Hơn 2/3 thí sinh thanh toán lệ phí tuyển sinh đại học trực tuyến thành công
Theo Bộ GD&ĐT, đã có hơn 2/3 thí sinh thanh toán lệ phí trực tuyến thành công. Hệ thống thanh toán hoạt động ổn định, không có tình trạng nghẽn hay quá tải.
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 tại Hà Nội.
Tối 28/8, Bộ GD&ĐT cập nhật thông tin về tình hình thanh toán lệ phí tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2022. Theo đó, tính đến 16h ngày 28/8, đã có hơn 2/3 thí sinh thanh toán lệ phí trực tuyến thành công. Hệ thống thanh toán hoạt động ổn định, công tác hỗ trợ được thực hiện kịp thời, không có tình trạng nghẽn hay quá tải.
Để chuẩn bị cho công tác xét tuyển, trong hai ngày 25 và 26/8, tại Đà Nẵng, Bộ GD&ĐT đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ xét tuyển, xử lý nguyện vọng xét tuyển trình độ đại học, cao đẳng cho các cơ sở đào tạo nhóm phía Nam, nhóm phía Bắc và các cơ sở đào tạo độc lập.
Theo Bộ GD&ĐT, hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung hỗ trợ các cơ sở đào tạo một số nội dung quan trọng như: Theo dõi, kiểm tra danh sách thí sinh trúng tuyển đã đăng ký xét tuyển trên hệ thống để nhắc nhở thí sinh kịp thời đăng ký theo thời gian quy định; tải kết quả học tập cấp trung học phổ thông để làm căn cứ xét tuyển; cung cấp dữ liệu tuyển sinh để xét tuyển và xử lý nguyện vọng đăng ký xét tuyển với tất cả các phương thức xét tuyển trên hệ thống; cung cấp thông tin về thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học…
Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung sẽ tiến hành xử lý nguyện vọng xét tuyển và chỉ làm nhiệm vụ lọc bỏ những thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng cao hơn vào cơ sở đào tạo khác ra khỏi danh sách trúng tuyển dự kiến mà cơ sở đào tạo gửi lên hệ thống.
Video đang HOT
Cơ sở đào tạo có nhiều phương thức xét tuyển cần tiếp tục rà soát các nội dung như: Dữ liệu xét tuyển sớm, dữ liệu điểm học bạ điện tử của thí sinh, kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông kết hợp với các điều kiện khác, đối tượng xét tuyển theo đánh giá năng lực…
Bộ GD&ĐT lưu ý, danh sách thí sinh trúng tuyển chính thức vào cơ sở đào tạo là danh sách thí sinh được hệ thống xử lý nguyện vọng xét tuyển gửi lại cơ sở đào tạo lần cuối (trên cơ sở danh sách thí sinh dự kiến trúng tuyển do cơ sở đào tạo tải lên hệ thống), cơ sở đào tạo không được điều chỉnh danh sách trúng tuyển chính thức này.
Thí sinh đã đáp ứng đủ điều kiện trúng tuyển theo phương thức xét tuyển sớm của cơ sở đào tạo, thì cơ sở đào tạo không được xét lại mà phải tải danh sách lên hệ thống để xử lý nguyện vọng cùng với các đối tượng xét tuyển khác.
Tuyển sinh đại học 2022: Điểm xét tuyển không phải là điểm trúng tuyển
Nhiều trường đại học đã công bố điểm xét tuyển đại học thông qua điểm thi tốt nghiệp PTTH, thí sinh cần lưu ý điểm xét tuyển không phải điểm trúng tuyển.
Ngày 1/8 vừa qua, Trường Đại học Điện lực vừa công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển đợt 1 đại học chính quy theo phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Theo đó, mức điểm xét tuyển thấp nhất là 15 điểm và cao nhất là 20 điểm, tùy vào từng ngành.
Theo TS Trịnh Văn Toàn- Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Điện lực cho biết, đây mới chỉ là điểm sàn xét tuyển, các thí sinh có mức điểm ngang hoặc cao hơn điểm sàn xét tuyển chỉ 1-2 điểm muốn trúng tuyển đại học thì phải hết sức cẩn thận khi đăng ký nguyện vọng.
Đơn cử như năm 2022 điểm sàn xét tuyển ngành Công nghệ thông tin của Trường Đại học Điện lực là 20 điểm, nhưng năm 2021 điểm chuẩn trúng tuyển của ngành này là 24,25 điểm; tương tự như vậy ngành Quản trị kinh doanh năm 2022 điểm xét tuyển là 18 điểm, nhưng điểm chuẩn trúng tuyển của năm 2021 là 20 điểm.
