Hơn 30 trường ĐH đào tạo y – dược, học phí cao nhất 200 triệu/năm
Năm 2021, có thêm nhiều trường đại học đào tạo ngành y, dược, với mức học phí dao động từ 14,3 triệu tới gần 200 triệu đồng/năm.
Ảnh minh họa
1. Trường ĐH Y Hà Nội
Các ngành đào tạo gồm: Y khoa, Răng-Hàm-Mặt, Y học cổ truyền, Y học dự phòng, Điều dưỡng, Dinh dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm Y học, Khúc xạ nhãn khoa, Y tế công cộng.
Học phí là 14,3 triệu đồng/năm.
2.Trường ĐH Dược Hà Nội
Đào tạo ngành Dược học và Hóa dược.
Học phí: 14,3 triệu đồng/năm.
3. Trường ĐH Y Dược (Đại học Quốc gia Hà Nội)
Trường ĐH Y Dược (ĐH Quốc gia Hà Nội) vừa có quyết định thành lập năm 2020 trên cơ sở nâng cấp khoa Y Dược của trường này.
Đào tạo các ngành: Y Đa khoa, Dược học, Răng – Hàm – Mặt, Kỹ thuật hình ảnh Y học, Kỹ thuật xét nghiệm Y học, Điều dưỡng.
Học phí: 14,3 triệu đồng/năm.
4. Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam
Đào tạo các ngành: Y khoa, Y học cổ truyền, Dược học.
Học phí: 14,3 triệu đồng/năm.
5. Trường ĐH Y tế Công cộng
Đào tạo các ngành: Y tế công cộng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Dinh dưỡng học, Công tác xã hội, Kỹ thuật hồi phục chức năng, Công nghệ kỹ thuật môi trường.
Học phí: Từ 9,8 đến 14,3 triệu đồng/năm tùy từng ngành.
6. Trường ĐH Y Dược (Đại học Thái Nguyên)
Đào tạo các ngành: Y khoa, Dược học, Răng-Hàm-Mặt, Y học dự phòng, Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học.
Học phí: 14,3 triệu đồng/năm.
7. Trường ĐH Y Dược Hải Phòng
Đào tạo các ngành: Y khoa, Răng-Hàm-Mặt, Y học dự phòng, Y học cổ truyền, Dược học, Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học.
Học phí: 14,3 triệu đồng/năm.
8. Trường ĐH Y Dược Thái Bình
Đào tạo các ngành: Y khoa, Y học dự phòng, Y tế công cộng, Dược học, Điều dưỡng.
Học phí: 14,3 triệu đồng/năm.
9. Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương
Đào tạo các ngành: Y khoa, Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng.
Học phí: 14,3 triệu đồng/năm.
10. Trường ĐH Y khoa Vinh
Đào tạo các ngành: Y khoa, Dược học, Y học dự phòng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Điều dưỡng, Y tế cộng đồng.
Học phí: 14,3 triệu đồng/năm.
Video đang HOT
11. Trường ĐH Y Dược (Đại học Huế)
Đào tạo các ngành: Y khoa, Răng-Hàm-Mặt, Y học dự phòng, Y học cổ truyền, Dược học, Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Y tế công cộng.
Học phí: 14,3 triệu đồng/năm.
12. Trường ĐH Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng
Đào tạo các ngành: Y khoa, Dược học, Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng.
Học phí: 14,3 triệu đồng/năm.
13. Khoa Y Dược (Đại học Đà Nẵng)
Đào tạo các ngành: Y khoa, Điều Dưỡng, Răng-Hàm-Mặt, Dược học.
Học phí: 14,3 triệu đồng/năm.
14. Trường ĐH Y Dược TP.HCM
Đào tạo các ngành: Y khoa, Răng-Hàm-Mặt, Y học dự phòng, Y học cổ truyền, Dược học, Dinh dưỡng, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Y tế cộng đồng.
