Hơn 30 trường tham gia vô địch tranh biện Hà Nội mở rộng lần 2
Tiếp nối thành công từ mùa giải đầu tiên năm 2017, Giải vô địch tranh biện Hà Nội mở rộng – HN VSDC lần 2 tiếp tục được tổ chức bởi trường Phổ thông liên cấp Olympia vào ngày 12 và 13/1/2019.
Năm nay, HN-VSDC đã thu hút 44 đội và hơn 200 thí sinh của hơn 30 trường THPT, THCS tham gia đến từ nhiều tỉnh thành như: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Hải Dương, Đà Nẵng, Hưng Yên, Thanh Hóa…
Các chủ đề tranh biện của HN-VSDC là các vấn đề như: Môi trường, kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục… Đề tài mở và mang tính thời sự toàn cầu chắc chắn sẽ tạo những trận đấu hấp dẫn, kịch tính với ý kiến, quan điểm mới từ các đội dự thi.
Tham gia HN-VSDC, học sinh không những được thử sức mình ở một cuộc thi tranh biện chuyên nghiệp, uy tín mà còn được rèn luyện kĩ năng viết sáng tạo, khả năng hùng biện tự tin, và tư duy phản biện sắc sảo. Đây là những kĩ năng đặc biệt quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của học sinh trong quá trình hội nhập thế kỉ 21.
Giải đấu được tổ chức theo thể thức VSDC (Vietnam School Debating Championship), thiết kế riêng cho học sinh phổ thông dựa trên luật của Giải vô địch tranh biện thế giới các trường phổ thông (WSDC) và mở rộng cho học sinh Việt Nam trên toàn quốc nên có tên là: Giải vô địch tranh biện Hà Nội mở rộng VSDC, viết tắt là HN-VSDC.
Cuộc thi dành tất cả các bạn học sinh là công dân Việt Nam hoặc học sinh quốc tế trong độ tuổi từ 14 đến 19 tuổi (tính đến ngày 01 tháng 7 năm 2019) đến từ các trường THCS và THPT trong cả nước. Học sinh sẽ phải đăng ký tham gia theo đội, mỗi đội có từ 3-5 thí sinh, các đội đăng ký trên hệ thống của Ban tổ chức bắt đầu từ ngày 25/11 đến hết ngày 30/11/2018.
Với sáng kiến tổ chức một giải đấu tranh biện chuyên nghiệp đầu tiên trong cả nước dành riêng cho học sinh THCS và THPT của trường Olympia và được sự chỉ đạo trong công tác triển khai thực hiện của Sở GD&ĐT Hà Nội, HN-VSDC đã được tổ chức thành công lần đầu tiên vào tháng 10/2017.
Video đang HOT
Giải đấu đã thu hút được 34 đội và gần 200 thí sinh tham gia đến từ nhiều tỉnh thành trong cả nước. Ngoài 3 đội xuất sắc nhất giành các vị trí Vô địch, Á quân 1 và Á quân 2, 20 thí sinh đứng đầu được tham gia tuyển chọn vào đội tuyển đại diện cho Việt Nam tham gia giải quốc tế WSDC 2018 tại Croatia.
Thông qua giải đấu, Ban tổ chức mong muốn giúp học sinh Việt Nam có cơ hội giao lưu và học hỏi lẫn nhau ở tất cả lĩnh vực khoa học, nhân văn, kinh tế, văn hóa, chính trị, tôn giáo, môi trường… Tự tin trong việc thể hiện chính kiến bản thân, rèn luyện các kỹ năng xã hội, trau dồi kiến thức. Học sinh không chỉ “đọc” lí thuyết, sách vở một cách đơn thuần mà phải chuyển hóa nó thành sự hiểu biết của bản thân, gắn với việc lắng nghe, đối thoại để trưởng thành.
HN-VSDC là một sáng kiến của trường Phổ thông liên cấp (PTLC) Olympia và TGC Singapore, đây cũng là giải đấu tranh biện chính thức đầu tiên dành cho học sinh phổ thông được UBND thành phố Hà Nội cho phép tổ chức và Sở GD&ĐT Hà Nội trực tiếp chỉ đạo thực hiện.
Hải Bình
Theo giaoducthoidai
Phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả trong chương trình GDPT mới
Kết nối kiến thức và những năng lực có từ việc học những kiến thức này là yêu cầu có tính chất nguyên tắc của chương trình GDPT mới.
Chương trình GDPT mới thể hiện xu thế chung đó của thế giới
Theo như mô hình giáo dục truyền thống, phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới trong nhiều năm qua là "truyền thụ kiến thức". Cách tiếp cận này lấy kiến thức làm mục tiêu tự thân của giáo dục, biến người học thành đối tượng tiếp nhận thụ động, không còn phù hợp với thời đại mới.
Vì vậy, nhiều tổ chức quốc tế lớn như EU, OECD, WEF và nhiều quốc gia phát triển như Anh, Ausstralia, Mỹ, Phần Lan, Singapore,... đã nghiên cứu và xây dựng khung các năng lực cơ bản, thiết yếu mà bất kì ai cũng cần phải có để sống, học tập và làm việc hiệu quả, làm cơ sở để hoạch định chính sách và cách tiếp cận đối với giáo dục, trong đó có xây dựng chương trình GDPT.
Ảnh minh họa. Hải Nam.
