Hơn 40 nhà xe ở Bến xe miền Đông đăng ký chở khách về tỉnh
Ngày 14.10, Bến xe miền Đông và Bến xe miền Tây đều đăng thông báo tăng nhiều tuyến xe chạy về các địa phương thuộc các tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, Đắk Lắk, Đồng Nai, Bình Định.
Ông Tạ Trương Chín, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Bến xe miền Đông cho biết, đến nay đã có hơn 40 doanh nghiệp vận tải hoạt động tại Bến xe miền Đông đăng ký hoạt động trở lại. Tuy nhiên, việc chạy lại phụ thuộc vào các địa phương đã mở cửa hay chưa. Hiện tại, vẫn còn khá nhiều địa phương chưa sẵn sàng nối chuyến để xe khách đưa người về tỉnh.
Hôm nay (14.10), Bến xe miền Đông có 29 chuyến xe chạy đi các tỉnh, dự kiến ngày mai sẽ có khoảng 30 chuyến, chủ yếu về các tỉnh: Đồng Nai, Đắk Lắk, Bình Định… Ngày mai, một số tỉnh như Khánh Hòa, Phú Yên… cũng sẽ mở cửa cho xe khách từ TP.HCM về, hy vọng số lượt xe chạy sẽ tăng. Bước đầu, Bến xe miền Đông sẽ cho chạy thử nghiệm 7 ngày từ nay đến ngày 20.10 với công suất tối đa không quá 30%, sau đó sẽ tăng dần số nhà xe, số tuyến…
Bến xe miền Tây trong ngày mở các chuyến xe nghĩa tình chở người dân về Kiên Giang, Bạc Liêu. Ảnh BXMT
Trao đổi với Thanh Niên , một số chủ nhà xe chạy tuyến TP.HCM – Buôn Ma Thuột, TP.HCM – Nha Trang cho hay, tuy đã đăng ký để chuẩn bị quay trở lại thị trường, song các hãng xe còn khá e dè do sợ chạy lại lỗ. Cụ thể, quy định xe ngồi phải bố trí giãn cách, nên mỗi xe như 16 chỗ chỉ chở tối đa 8 người, không quá 50% số ghế quy định. Thứ nữa, đa số xe chạy về tỉnh rồi rất khó đón được khách quay lại TP.HCM trong thời gian này, xe phải chạy không về lại thành phố. Trong khi đó, giá vé xe không được tăng mà cũng không dám tăng trong lúc này vì người dân đi lại cũng quá khó khăn. “Thế nên, sợ càng chạy càng lỗ, không đủ sở hụi để trả tiền tài và tiền xăng”, ông Tuấn – chủ xe tuyến TP.HCM – Buôn Ma Thuột nói.
Tài xế xe khách chạy ‘lấy hên’, chấp nhận xe trống ngày đầu đi liên tỉnh
Ngày 14.10, Bến xe miền Đông thông báo có 15 tuyến đường xe khách về tỉnh xuất phát từ Bến xe miền Đông với 29 chuyến chạy đi các tỉnh thành: Vũng Tàu, Quy Nhơn, An Nhơn, Eakar, Phước An, EaH’Leo, Buôn Trấp (Krông Ana), Krông Năng, Krông Bông, Krông Bông B, M’Đrắk, phía nam Buôn Ma Thuột, Tân Phú, Bảo Bình, Nam Cát Tiên. Trong đó, xe Eakar có 6 chuyến trong ngày, cách nhau từ 15 – 30 phút và chủ yếu chạy buổi tối từ 19 giờ; chạy về Quy Nhơn có 4 chuyến, từ 17 giờ; về Krông Năng 3 chuyến từ 16 giờ… Các xe khách chủ yếu của HTX xe khách liên tỉnh và du lịch Đông Bắc, liên tỉnh miền Đông, HTX vận tải dịch vụ và du lịch Sài Gòn, Kumho, Hoàng Dũng, Hùng Nga, Xuân Phúc, Thành Danh…
Hơn 40 doanh nghiệp vận tải đã đăng ký quay lại hoạt động, nhưng việc xe chạy về tỉnh được hay không còn tùy thuộc vào các địa phương. Ảnh KHẢ HÒA
Trước đó, ngày 13.10, ngày đầu tiên Bến xe miền Đông nối tuyến xe khách đi các tỉnh, chỉ có 9 chuyến xe chạy trong ngày về một số địa phương ở Đồng Nai, Quy Nhơn, Đắk Lắk.
Tương tự, tại Bến xe miền Tây, cập nhật đến chiều nay (14.10) có 5 tuyến xe chạy xuất bến xe miền Tây có 4 chuyến về tỉnh Đắk Lắk đi Quảng Phú (chuyến 8 giờ sáng và chuyến 20 giờ tối) của nhà xe Long Vân, Eakar (21 giờ) và phía nam Buôn Ma Thuột (21 giờ) của nhà xe Long Vân; chuyến lúc 17 giờ 5 phút về An Lão (Bình Định) của nhà xe Dũng Lệ; 2 chuyến về Vũng Tàu của nhà xe Toàn Thắng lúc 11 giờ 30 và 16 giờ 30.