Học phí: Từ 30-70 triệu đồng/năm tùy ngành. Năm sau tăng thêm 10% so với năm trước.
15. Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Đào tạo các ngành: Y khoa, Răng-Hàm-Mặt, Dược học, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Y học cổ truyền, Dinh dưỡng, Điều dưỡng, Y học dự phòng, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Y tế cộng đồng, Khúc xạ nhãn khoa.
Học phí: Từ 14,3-28,6 triệu đồng/năm tùy vào hộ khẩu của sinh viên.
16. Khoa Y (Đại học Quốc gia TP.HCM)
Đào tạo các ngành: Y khoa, Răng-Hàm-Mặt, Dược học.
Học phí: Từ 55-88 triệu đồng/năm, tùy từng ngành.
Hiện chủ trương phát triển Khoa Y thành Trường ĐH Khoa học sức khỏe đã được Hội đồng ĐH Quốc gia TP.HCM thông qua. Theo lộ trình sẽ mở thêm các ngành Điều dưỡng, Y học cổ truyền.
17. Trường ĐH Y Dược Cần Thơ
Đào tạo các ngành: Y khoa, Răng-Hàm-Mặt, Y học cổ truyền, Y học dự phòng, Dược học, Điều dưỡng, Y tế cộng đồng, Xét nghiệm y học.
Học phí cho chương trình đại trà: 24,6 triệu đồng/năm.
18. Trường ĐH Tôn Đức Thắng
Đào tạo ngành Dược học;
Học phí: 40 triệu đồng/năm.
19. Trường ĐH Tây Nguyên
Đào tạo các ngành: Y khoa, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Điều dưỡng.
Học phí: 14,3 triệu đồng/năm.
20. Trường ĐH Duy Tân
Đào tạo các ngành: Y khoa, Răng-Hàm-Mặt, Dược học, Điều dưỡng.
Học phí: Từ 14,38- 59,6 triệu đồng/năm, tùy từng ngành.
21. Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Đào tạo các ngành: Y khoa, Răng-Hàm-Mặt, Dược học, Điều dưỡng
Học phí: Từ 25-60 triệu đồng/năm, tùy từng ngành
22. Trường ĐH Buôn Ma Thuột
Đào tạo các ngành: Y khoa, Răng-Hàm-Mặt.
Học phí: Từ 27,8-30 triệu đồng/năm.
23. Trường ĐH Phan Châu Trinh
Đào tạo các ngành: Y khoa, Răng-Hàm- Mặt, Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Quản trị bệnh viện.
Học phí ngành cao nhất (Y khoa) là 60 triệu đồng/năm.
24. Trường ĐH Nam Cần Thơ
Đào tạo các ngành: Y khoa, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Quản trị bệnh viện.
Học phí ngành cao nhất khoảng 60 triệu đồng/năm
25. Trường ĐH Tân Tạo
Đào tạo các ngành: Y khoa, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Điều dưỡng.
Học phí: Từ 40- 150 triệu đồng/năm
26. Trường ĐH Võ Trường Toản
Đào tạo các ngành Y khoa, Dược học.
Học phí ngành Y khoa là 28,05 triệu đồng/học kỳ và Dược học 19,45 triệu đồng/học kỳ.
27. Trường ĐH Trà Vinh
Đào tạo các ngành: Y khoa, Răng-Hàm-Mặt, Dược học, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Điều dưỡng, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Y học dự phòng, Y tế cộng đồng.
Học phí: Từ 400.000 đồng- 466.000 đồng/tín chỉ
28. Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng
Đào tạo các ngành: Y khoa, Răng-Hàm-Mặt, Dược học, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng.
Năm nay Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng dự kiến đào tạo các ngành Y học cổ truyền, Kỹ thuật hình ảnh y học, Sức khỏe răng miệng, Hộ sinh, Dinh dưỡng, Chăm sóc bệnh trẻ em, Hoạt động trị liệu, Quản lý bệnh viện.
