Hơn 2.200 sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM tự ý bỏ học
2.252 sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM tự ý bỏ học, học kỳ I năm học 2019-2020 vừa bị trường này cảnh báo.
Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM vừa cảnh báo 2.252 sinh viên tự ý bỏ học, học kỳ I năm học 2019-2020.
Hơn 2.200 sinh viên Trường ĐH Công Nghiệp TP.HCM tự ý bỏ học, học kỳ I năm 2019-2020
Những sinh viên này được nhà trường công khai đầy đủ tên, tuổi, mã số sinh viên, ngày tháng năm sinh trên website của trường.
Trong 2.252 sinh viên bị cảnh báo vì tự ý bỏ học kỳ I có 393 sinh viên bậc ĐH hệ chính quy khóa 2017-2021.
Có 282 sinh viên bậc ĐH hệ chính quy khóa 2016 -2020.
Có 162 sinh viên hệ CĐ hệ chính quy khóa 2017-2020.
Video đang HOT
Có 897 sinh viên hệ CĐ hệ chính quy khóa học 2018-2021.
Có 507 sinh viên bậc ĐH hệ chính quy khóa 2018-2022.
Có 11 sinh viên hệ đại học liên thông vừa học vừa làm 2018-2020.
Theo quy định của Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, sinh viên sẽ bị buộc thôi học nếu tự ý bỏ học 2 học kỳ liên tiếp.
Lê Huyền
Theo vietnamnet
Thư viện thu hút sinh viên
Thư viện trang bị đầy đủ tiện nghi, đáp ứng nhu cầu từ học tập, nghiên cứu đến thư giãn và phục vụ sinh viên từ sáng tới tối... đang trở thành điểm đến của nhiều sinh viên.
Sinh viên đọc sách tại thư viện Inspire Library của Trường ĐH Tôn Đức Thắng
Ngay sau giờ tan học, giờ nghỉ, thậm chí ngày cuối tuần, nhiều sinh viên cũng tìm đến thư viện. Để có được điều này, các trường đại học (ĐH) đã quyết tâm đầu tư rất lớn vào thư viện để phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên.
Tấp nập bạn trẻ
Ngày chủ nhật, sinh viên Đinh Ngọc Thúy (năm 3 ngành Ngôn ngữ Anh, Trường ĐH Tôn Đức Thắng) không ở nhà mà lên thư viện của trường để học nhóm, luyện nghe, nói tiếng Anh trực tuyến. Ngọc Thúy chia sẻ, không gian thư viện rất thoáng, máy móc hiện đại và đầy đủ tài liệu học thêm.
Có các dịch vụ như khu trưng bày tài liệu mới, khu sử dụng máy tính, điểm truy cập internet, trạm in ấn đa chức năng, trạm mượn sách tự động. "Vào thư viện, chúng em còn có không gian giao lưu học tập, điểm gặp gỡ, khu vực đọc giải trí...", Ngọc Thúy cho biết. Tương tự, được bố trí ngay tại tầng trệt, thư viện của Trường ĐH Công nghiệp TPHCM luôn đầy ắp sinh viên từ thứ hai đến chủ nhật. Sinh viên vào đây để tìm tài liệu, học nhóm, mượn sách và cả photocopy tài liệu. Đặc biệt, tại đây có hàng trăm máy tính nhưng thường quá tải vì lượng sinh viên truy cập khá nhiều.
Tại Khu đô thị ĐH Quốc gia TPHCM, thư viện được đầu tư khá hiện đại, không chỉ phục vụ sinh viên của ĐH Quốc gia TPHCM mà cho cả sinh viên nhiều trường đại học khác tại khu vực quận Thủ Đức, quận 9. Với nhu cầu sử dụng ngày càng lớn, đặc biệt từ khi khu B ký túc xá đi vào hoạt động, ĐH Quốc gia TPHCM đã mở thêm Thư viện Trung tâm - Chi nhánh tại khu B ký túc xá, đáp ứng cho hơn 10.000 sinh viên đang ở và sinh hoạt tại đây.
