Hơn 200 lính Mỹ tự sát tại Afghanistan
Mang theo những “lý tưởng cao đẹp” trước khi đến Afghanistan, đối mặt với sự tàn khốc nơi chiến trường, đau buồn và chán nản khi nhận ra mục đích của cuộc chiến không tốt đẹp như đã từng được giáo huấn có thể là nguyên nhân khiến hơn 200 lĩnh Mỹ tự sát tại Afghanistan.
Những binh lính Mỹ này đã được về quê hương, may mắn hơn 2000 binh lính khác đã vình viễn ra đi (Ảnh: Chinanews)
Tờ “Thời báo New York” gần đây cho biết, tính đến này 18/8/2012, đã có 2000 lính Mỹ thiệt mạng tại chiến trường Afghanistan. Bài báo viết, một lính Mỹ hồi đầu tháng 8 này từng viết thư về cho mẹ, nói rằng chỉ còn vài tháng nữa là cậu sẽ kết thúc đợt quân ngũ tại Afghanistan để trở về quê hương. Nhưng hôm 10/8, cậu và hai binh sĩ nữa đã thiệt mạng.
11 năm trước, khi bắt đầu nổ ra cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan, chính phủ Mỹ từng cam kết với các binh lính của mình rằng nước Mỹ có ưu thế tuyệt đối về quân sự, có thể bảo đảm chiến thắng mà “không binh lính nào thương vong” hoặc “tỉ lệ thương vong rất thấp”.
Kì thực, trong việc đánh bật quân Taliban ra khỏi Afghanistan hay lật đổ được chính quyền Saddam Hussein thì quân Mỹ không có thiệt hại đáng kể nào về người, bởi vì chiến thuật của quân Mỹ dùng để tấn công khi đó phần lớn là không kích chứ không phải chiến tranh mặt đất.
Nhưng, cùng với việc đóng quân lại chiến trường, tình hình đó đã thay đổi. Ngày nào quân Mỹ cũng phải đối mặt với những cuộc tấn công du kích, số người chết và bị thương ngày càng tăng lên.
Video đang HOT
Theo thống kê, từ năm 2001, sau khi nổ ra cuộc chiến tại Afghanistan, trong 9 năm đầu tiên, chỉ có 1000 lính Mỹ thiệt mạng. Nhưng chỉ trong vòng 27 tháng gần đây, tổng cộng đã có 1000 lính Mỹ nữa đã vĩnh viễn ra đi. Điều đó có nghĩa gì ư? Có nghĩa là khi quân Mỹ càng lún sâu vào cuộc chiến chống khủng bố, thời gian chống khủng bố càng dài thì sự thù hận của người dân bản địa đối với lính Mỹ càng sâu thêm, mức độ tử vong của lính Mỹ ngày càng cao lên.
Theo thống kê của tờ “Thời báo New York”, độ tuổi trung bình của lính Mỹ tử vong tại chiến trường Afghanistan là 26 tuổi. Điều đó cho thấy, đa số họ còn chưa biết được thế nào là niềm hạnh phúc khi xây dựng gia đình, khi xây dựng sự nghiệp. Họ còn quá trẻ, lòng tràn đầy lý tưởng, đầy những khát vọng, mong muốn. Nhưng tiếc thay, họ đã ra đi mãi mãi khi còn chưa bước vào giai đoạn rực rỡ nhất của cuộc đời.
Một điều đáng tiếc hơn nữa là, khi được đưa đến Afghanistan, họ được thông báo rằng, sứ mệnh của họ là tiêu diệt các phần tử khủng bố và giải phóng nhân dân Afghanistan ra khỏi ách nô dịch. Lý tưởng, mục đích quả thật rất cao đẹp.
Nhưng sau khi đến hiện trường, những binh sĩ này mới phát hiện ra rằng, tình hình không phải tốt đẹp và mang đầy ý nghĩa thần thánh như vậy. Người dân địa phương không chào đón họ, không ít người dân thường lại bị cho là các phần tử khủng bố, người dân thường chỉ muốn cầm súng để đánh đuổi họ, những quân xâm lược nước ngoài mà thôi.