Học phí ngành cao nhất là 198 triệu/năm
29. Trường ĐH Hoa Sen
Năm 2021, bắt đầu đào tạo các ngành Răng-Hàm-Mặt, Dược học, Quản lý bệnh viện, Kỹ thuật y sinh.
Học phí: Từ 55-180 triệu/năm, tùy ngành.
30. Trường ĐH Văn Lang
Đào tạo các ngành Răng-Hàm-Mặt, Điều dưỡng, Dược học, Kỹ thuật xét nghiệm y học.
Năm 2021, dự kiến mở thêm ngành Y khoa, Y học cổ truyền.
Học phí ngành cao nhất: 165 triệu/năm (4,48 triệu đồng/tín chỉ x 221 tín chỉ (6 năm)= 990 triệu/khóa).
31. Trường ĐH Công nghệ TP.HCM
Đào tạo các ngành Dược học, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Điều dưỡng.
Năm 2021, dự kiến mở thêm 2 ngành mới là Kỹ thuật xét nghiệm y học, Điều dưỡng
Học phí: Khoảng 45 triệu đồng/năm cho ngành Dược học (cao nhất)
32. Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Đào tạo các ngành Y khoa, Y học dự phòng, Điều dưỡng, Dược học, Kỹ thuật xét nghiệm y học.
Học phí cao nhất ngành Y khoa là 70 triệu/năm….
Ngoài ra nhiều trường ĐH có đào tạo ngành y như: Trường ĐH Yersin Đà Lạt, Lạc Hồng, Đông Á, Thành Đô, Đồng Nai, Bình Dương, Đại Nam…
Bộ GD-ĐT nói gì?
Trước tình trạng nhiều trường ĐH tư thục “đua” nhau mở ngành Y, Bộ GD-ĐT cho biết, việc các trường đại học mở các ngành và tổ chức đào tạo ngành sức khỏe là nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực cấp thiết cho thị trường lao động.
Theo quy định, “các loại hình cơ sở giáo dục đại học bình đẳng trước pháp luật”. Do đó, nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật, các cơ sở giáo dục đại học được quyền bình đẳng trong mở các chương trình đào tạo mới để tổ chức đào tạo cung cấp nguồn nhân lực.
Theo Bộ GD-ĐT, để mở ngành đào tạo mới, điều kiện tiên quyết là các trường phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng. Thông tư số 22 do Bộ GD-ĐT ban hành về điều kiện, quy trình mở ngành và đình chỉ tuyển sinh ngành đào tạo trình độ đại học của Bộ GD-ĐT cũng đã quy định tiêu chí cụ thể về giảng viên, cơ sở vật chất.
Riêng với khối ngành sức khoẻ, ngoài các điều kiện mở ngành đã quy định trong thông tư này, các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo khối ngành sức khỏe còn phải tuân thủ các quy định chương trình, kế hoạch, hợp đồng đào tạo thực hành; yêu cầu trong tổ chức đào tạo thực hành theo quy định.
Tất cả các hồ sơ đăng ký mở chương trình đào tạo mới của các cơ sở giáo dục đại học đối với khối ngành Sức khỏe phải có ý kiến của Bộ Y tế xác nhận về các điều kiện theo quy định tại Nghị định số 111/2017/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, khối ngành Sức khỏe là một khối ngành đào tạo đặc thù. Bộ GD-ĐT sẽ quản lý và cấp phép mở ngành đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe và xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào. Hội đồng xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cho khối ngành sức khỏe có sự tham gia của Bộ Y tế.
Với tất cả các hồ sơ mở ngành đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe, bên cạnh việc thẩm định các điều kiện cho phép mở ngành đào tạo của Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế theo quy định, các cơ sở giáo dục đại học phải công khai hồ sơ chứng minh đủ điều kiện theo quy định lên trang thông tin điện tử của trường để các bên liên quan và toàn xã hội cùng giám sát.