Với đầy đủ thiết bị đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên, chi nhánh thư viện này luôn tấp nập sinh viên ra vào suốt tuần. Đến đọc và mượn sách tại thư viện, Trần Hải Luân (sinh viên Trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TPHCM) cho biết: "Thư viện đặt tại ký túc xá nên rất thuận tiện đi lại. Phòng máy thiết kế thoáng mát, có không gian giải trí đã thu hút sinh viên vào đây đọc sách, học nhóm, tìm tài liệu nghiên cứu".
Đầu tư lớn
Thư viện Truyền cảm hứng (Inspire Library) của Trường ĐH Tôn Đức Thắng hiện là thư viện hiện đại nhất Việt Nam; được thiết kế theo tiêu chuẩn thư viện các trường ĐH thuộc tốp 500 của thế giới, kết nối với cơ sở dữ liệu của 9.000 thư viện lớn trên toàn cầu. Với tổng vốn đầu tư lên đến 129 tỷ đồng, thư viện có tổng diện tích sàn xây dựng 8.678m2, sức chứa 2.000 người; gồm 7 tầng, mỗi tầng được thiết kế với không gian riêng biệt.
GS Lê Vinh Danh, Hiệu trưởng nhà trường, trải lòng: Thư viện chính là trái tim của một trường ĐH, phải truyền cảm hứng nghiên cứu, học tập và khai phá năng lực tiềm ẩn của giảng viên, sinh viên. Đặc biệt, thư viện phục vụ 24/7 để đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên, giảng viên, nhà nghiên cứu.
Theo đánh giá mới đây của Bộ GD-ĐT, thư viện của nhiều trường ĐH hiện đã và đang được đầu tư cả về số lượng lẫn chất lượng. Trong đó, nhiều thư viện đạt chuẩn quốc tế hoặc tiệm cận chuẩn quốc tế như tại các trường: ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TPHCM, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Nguyễn Tất Thành...
Đánh giá tổng kết về kết quả của 23 trường ĐH thí điểm tự chủ giai đoạn 2015-2017, Bộ GD-ĐT cho rằng, hầu hết các trường công lập thí điểm tự chủ đã đặc biệt quan tâm đầu tư cho thư viện rất nhiều. Trong 23 trường ĐH, đã có 160 thư viện với tổng diện tích hơn 100.000m2. Trong đó, xét về quy mô, Trường ĐH Tôn Đức Thắng có số máy tính văn phòng, máy tính nối mạng, cùng số sách và cơ sở dữ liệu điện tử nhiều nhất. Trường ĐH Công nghiệp TPHCM có diện tích giảng đường và thư viện, số sách tiếng Việt và nước ngoài, tạp chí bằng tiếng Việt, số máy tính và chỗ ngồi trong thư viện nhiều nhất. Trường ĐH Mở TPHCM có tạp chí nước ngoài nhiều nhất...
Không chỉ ở trường ĐH công lập, các trường ĐH tư thục cũng đầu tư rất mạnh cho thư viện để phục vụ người học. Hệ thống Trung tâm Thông tin - Thư viện của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành có tổng diện tích xây dựng hơn 16.000m2, giá trị đầu tư hơn 50 tỷ đồng, phục vụ hơn 1.700 sinh viên. Trường ĐH Công nghệ TPHCM cũng đầu tư vài chục tỷ đồng vào thư viện mới với không gian thoáng mát; tài liệu đọc, tài liệu in phong phú.
Cùng với đó, nhiều trường ĐH khác như Nam Cần Thơ, Đại Nam, FPT, Đông Á cũng dành rất nhiều kinh phí để đầu tư cho thư viện. "Đó là sự đầu tư giá trị thiết thực, không chỉ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu chính đáng của sinh viên, giảng viên mà còn là không gian, môi trường kết nối, trao đổi và sáng tạo. Hơn nữa, góp phần giúp các em lánh xa những môi trường thiếu lành mạnh", một chuyên gia giáo dục nhìn nhận.
THANH HÙNG
Theo sggp
Hành trang cho tân sinh viên - thái độ hay trình độ? Mỗi năm có vài trăm sinh viên bị buộc thôi học hoặc cảnh báo học vụ do kết quả học tập quá kém. Trong đó, không ít sinh viên có điểm đầu vào khá cao nhưng vẫn bị buộc thôi học. Tham gia hoạt động vì cộng đồng. Ảnh: Thiên Thanh Đối với phương thức đào tạo học chế tín chỉ, thái độ...