Trước hiện thực tàn khốc đó, không ít lính Mỹ cảm thấy quá đau buồn và chán nản. Đó chính là lý do họ tìm cách tự sát để tự giải thoát. Số liệu thống kê cho thấy, tính đến ngày 18/8/2012, tổng cộng có 2000 lính Mỹ thiệt mạng tại chiến trường Afghanistan, trong đó có hơn 200 binh lính tự sát.
Cuộc chiến tại Afghanistan là cuộc chiến kéo dài khá lâu của quân đội Mỹ tại hải ngoại trong thời gian gần đây. Tính đến cuối năm 2014 khi quân Mỹ sẽ rút hết khỏi Afghanistan theo kế hoạch, thì cuộc chiến ở đây đã kéo dài liên tục trong 13 năm. Phía sau con số 2000 lính Mỹ thiệt mạng, chắc rằng có không ít câu chuyện khiến người ta ngậm ngùi.
Theo Infonet
Cháu Saddam Hussein xin tị nạn ở Áo
Một người cháu trai của nhà độc tài Iraq Saddam Hussein đã xin được tị nạn tại Áo sau khi bị cảnh sát nước này bắt giữ, AFP dẫn lời Bộ Nội vụ Áo cho biết ngày 22.6.
Cháu trai của nhà độc tài Iraq Saddam Hussein đang xin tị nạn ở Áo - Ảnh: AFP
Phát ngôn viên của Bộ Nội vụ Karl-Heinz Grundboeck xác nhận với AFP về vụ bắt giữ nói trên, nhưng phủ nhận thông tin từ các tờ báo trong nước cho rằng có một lệnh truy nã quốc tế đối với người này.
Cháu của Saddam Hussein, với tên gọi là Bashar N., 42 tuổi, bị bắt giữ hôm 21.6 tại một trạm xe lửa ở thành phố Traiskirchen (Áo), ông Grundboeck cho biết.
Ông này không mang theo giấy tờ gì trong người và xin được tị nạn khi cảnh sát cố gắng tiến hành nhận dạng ông.
Bashar N. nói với cảnh sát rằng mình là cháu của Saddam Hussein và ông đã đi từ Thổ Nhĩ Kỳ sang Áo. Kết quả kiểm tra vân tay sau đó đã chứng minh Bashar N. nói thật.
Ngoài ra, có hai người Iraq khác đứng cùng với ông Bashar N. cũng xin được tị nạn nhưng không có bằng chứng nào cho thấy hai người này đi chung với cháu của Hussein.
Sau đó, ông Bashar N. đã được đưa đến một nơi bí mật, trong khi yêu cầu xin tị nạn của ông đang được chính phủ Áo xem xét.
Phát ngôn viên của Bộ Nội vụ Áo cũng nói thêm rằng ông Bashar sẽ được đối xử như một người xin tị nạn thông thường.
Theo bản tin ngày 22.6 của đài phát thanh ORF (Áo), ông Bashar N. đang bị truy nã tại Iraq.
Chính quyền quốc gia Nam Á này đang cố gắng mang dòng họ Saddam Hussein ra xét xử.
Theo Thanh Niên
Chiến tranh Iraq - 9 năm nhìn lại nỗi đau từ hai chiến tuyến Ngày 20/3/2003, Mỹ khơi mào cuộc chiến trên lãnh thổ Iraq với cáo buộc Saddam Hussein tàng trữ vũ khí hủy diệt hàng loạt. 9 năm đã trôi qua, nhưng cuộc chiến chẳng đem lại gì nhiều ngoài bất ổn và những khuôn mặt buồn cho cả 2 phía. Ngày 20/3/2003, Liên minh Quân sự mà Mỹ và Anh chiếm tới 98% đã...