Bộ GD-ĐT cho biết, hàng năm, Bộ cũng sẽ thường xuyên tiến hành thanh kiểm tra đột xuất và định kỳ về đào tạo, tuyển sinh, đảm bảo chất lượng và điều kiện duy trì ngành đào tạo. Với những ngành không đảm bảo điều kiện đảm bảo chất lượng, duy trì ngành đã mở sẽ được thông báo để rà soát, bổ sung. Quá thời hạn, cơ sở đào tạo sẽ bị đình chỉ tuyển sinh
Trường y cạnh tranh bằng học phí sẽ không thể đào tạo bác sĩ giỏi
Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền cho rằng, các trường ngành Y Dược tuyệt đối không nên cạnh tranh bằng học phí, học phí thấp sẽ không thể đào tạo bác sĩ giỏi.
Thông tin Đại học Y dược TP.HCM dự kiến tăng học phí trong năm học 2020- 2021, có ngành tăng gấp 4-5 lần so với năm học 2019-2020 gây ra nhiều luồng ý kiến tranh cãi. Dưới đây là bài viết của PGS.TS Đậu Xuân Cảnh, Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, về vấn đề này.
Tự chủ đi đôi với tăng học phí
Bắt đầu từ ngày 1/7/2020, Luật Giáo dục Đại học sửa đổi chính thức có hiệu lực. Theo đó, đến tháng 8/2020 tất cả các trường đại học phải hoàn thiện hội đồng trường, đây là một trong những điều kiện tiêu chuẩn để tự chủ đại học.
Các trường Y Dược khi thực hiện tự chủ sẽ không được hưởng hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Do vậy các trường đều dự kiến điều chỉnh tăng học phí để đảm bảo việc thu chi, đầu tư khi tự chủ.
Cùng với đó, hiện các trường đại học đều tăng cường cạnh tranh về chất xám. Các nhà khoa học có xu hướng dịch chuyển từ các trường đại học công sang tư hoặc từ trường này sang trường khác. Nếu như các trường không đáp ứng được nhu cầu cơ bản về lương, chế độ nghiên cứu, môi trường làm việc... thì các nhà khoa học rất dễ dịch chuyển.
Điều đó đòi hỏi các trường phải đưa ra kế hoạch tài chính quan trọng, đảm bảo đời sống, thu nhập của cán bộ, viên chức. Như vậy, việc các trường Y Dược tăng học phí trong thời gian tới, khi thực hiện tự chủ, là xu hướng phát triển tất yếu.
Ngoài việc học lý thuyết, sinh viên ngành Y Dược chủ yếu thực hành trong phòng thí nghiệm qua mô hình, thực hành ở bệnh viện... Các thiết bị mô phỏng của trường giống như một bệnh nhân và một bệnh viện thu nhỏ.
Trong khi đó, để mua được thiết bị mô phỏng tích hợp 3D, 4D trong giảng dạy cho sinh viên, cần đầu tư kinh phí rất lớn. Nếu học phí thấp, các trường không thể có nguồn vốn để đầu tư trang thiết bị thực hành, không thể đảm bảo việc đào tạo cho ra lò bác sĩ đạt chuẩn.
Trong quá trình học, sinh viên thường xuyên làm thí nghiệm trên động vật như chó, chim bồ câu, ếch..., cũng cần nguồn kinh phí không nhỏ. Nhất là ở bộ môn giải phẫu cơ thể người, cần có phòng giải phẫu, phòng bảo quản xác người được hiến tặng... Việc duy trì phòng này tốn chi phí rất lớn.
Sinh viên ngành Y Dược trong giờ thực hành thí nghiệm. (Ảnh minh hoạ)
Không cạnh tranh về học phí
Năm học 2019-2020, học phí của các trường ở mức 13,5 triệu đồng, năm học tới sẽ tăng 10% lên mức 14,5 triệu đồng. Nếu tự chủ thì tăng thêm 3 triệu đồng/sinh viên, tương đương 16,5 triệu/năm. Mức phí này là bình thường, không cao, sinh viên vẫn đáp ứng được.
