Hơn 30% sinh viên sư phạm tốt nghiệp trung bình, yếu
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 vừa công bố kết quả học tập học kỳ 1 năm học 2013-2014 của sinh viên toàn trường công khai trên website.
Ảnh minh họa: Dân Trí
Trong 7994 sinh viên (tính cả sinh viên hệ liên thông chính quy) của cả 4 khóa, có 22 em không được xét kết quả học tập vì một trong những lý do: bảo lưu, nghỉ học quá nhiều, nộp học phí chậm.
Trong số 7972 sinh viên được xét kết quả học tập, có 4% sinh viên đạt học lực xuất sắc, 13% đạt học lực giỏi, 43% sinh viên học lực khá, 5,1% sinh viên học lực trung bình – khá, 21% nhận học lực trung bình và 12% học lực yếu.
Khoa Toán có tổng cộng 1023 sinh viên thì có 248 em xếp loại trung bình, 197 em học lực yếu. Khoa này có 1 em bị buộc thôi học và 16 em bị cảnh báo học tập học kỳ 1 (năm học 2013-2014). Đây là khoa có số sinh viên nhiều thứ 3 toàn trường và là khoa có số sinh viên bị cảnh cáo nhiều nhất trường.
Ở khoa Ngữ văn, với số sinh viên 1.232 em, có 220 em đạt học lực trung bình và 71 em học lực yếu. Số sinh viên khá, giỏi, xuất sắc khá cao so với mặt bằng chung toàn trường, lần lượt là 563 sinh viên khá, 226 sinh viên giỏi và 73 sinh viên xuất sắc.
Khoa Vật lý có 125 sinh viên học lực trung bình và 100 em học lực yếu trên tổng số 681 sinh viên. Số sinh viên có học lực xuất sắc, giỏi, khá lần lượt là 30, 99 và 284 em.
Video đang HOT
Khoa Sinh học có 184 sinh viên trung bình, 88 sinh viên yếu trên tổng số 787 sinh viên. Số sinh viên xuất sắc, giỏi, khá lần lượt là 35, 117 và 316 em.
Khoa Giáo dục tiểu học có số lượng sinh viên nhiều nhất trường – 1557 em. Trong đó, có 311 sinh viên trung bình, 50 sinh viên yếu. Sinh viên xuất sắc, giỏi, khá lần lượt là 54, 268 và 806 em.
Khoa Hóa học có 50 sinh viên xuất sắc, 77 sinh viên giỏi, 207 em học lực khá, 16 em trung bình khá, 124 sinh viên học lực trung bình và 88 sinh viên học lực yếu.
Một trong những khoa có số lượng sinh viên thấp nhất là Giáo dục thể chất – 89 em, trong đó chỉ có 5 em xuất sắc, 22 em giỏi, 71 sinh viên khá, 17 sinh viên trung bình – khá, 67 sinh viên trung bình và 89 sinh viên yếu. Số sinh viên yếu của khoa này chiếm 32% tổng số sinh viên của khoa.
Khoa Ngoại ngữ có 668 sinh viên, trong đó có 133 sinh viên trung bình, 75 sinh viên yếu. Số sinh viên xuất sắc là 19, sinh viên giỏi là 83, sinh viên khá là 323 em.
Khoa Công nghệ thông tin có tới 23% sinh viên yếu – tương đương 69 em trên tổng số 294 sinh viên. Số sinh viên trung bình là 60, sinh viên xuất sắc 7, sinh viên giỏi 36, sinh viên khá 102, trung bình – khá là 18 em.
Khoa Giáo dục công dân có 44 sinh viên yếu – chiếm 14%, 82 sinh viên trung bình – chiếm 27% sinh viên toàn khoa. Sinh viên xuất sắc, giỏi, khá, trung bình – khá lần lượt là 1, 31, 111 và 30 em.
Có 80 sinh viên yếu trên tổng số 496 sinh viên khoa Lịch sử, 102 sinh viên trung bình, sinh viên xuất sắc là 41, sinh viên giỏi 64, sinh viên khá 186 và 19 sinh viên trung bình – khá.
Khoa có ít sinh viên nhất là Giáo dục quốc phòng – an ninh với 122 sinh viên, trong đó 56 sinh viên trung bình và 19 sinh viên yếu. Còn lại là sinh viên khá. Khoa này không có sinh viên xuất sắc, giỏi và trung bình – khá.
Cả trường có 6 sinh viên bị buộc thôi học và 46 sinh viên bị cảnh báo học tập học kỳ 1 (năm học 2013-2014).
Bình luận về kết quả này, nhiều ý kiến tỏ ra lo lắng về chất lượng của đội ngũ nhà giáo tương lai.
Ở góc độ khác, các ý kiến đánh giá việc “công khai kết quả” này thể hiện trách nhiệm minh bạch thông tin của cơ sở đào tạo đại học với xã hội.