Đại diện Bến xe Miền Tây cho biết, trong 2 ngày 13 và 14.10, bến xe đã phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức những chuyến xe nghĩa tình để vận chuyển người dân từ TP.HCM về địa phương tại Kiên Giang, Bạc Liêu. Có 15 chuyến xe nghĩa tình do Công ty cổ phần xe khách Phương Trang Futabuslines hỗ trợ đưa 427 người dân Kiên Giang và 26 người dân Bạc Liêu về quê trong 2 ngày này.
Theo phương án hoạt động vận chuyển hành khách tuyến cố định liên tỉnh tạm thời của Tổng công ty cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn – TNHH một thành viên, Công ty TNHH MTV Bến xe miền Đông, từ ngày 13 – 20.10, Bến xe miền Đông cũ (292 Đinh Bộ Lĩnh, P.26, Q.Bình Thạnh) và Bến xe miền Đông mới (501 Hoàng Hữu Nam, P. Long Bình, TP.Thủ Đức) sẽ tổ chức thí điểm các tuyến chạy liên tỉnh nói trên. Tần suất tối thiểu 5% và không quá 30% số chuyến trong ngày.
Thi công trở lại từ 1-10, nhiều dự án giao thông trọng điểm chạy đua về đích
22 dự án giao thông trọng điểm của TP.HCM bắt đầu khởi động trở lại sau thời gian giãn cách. Chủ đầu tư và nhà thầu cho biết sẽ tăng tốc thi công, đưa một số gói thầu, dự án về đích cuối năm 2021.
Nhiều công trình giao thông trọng điểm thi công trở lại giai đoạn sau 1-10 - Ảnh: VĂN BÌNH
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) cho biết các dự án giao thông trọng điểm đạt 7 tiêu chí về hoạt động xây dựng công trình giao thông (UBND TP ban hành ngày 15-9) sẽ lần lượt thi công trở lại.
Riêng 5 gói thầu thuộc 3 dự án giao thông trọng điểm đã duy trì công tác thi công liên tục trong suốt thời gian giãn cách gồm: xây cầu vượt trước bến xe Miền Đông mới, đầu tư hạ tầng kỹ thuật 9 lô đất thuộc khu chức năng số 1 trong khu đô thị mới Thủ Thiêm, hầm chui nút giao thông Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ.
Còn 40 gói thầu thuộc 22 dự án giao thông trọng điểm đã phải tạm dừng thi công trong thời gian giãn cách sẽ lần lượt thi công trở lại từ 28-9 đến 15-10.
Trong đó, nhiều công trình chống ùn tắc, chống sạt lở như: dự án xây dựng cầu Bưng, cầu Hang Ngoài; mở rộng, nâng cấp đường Trần Văn Mười; xây dựng kè chống sạt lở bờ tả rạch Giồng - sông Kinh Lộ, chống sạt lở bán đảo Thanh Đa...
Ban Giao thông cho hay dự kiến có một số khó khăn vướng mắc cần tập trung giải quyết để ổn định và đẩy nhanh tiến độ thi công tại các công trường trong tháng 10-2021. Khó khăn chủ yếu như việc đi lại của lực lượng lao động từ các tỉnh về TP, vận chuyển vật tư, nguyên liệu, bêtông... từ các tỉnh về TP.HCM, thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 tại các công trường...
Tuy nhiên, Ban Giao thông cho biết sẽ cùng với các đơn vị tư vấn nhà thầu đẩy nhanh tiến độ, cố gắng hoàn thành nhiều gói thầu và dự án trước 31-12 như: cầu vượt trước bến xe Miền Đông; cầu Cây Da; xây dựng mới cầu Hang Ngoài (hạng mục cầu); các gói thầu ở dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật 9 lô đất thuộc khu chức năng số 1 trong khu đô thị mới Thủ Thiêm...
Ngoài nhóm công trình giao thông trọng điểm nêu trên, trước đó, ngày 26-9, Sở Giao thông vận tải TP.HCM cũng đã chấp thuận cho 65 dự án nâng cấp bảo trì, duy tu do sở này quản lý được tiếp tục thi công trở lại.
Đề xuất 3 phương thức vận chuyển người lao động bằng đường bộ trở lại TP Hồ Chí Minh Ngày 24/9, Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh đã trình UBND TP Hồ Chí Minh dự thảo phương án tổ chức phối hợp vận chuyển người lao động các tỉnh, thành phố về TP Hồ Chí Minh làm việc trong thời gian Thành phố khôi phục hoạt động kinh tế trong tình hình mới. Đơn vị này đề xuất 3...