Riêng với sinh viên năm nhất, hiện nay các cơ sở giáo dục khối ngành sức khoẻ chưa thống nhất về mặt bằng học phí. Các trường đang đợi ý kiến từ Bộ Y tế. Tuy nhiên, quan điểm của tôi nếu tăng thì cũng phải tăng có lộ trình cụ thể, rõ ràng.
Đồng thời, các trường khối ngành Y Dược nên thống nhất một khung học phí chung. Việc này rất cấp thiết, nên tạo ra mặt bằng chung giữa cả trường công và trường tư. Các trường chỉ nên cạnh tranh về dịch vụ, về sự hài lòng của sinh viên, còn cạnh tranh về học phí là không phù hợp.
Cần tạo nên sự ổn định về mức phí để đào tạo ra một bác sĩ, không thể quá rẻ, nhưng cũng không thể quá cao. Tuyệt đối không được cạnh tranh về học phí. Nếu trường nào có mức học phí quá thấp thì chắc chắn không ổn khi đào tạo, học phí quá cao thì trách nhiệm với xã hội không đảm bảo.
Nếu so sánh giữa các trường đại học khác, chỉ có chi phí đơn thuần về phòng ốc, điện nước, cán bộ giảng viên sẽ tương đươnng, nhưng riêng với ngành Y Dược, chi phí vật tư tiêu hao trong quá trình sử dụng đều lớn. Đặc biệt, chi phí đầu tư cho các phòng thí nghiệm, giải phẫu... quá lớn. Nếu như không tăng chi phí đào tạo cho ngành Y thì chắc chắn không thể tạo ra được bác sĩ tốt.
Môi trường ngành Y Dược có 3 đặc thù lớn. Thứ nhất, thời gian đào tạo sinh viên trường Y là 6 năm, trong khi các trường khác 3-4 năm. Thứ hai, chi phí đào tạo lớn, học phí cao nên khi sinh viên ra trường, buộc phải trả lương cao cho họ. Thứ ba là trách nhiệm của ngành Y cao hơn, nặng nề hơn vì liên quan đến sinh mạng của con người. Do đó, Nhà nước cần điều chỉnh mức lương để họ sống được bằng nghề của họ.
Trên thế giới giải quyết con đường học y khoa của sinh viên nghèo bằng 2 cách: Sinh viên nghèo cố gắng học giỏi để giành học bổng (hiện nay trường giành 5% quỹ học phí để làm học bổng). Hoặc nhà nước sẽ có gói tín dụng cho sinh viên vay, đặc biệt là sinh viên ngành Y vay với mức ưu đãi riêng biệt. Học phí sinh viên ngành Y cao hơn thì gói cho vay phải lớn hơn, không thể thấp như sinh viên ngành khác.
Ở Việt Nam hiện nay mức cho vay tín dụng sinh viên là 2,5 triệu đồng/tháng, chỉ đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, ăn ở của sinh viên chứ không giải quyết vấn đề học phí, đặc biệt là sinh viên ngành Y Dược càng không thể đủ. Do đó, đi đôi với chính sách tăng học phí khi các trường đại học chủ, Nhà nước cũng nên có những gói tín dụng tốt hơn cho sinh viên.
Ngành mới, học phí mỗi trường một vẻ Mùa tuyển sinh 2021, Trường ĐH Hoa Sen cho biết mở thêm 11 ngành mới, nâng tổng số ngành đào tạo lên 39. Trong đó, ngành Răng - Hàm- Mặt có học phí đến 180 triệu/năm. Vẫn biết đào tạo Y - Dược ở Việt Nam hiện nay được cho là mức học phí đa phần còn thấp không đủ đáp ứng yêu...