Theo VNE
Thí sinh có thể được thi đại học 2 lần/năm
Thông tin mới nhất từ Bộ GD-ĐT ngày 12-3 cho thấy có tới 17 điểm mới trong kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ 2014 được bổ sung vào quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy. Đáng chú ý là việc trao tự chủ tuyển sinh cho các trường và việc sẽ thay thế điểm sàn bằng các tiêu chí khác.
Thí sinh có thể tham gia tuyển sinh riêng với 64 trường đang chờ thông qua đề án
Đề xuất phương án thay thế điểm sàn
Trao đổi với phóng viên ANTĐ chiều 12-3, ông Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT khẳng định kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay sẽ thay thế điểm sàn vốn là tiêu chí đơn nhất để quyết định đầu vào bằng các tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào phù hợp hơn với yêu cầu tuyển sinh của các trường. "Chúng tôi đang trình lãnh đạo Bộ GD-ĐT các phương án thay thế, sau đó sẽ lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia để sớm đưa ra phương án tốt nhất cho các thí sinh trong kỳ tuyển sinh sắp tới" - ông Trần Văn Nghĩa khẳng định. Phương án thay thế này vừa đảm bảo linh hoạt hơn chất lượng đầu vào và đồng thời vẫn đảm bảo yêu cầu phân luồng đối với các loại hình đào tạo.
Với thay đổi này, Bộ đã chính thức đưa vào Thông tư sửa đổi bổ sung quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 việc ban Thư ký Hội đồng tuyển sinh của trường căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh, thống kê điểm, quy định về khung điểm ưu tiên, các tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào để quyết định phương án điểm trúng tuyển. Bộ sẽ xác định tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào để các trường CĐ, ĐH xét tuyển cho từng khối, ngành đào tạo dựa vào căn cứ kết quả thi. Năm nay, Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu nhà trường in 3 giấy chứng nhận kết quả thi đại học, cao đẳng cho thí sinh. Giấy chứng nhận kết quả thi chỉ cấp 1 lần và đóng dấu đỏ của trường. Trường hợp người dự thi để mất thì không cấp lại mà chỉ cấp giấy xác nhận điểm thi.
Trường tuyển sinh tối đa 2 lần/năm
Đây là điểm mới của quy chế tuyển sinh năm nay khi Bộ GD-ĐT bổ sung quy định về tự chủ tuyển sinh cho các trường ĐH, CĐ. Theo đó, hằng năm, các trường có chỉ tiêu tuyển sinh ĐH- CĐ hệ chính quy tổ chức 1-2 lần. Thời gian tuyển sinh sẽ do Bộ GD-ĐT quy định cụ thể.
Bộ GD-ĐT quy định rõ, các trường tổ chức tuyển sinh riêng thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh theo quy định sau đây: xây dựng Đề án tự chủ tuyển sinh có nội dung quy định và đáp ứng các yêu cầu do Bộ GD-ĐT quy định; lựa chọn, quyết định phương thức tuyển sinh. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các khâu ra đề thi, tổ chức thi, chấm thi (nếu có), xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển, giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến tuyển sinh. Trách nhiệm của các trường tổ chức tuyển sinh riêng là không để phát sinh hiện tượng các tổ chức và cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức, nhà giáo của nhà trường tổ chức luyện thi; Tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh, không để phát sinh tiêu cực, đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch. Các trường ĐH, CĐ phải phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức tốt công tác kiểm tra, giám sát, đảm bảo kỳ thi (nếu có) diễn ra an toàn, nghiêm túc. Công bố rộng rãi phương thức tuyển sinh của nhà trường để thí sinh, phụ huynh và xã hội giám sát.
Kết quả thi của thí sinh thi vào trường tổ chức tuyển sinh riêng chỉ có giá trị xét tuyển vào trường đó, không có giá trị xét tuyển sang trường khác. Các trường tổ chức tuyển sinh riêng có thể kết hợp xét tuyển những thí sinh dự thi kỳ thi chung có kết quả thi đáp ứng các tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD-ĐT quy định. Theo ông Trần Văn Nghĩa, hiện tại đã có 64 trường ĐH, CĐ gửi đề án tự chủ tuyển sinh về Bộ. Ngay khi ban hành Thông tư sửa đổi quy chế tuyển sinh, Bộ sẽ công bố các đề án phù hợp với quy chế để các trường triển khai thực hiện.
Theo ANTD
TP.HCM công bố thang điểm chuẩn đầu ra tiếng Anh cho học sinh Sở GD-ĐT TP.HCM vừa công bố thang điểm cụ thể về chuẩn đầu ra tiếng Anh cho học sinh, sinh viên từ tiểu học đến CĐ và giáo viên tiếng Anh. Đây là hệ thống đánh giá của Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (ETS) gồm TOEFL Primary, TOEFL Junior, TOEFL iBT và TOEIC. Học sinh học hết lớp 5 tối thiểu...