Chương trình GDPT của nhiều quốc gia thể hiện rõ nét và có hệ thống những năng lực cơ bản, thiết yếu đó với những tên gọi khác nhau. Chẳng hạn, chương trình của Australia có 7 năng lực chung (general capabilities): giao tiếp; tính toán; ICT; tư duy phản biện và sáng tạo; cá nhân và xã hội; thấu hiểu về đạo đức; hiểu biết liên văn hóa.
Chương trình của Phần Lan có 7 năng lực chung (transversal competencies): năng lực tư duy và học cách học (thinking and learning skills); năng lực văn hóa, tương tác và biểu hiện bản thân; năng lực chăm sóc bản thân và quản trị đời sống hằng ngày; năng lực giao tiếp đa phương thức; năng lực ICT; năng lực làm việc và lập nghiệp, kinh doanh; năng lực tham gia và xây dựng một tương lai bền vững (bảo vệ môi trường, tuân thủ luật lệ, đàm phán và giải quyết xung đột, hiểu tầm quan trọng của các lựa chọn,...).
Mô hình chương trình phát triển năng lực và hệ thống các năng lực cốt lõi trong chương trình GDPT mới thể hiện xu thế chung đó của thế giới. Tuy nhiên, các năng lực này không thể hình thành và phát triển ngoài hệ thống kiến thức trong các môn học. Việc kết nối kiến thức và những năng lực có thể có từ việc học những kiến thức này là yêu cầu có tính chất nguyên tắc của chương trình GDPT mới.
Điểm khác biệt đáng kể so với chương trình hiện hành và cũng là kết quả tiếp thu kinh nghiệm quốc tế là trong chương trình GDPT mới, quá trình 12 năm học được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản bao gồm cấp tiểu học (5 năm), cấp THCS (4 năm) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, tương ứng với cấp THPT (3 năm). Ở giai đoạn giáo dục cơ bản, tất cả học sinh đều học những nội dung giáo dục về cơ bản giống nhau. Ở giai đoạn giáo dục sau THCS, học sinh được phân luồng và được lựa chọn môn học theo sở thích, năng lực và định hướng nghề nghiệp.
Theo đó, ngoài việc kế thừa nhiều điểm còn phù hợp trong kế hoạch giáo dục và nội dung giáo dục của chương trình hiện hành, chương trình GDPT mới đã tiếp thu kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt là thông qua các tài liệu về giáo dục của OECD, EU, WEF và CT GDPT của nhiều nước như Anh, Australia, Hàn Quốc, Mỹ, Phần Lan,... để xây dựng kế hoạch giáo dục và nội dung giáo dục.
Việc thiết kế một số môn tích hợp mới như Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí ở cấp THCS; phân hóa bằng lựa chọn các môn học thuộc ba nhóm môn bên cạnh một số môn học bắt buộc, có tính chất công cụ như Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ ở cấp THPT; bổ sung một số môn học mới vào chương trình như Giáo dục kinh tế và pháp luật, Nghệ thuật ở cấp THPT và phát triển Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong chương trình hiện hành thành Hoạt động trải nghiệm (hoặc Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp) đều có dấu ấn của xu thế quốc tế.
Phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả trong Chương trình GDPT mới
Các định hướng về phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục trong chương trình GDPT mới là kết quả của những đổi mới, thử nghiệm về phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục được tiến hành trong nhiều năm qua ở các trường phổ thông cả ba cấp trên cả nước, đồng thời có tham khảo lí luận và kinh nghiệm quốc tế.
Các lí thuyết tâm lí học và giáo dục học có ảnh hưởng sâu rộng đến việc xây dựng chương trình và tổ chức hoạt động giáo dục ở nhiều nước tiên tiến như Lí thuyết kiến tạo của Jean Piaget, Lev Vygosky, John Dewey,...; Lí thuyết về "vùng phát triển gần nhất" của Lev Vygotsky; Lí thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner cũng như bài học kinh nghiệm từ chương trình GDPT và SGK của các nước và từ chia sẻ của các chuyên gia quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế phương pháp dạy học và phương pháp giáo dục nói chung trong chương trình GDPT mới.
Cùng với những bài học rút ra từ những kì khảo sát quốc tế nhằm đánh giá năng lực học sinh như PISA, TIMSS và từ thực tế thử nghiệm đổi mới đánh giá tại các nhà trường phổ thông của nước ta trong những năm qua, các lí thuyết và kinh nghiệm quốc tế này cũng là cơ sở tham khảo quan trọng để đổi mới mục tiêu và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục học sinh.
Bên cạnh đó, cấu trúc văn bản chương trình GDPT mới, quy trình và cách thức tổ chức xây dựng và thử nghiệm chương trình, chủ trương "một chương trình nhiều SGK" và đa dạng hóa tài liệu giáo dục,... cũng là kết quả học tập kinh nghiệm xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình GDPT của các nước có nền giáo dục phát triển.
Theo congly
Cô gái thích những vùng đất mới Nhìn vào bản thành tích trích ngang của Đặng Thụy Thảo Vy (sinh năm 2000, cựu học sinh của Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM) ai cũng bị... choáng một chút. Đặng Thụy Thảo Vy muốn được trải nghiệm nhiều hơn - NVCC Vy từng lọt vào top 3 dự án xuất sắc của VN, đại diện tham dự vòng châu Á...