Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác tư vấn tâm lý cho học sinh
Ngày 28/7, tại TP Hồ Chí Minh, Bộ GD&ĐT đã tổ chức Tập huấn công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông cho hơn 200 đại biểu thuộc 36 tỉnh thành từ Nghệ An trở vào phía Nam.
Theo ông Bùi Văn Linh, Phó Vụ trưởng Phụ trách Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (GDCT và CTHSSV)-Bộ GD&ĐT, vai trò của công tác tư vấn tâm lý học đường trong trường phổ thông là vô cùng quan trọng, góp phần giúp các em không chỉ khỏe về thể chất mà từng bước hoàn thành về nhân cách, có đạo đức, lối sống lành mạnh, có kỹ năng sống tốt, tăng sức đề kháng trước các tệ nạn xã hội; cách ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội và thầy cô giáo kịp thời nắm bắt các mâu thuẫn trong học sinh để tư vấn hướng giải quyết… Từ đó, góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường.
Có thể thấy, trên thực tế, tuy tình trạng bạo lực học đường giảm, nhưng vẫn còn những hiện tượng cá biệt ở một vài địa phương bạo lực học đường có tính chất nghiêm trọng hơn, nó ảnh hưởng đến chất, tinh thần lâu dài đối với học sinh… Ngoài ra một số học sinh đang phải đối mặt với hiện tượng trầm cảm, có các hành vi tiêu cực trong cuộc sống, có thể bị sang chấn tâm lý…
Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải có những giải pháp quan trọng, các thầy cô giáo, nhà trường cần có cơ chế quản lý, nắm bắt, lắng nghe được các tâm tư, tình cảm, khó khăn của học sinh của mình và tư vấn cách giải quyết kịp thời; để làm điều đó, việc bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông cũng rất quan trọng.
Ông Bùi Văn Linh – Phó Vụ trưởng Phụ trách Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác HSSV, Bộ GD&ĐT phát biểu khai mạc
Do đó, nhằm giúp các địa phương triển khai cụ thể, có hiệu quả Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT tại các cơ sở trường học, Bộ GD&ĐT đã tổ chức triển khai tập huấn công tác này cho 63 tỉnh, thành trong cả nước.
Video đang HOT
Nội dung của buổi tập huấn tập trung vào hướng dẫn triển khai thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho cho đội ngũ lãnh đạo quản lý để chỉ đạo công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông (theo nội dung của Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT).
Bên cạnh đó, trang bị cho đội ngũ các nhà lãnh đạo quản lý, các cán bộ, giáo viên cốt cán các trường phổ thông những kiến thức cơ bản về công tác tư vấn tâm lý và kỹ năng tư vấn tâm lý cơ bản. Từ đó đẩy lùi tình trạng bạo lực học đường trong học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với người học.
Đồng thời, các đại biểu sẽ tiến hành chia sẻ về thực hành tâm lý học đường cho học sinh, giải đáp những vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác tư vấn tâm lý trong nhà trường.
Đại biểu dự Tập huấn tại Thành phố Hồ Chí Minh
Cụ thể, trong sáng 28/7, các đại biểu đã được lắng nghe những chia sẻ của chuyên gia của Cơ quan liên hiệp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) về tầm quan trọng của công tác tư vấn tâm lý học đường trong việc phòng ngừa và ứng phó với bạo lực giỏi học đường, Tổ chức Room To Read chia sẻ về chương trình giáo dục kỹ năng sống cho nữ sinh các trường phổ thông…
Đồng thời được lắng nghe chuyên đề Tổ chức thực hiện công tác tư vấn tâm lý trong trường phổ thông của TS Phùng Khắc Bình, nguyên Vụ trưởng Vụ GDCTHSS, Bộ GD&ĐT; chuyên đề Hoạt động tư vấn tấm lý học đường của PGS. TS Nguyễn Đức Sơn, Trưởng Khoa Tâm lý GD, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Chiều cùng ngày các đại biểu sẽ tham gia thảo luận, trao đổi về kinh nghiệm cũng như chia sẻ về những vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác tư vấn tâm lý học đường tại địa phương.
Trước đó, vào ngày 19/7/2018, tại trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình, Bộ GD&ĐT đã tổ chức Tập huấn công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông cho 27 Sở GD&ĐT khu vực phía Bắc.
Bế mạc buổi Tập huấn, ông Bùi Văn Linh cũng đã quán triệt một số nội dung quan trọng để hướng dẫn các Sở GD&ĐT triển khai mạnh mẽ Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT; tổ chức xây dựng kế hoạch chỉ đạo triển khai trong các trường phổ thông trên địa bàn, phối hợp các cơ sở đào tạo sư phạm (đã được Bộ cấp chứng nhận) để tổ chức các lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ cho giáo viên tư vấn tâm lý để kịp thời triển khai thành công các nội dung công tác tư vấn cho học sinh ngay trong thời gian tới.
Đồng thời, tham mưu các cấp chính quyền địa phương có thêm chính sách hỗ trợ, kinh phí bồi dưỡng giáo viên theo chương trình qui định của Bộ GD&ĐT; tổ chức thanh tra, kiểm tra quá trình triển khai tại các trường học…
Mỹ Hảo
Theo Dân trí
Lai Châu yêu cầu mỗi trường phổ thông thành lập 1 tổ tư vấn tâm lý
Sở GD&ĐT Lai Châu vừa có văn bản yêu cầu mỗi trường phổ thông trên địa bàn thành lập một tổ tư vấn tâm lý, số lượng và thành viên tham gia tổ tư vấn tâm lý thực hiện theo quy định.
ảnh minh họa
Cán bộ tổ tư vấn tâm lý sẽ được bồi dưỡng, tập huấn cấp chứng chỉ theo quy định của Bộ GD&ĐT. Căn cứ vào điều kiện thực tế về cơ sở vật chất của đơn vị, các trường bố trí phòng hoặc góc tư vấn sao cho phù hợp, hiệu quả.
Sở này cũng đề nghị Các trường chủ động xây dựng các chuyên đề tư vấn tâm lý cho học sinh; hình thức tổ chức cần được linh hoạt, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh và nội dung chuyên đề thực hiện.
Việc thực hiện từng chuyên đề phải được thực hiện ít nhất 1 lần/1 kỳ. Giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý được hưởng định mức tiết dạy theo quy định của Bộ GD&ĐT và do Hiệu trưởng nhà trường quyết định theo khoản b điều 9 của thông tư 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017.
Theo Giaoducthoidai.vn
Vụ sửa điểm cao bất thường ở Hà Giang: Chỉ mất 6 giây để sửa một bài thi Ông Nguyễn Cao Khương, Phó trưởng Phòng 4 của A83 của Bộ Công an- thành viên Tổ công tác của Bộ GD&ĐT cho biết, ông Vũ Trọng Lương (Phó Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, Sở GD&ĐT Hà Giang) đã trực tiếp can thiệp vào kết quả của thí sinh từ máy tính quét trắc nghiệm. Ông Lương chỉ mất...