về việc tiếp nhận du học sinh Việt Nam và sinh viên quốc tế không tiếp tục học tập ở nước ngoài do dịch covid-19.
Bộ GD-ĐT đề nghị các trường triển khai thực hiện một số công việc liên quan đến tiếp nhận du học sinh Việt Nam và sinh viên quốc tế.
Bao gồm, xem xét, tiếp nhận các du học sinh Việt Nam và sinh viên quốc tế có nhu cầu, có đủ điều kiện tiếp tục học tập vào các chương trình đào tạo quốc tế giảng dạy bằng tiếng Anh, các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài.
Quá trình này cần phù hợp với điều kiện tuyển sinh và năng lực đào tạo của trường. Người học được tiếp nhận phải đáp ứng yêu cầu đầu vào không thấp hơn điều kiện trúng tuyển chương trình đào tạo tương ứng của trường xin chuyển đến.
Các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam cần căn cứ vào chuẩn đầu ra, nội dung, yêu cầu của chương trình đào tạo tại trường và số tín chỉ, nội dung học tập, kết quả học tập mà người học đã tích lũy trong thời gian học ở cơ sở giáo dục nước ngoài để xem xét miễn giảm tín chỉ, học phần cho người học theo các quy định hiện hành.
Đồng thời, tiến hành rà soát, mở rộng các đối tác để phát triển các chương trình trao đổi sinh viên quốc tế, các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài và các hình thức hợp tác giáo dục khác.
Xem xét tiếp nhận du học sinh, sinh viên quốc tế học tiếp tại Việt Nam do dịch COVID-19 Ngày 15/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn gửi các cơ sở giáo dục đại học về việc tiếp nhận du học sinh Việt Nam và sinh viên quốc tế không tiếp tục học tập ở nước ngoài do dịch COVID-19. Các du học sinh vào khu tập trung tại sân bay quốc tế Washington Dulles, Washington DC, Mỹ...