Tại Trường Đại học Công nghệ Thực phẩm TP Hồ Chí Minh, ThS Thái Doãn Thanh - Phó hiệu trưởng nhà trường cũng khuyến cáo các thí sinh phải cân nhắc kỹ càng khi đăng ký nguyện vọng, năm 2021 điểm trúng tuyển và điểm sàn xét tuyển của một số ngành của nhà trường đều có sự chênh nhau, thông thường điểm chuẩn trúng tuyển cao hơn điểm sàn xét tuyển do phụ thuộc vào hồ sơ đăng ký nguyện vọng của thí sinh.
Điểm chuẩn trúng tuyển vào một số ngành của Đại học Điện lực năm 2021 đều cao hơn điểm sàn xét tuyển năm 2022
Năm học 2021 điểm trúng tuyển một số ngành của Trường Đại học công nghiệp Thực phẩm như: Công nghệ thực phẩm 24 điểm, Marketing là 24 điểm, Quản trị kinh doanh 23,75 điểm, ngôn ngữ Anh 22,5 điểm. Tuy nhiên điểm sàn xét tuyển năm 2022 của nhà trường đối với các ngành trên đều 20 điểm.
Trong chương trình tư vấn trực tuyến "Biết điểm sàn,chọn phương thức xét tuyển tối ưu" do Báo Thanh Niên tổ chức chiều 2.8 ông Võ Ngọc Nhơn, Phó trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: "Thí sinh cần hết sức lưu ý, mức điểm sàn (ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào) ở khối ngành sức khỏe với sư phạm, chỉ là mức điểm nhận hồ sơ chứ không phải là điểm trúng tuyển. Không ít thí sinh đã nhầm lẫn 2 loại điểm này. Điểm chuẩn trúng tuyển các ngành khối sức khỏe ở trường tốp trên có thể cao hơn rất nhiều so với ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, có khi là 5 - 6 điểm. Hoặc các "ngành hot" ở các trường thì điểm chuẩn trúng tuyển cũng có thể cao hơn vài điểm so với điểm sàn"
ThS Thái Doãn Thanh cũng lưu ý các thí sinh: "những thí sinh đã trúng tuyển bằng các phương thức xét tuyển sớm nhưng do điểm thi cao nên nhiều em muốn thay đổi. Các em cần xác định rõ ràng nguyện vọng của mình. Nếu muốn học ngành mình đã trúng tuyển sớm thì các em đặt nguyện vọng đó lên đầu tiên".
Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh năm 2022
"Trong trường hợp muốn dùng kết quả thi để xét tuyển thêm thì cũng nên đưa các nguyện vọng đã trúng tuyển sớm vào danh sách đăng ký để có phương án "dự phòng", để nếu không trúng tuyển bằng điểm thi, thí sinh vẫn còn cơ hội trúng tuyển bằng các phương thức xét tuyển sớm mà trước đó đã nằm trong danh sách trúng tuyển có điều kiện", ThS Thái Doãn Thanh nhấn mạnh.
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm nay là xét tuyển các nguyện vọng từ cao xuống thấp, thí sinh chỉ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng duy nhất, bao gồm cả các nguyện vọng đã trúng tuyển tạm thời bằng các phương thức xét tuyển sớm. Do đó, nếu thí sinh trúng tuyển sớm vào trường, ngành chưa phải là trường, ngành mình mong muốn, yêu thích nhất thì vẫn có thể chọn xét tuyển vào ngành, trường khác bằng cách đặt nguyện vọng cao hơn khi đăng ký trên hệ thống xét tuyển của Bộ.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên viên chính Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng
Các nguyện vọng của thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành, phương thức tuyển sinh ở tất cả các trường được xếp thứ tự từ 1 đến hết (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).
Tất cả các nguyện vọng xét tuyển của thí sinh theo các phương thức xét tuyển được xử lý trên hệ thống và mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng cao nhất trong số nguyện vọng đã đăng ký khi đảm bảo điều kiện trúng tuyển.
Từ ngày 21-8 đến 17h ngày 28-8, thí sinh phải xác nhận số lượng, thứ tự nguyện vọng trên hệ thống đồng thời nộp lệ phí xét tuyển theo số lượng nguyện vọng bằng hình thức trực tuyến. Nếu thí sinh chưa thực hiện các việc trên thì hệ thống chưa chấp nhận việc đăng ký nguyện vọng.
Bộ GD-ĐT: 6 lưu ý về xét tuyển đại học 2022 Đến chiều nay 28/8/2022, theo Bộ GD-ĐT, đã có hơn 2/3 thí sinh thanh toán lệ phí xét tuyển trực tuyến thành công. Hệ thống thanh toán hoạt động ổn định, công tác hỗ trợ được thực hiện kịp thời 24/7, không có tình trạng nghẽn hay quá tải. Cách đây 2 ngày (25-26/8), tại Đà Nẵng, Bộ GĐ-ĐT tổ chức tập huấn...